QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG VÀ ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng số lượt truy cập: 13658985 Số người đang truy cập: 16 QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG VÀ NHÃN E-DOR (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) Thứ Hai, ngày 04/01/2016 15:00 | GMT +7 In QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG VÀ NHÃN E-DOR (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) Email Nhãn là cây ăn trái quan trọng, có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi từ miền Bắc đến miền Nam nhưng nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 40.700 ha, chiếm tỉ lệ 41% so với diện tích trồng nhãn cả nước (Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, 2009). Với sản lượng gần 400.000 tấn, ngoài tiêu thụ nội địa, sấy khô thì xuất khẩu sang một số nước lân cận như Trung Quốc, Hồng Kông chiếm tỉ lệ khá lớn. Gần đây, trái nhãn được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và giá nhãn tăng cao đã kích thích nhà vườn đầu tư chăm sóc cho nhãn đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.
Do giống nhãn tiêu Da Bò bị nhiễm bệnh Chổi Rồng rất nặng trong khi giống nhãn Xuồng cơm vàng hầu như không nhiễm bệnh, có phẩm chất ngon và giống nhãn E-Dor nhiễm bệnh ở mức nhẹ nhưng lại có phẩm chất ngon, năng suất rất cao nên nhà vườn rất quan tâm và phát triển thay thế cho giống nhãn tiêu Da Bò.
Hiện nay, nhờ áp dụng kỹ thuật điều khiển ra hoa nên nhãn được sản xuất gần như quanh năm, ngay cả những giống trước đây chỉ ra hoa theo mùa như nhãn Xuồng cơm vàng hay không thể ra hoa như nhãn E-Dor của Thái Lan. Nhãn là cây có các giai đoạn sinh trưởng, ra hoa và phát triển trái khác nhau nên cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho từng giai đoạn cây mới có thể đạt được năng suất cao. Nội dung bài viết nầy giúp bà con nông dân có biện pháp bón phân thích hợp cho cây nhãn qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn
Cân đối nhu cầu phân bón cho cây nhãn ở Úc, Diczbalis (2002) cho biết để đạt được năng suất 25 tấn/ha cần bón 118 kg N, 26 kg P, 109 kg K, 45 kg Ca, 11 kg Mg và 7,2 kg S cho một hecta. Như vậy nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây nhãn có thể sắp theo thứ tự như sau: N>K>Ca>P>Mg>S. Tuy vậy, nhu cầu các chất dinh dưỡng rất khác nhau tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Giai đoạn sau khi thu hoạch cây nhãn cần phải được kích thích cho ra đọt mới để giúp cho cây phục hồi khả năng sinh trưởng, đồng thời chồi mới cũng là nơi ra hoa trong vụ tới. Tùy theo giống và tình trạng sinh trưởng của cây, cây nhãn có thể được kích ra từ 1-3 lần đọt (Trần Văn Hâu, 2009). Giai đoạn nầy cây cần nhiều chất đạm và lân cho sự phát triển của đọt (Ungasit, 1999). Tuy nhiên, hàm lượng chất đạm trong lá có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa. Diczbalis (2002) cho biết tỉ lệ ra hoa rất thấp hoặc thậm chí không ra hoa ngay trong điều kiện khí hậu thuận lới nếu hàm lượng chất đạm trong lá lớn hơn 1,8% hoặc có nới bằng hoặc lớn 2,0%. Như vậy, nếu bón thiếu phân đạm đọt mới hình thành kém, không đủ khả năng ra hoa và nuôi trái nhưng nếu bón với lượng đạm quá cao sẽ có ảnh hưởng ức chế sự ra hoa.
Nhằm xác định lượng phân đạm thích hợp kích thích ra đọt sau khi thu hoạch, Lê Văn Chấn (2008) đã áp dụng bốn mức phân đạm bao gồm 35 g, 70 g, 140 g và 280 g/cây kết hợp với 184 g P2O5 và 70 g K2O để xử lý cho cây nhãn Xuồng cơm vàng ra hoa sớm. Bón phân thúc ra đọt lần thứ hai với công thức và liều lượng tương tự với lần thứ nhất (sau khi thu hoạch). Kết quả cho thấy rằng nếu bón phân đạm với liều lượng 140 hoặc 280 g/cây tỉ lệ ra hoa rất thấp (10-12%) nhưng nếu bón ở mức 35 g/cây tỉ lệ ra hoa đạt tỉ lệ 50% và cao nhất là bón ở liều lượng 70 g/cây đạt tỉ lệ ra hoa gần 60%. Tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến công thức bón với liều lượng phân đạm 70 g/cây đạt năng suất cao nhất (23 kg/cây), tiếp theo là công thức 35 g/cây (19,9 kg/cây), thấp nhất là hai công thức bón 140 hoặc 280 g/cây chỉ đạt năng suất dưới 5 kg/cây. Phân tich hàm lượng chất đạm trong lá tác giả cũng nhận thấy công thức bón 70 g/cây hàm lượng N trong lá đạt mức 1,86% trong khi ở công thức 35 g/cây hàm lượng đạm chỉ ở mức 1,6% và ở công thức 140 và 280 g/cây hàm lượng đạm ở mức 2,4-2,62%. Kết quả nầy cho thấy ở liều lượng 35 g/cây thì lượng đạm không đủ để cây cho năng suất cao nhưng ở mức trên 140 và 280 g/cây thì lượng đạm bón quá dư đã ức chế sự ra hoa của cây.
Giai đoạn trước ra hoa, Nakasone và Paull (1998) cho rằng lượng đạm trong lá cần phải thấp ở giai đoạn trước khi cây bước vào thời kỳ nghỉ để hình thành mầm hoa. Ở Thái Lan, Ungasit (1999) khuyến cáo bón phân lân và kali cao trước khi ra hoa như phân N:P:K có tỉ lệ 12-10,5-20 hay 8-10,5-20.
Giai đoạn phát triển cơm trái Ungasit (1999) khuyến cáo nên tăng hàm lượng phân kali. Một tháng trước khi thu hoạch bón phân N:P:K theo công thức 13-5,7-17, 14-6,1-17 hay 8-10,5-20.
2. Kỹ thuật bón phân cho nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn E-Dor của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Điều tra kỹ thuật canh tác nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn E-Dor, Võ Thị Thùy Ngân (2011) nhận thấy nông dân bón phân cho cây nhãn theo các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Giai đoạn sau thu hoạch để cho cây ra đọt tập trung và "tốt" nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp thường bón phân đạm và lân với tỉ lệ rất cao, gấp 19,5 và 8,1 lần so với kali (theo thứ tự) trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng (Bảng 1) và 12,4 và 9,7 lần so với phân kali (theo thứ tự) trên giống nhãn E-Dor (Bảng 2). Trong giai đoạn ra hoa nông dân có giảm lượng phân đạm và tăng lượng phân lân trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng nhưng vẫn bón đạm và lân cao gấp hai lần trên giống nhãn E-Dor. Giai đoạn nuôi trái nông dân đều tăng lượng phân kali trên cả hai giống nhãn, khá phù hợp so với các khuyến cáo.
Cũng theo kết quả điều tra của Võ Thị Thùy Ngân (2011), năng suất trung bình của hai giống nhãn Xuồng cơm vàng và nhãn E-Dor là 9,96 tấn/ha/năm và 25,80 tấn/ha/năm (theo thứ tự). Như vậy, nếu so sánh với lượng phân khuyến cáo của Diczbalis (2002) thì trên giống nhãn Xuồng cơm vàng, với năng suất chỉ bằng 40% nhưng nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã bón phân đạm với lượng cao hơn gấp bốn lần và trên giống nhãn E-dor với mức năng suất bằng nhau nhưng nông dân cũng bón phân đạm cao gấp bốn lần so với sự tính toán cân bằng dinh dưỡng trên cây nhãn ở Úc. Tỉ lệ ra hoa trung bình đạt 73, 8%, khá cao nhưng nông dân xử lý Chlorate kali với liều lượng trung bình 101,6 g/m đường kính tán, cao gấp 2,0-2,5 lần so với khuyến cáo của Trần Văn Hâu (2009). Như vậy, có thể thấy rằng nông dân bón nhiều phân đạm để kích ra đọt, cây nhãn khó ra hoa hơn nên phải dùng Chlorate kali với liều lượng cao hơn để kích thích cho cây ra hoa đạt tỉ lệ như mong muốn. Nhìn chung, nông dân có khuynh hướng bón phân đạm với số lượng và tỉ lệ cao giai đoạn sau thu hoạch để cây dễ ra đọt đã gây trở ngại cho quá trình ra hoa và tăng thêm chí phí sản xuất.
Bảng 1. Liều lượng phân (g/cây) nông dân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng ở từng thời kỳ sinh trưởng trong quy trình xử lý ra hoa được điều tra tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Võ Thị Thùy Ngân, 2011)
Thời kỳ bón | Lọai phân (g/cây) | Tỉ lệ N;P:K | ||||
N | P2O5 | K2O | N | P2O5 | K2O | |
Sau thu họach | 206,5 | 85,9 | 10,6 | 19,5 | 8,1 | 1,0 |
Ra hoa | 121,0 | 156,5 | 89,7 | 1,4 | 1,7 | 1,0 |
Nuôi trái | 124,4 | 133,9 | 218,0 | 1,0 | 1,1 | 1,8 |
Tổng cộng | 459,9 | 379,3 | 318,2 | 1,4 | 1,2 | 1,0 |
Bảng 2. Liều lượng phân (g/cây) nông dân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng theo tuổi cây được điều tra tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Trịnh Xuân Việt, 2011)
Tuổi cây (năm) | Lọai phân (g/cây) | Tỉ lệ N;P:K | ||||
N | P2O5 | K2O | N | P2O5 | K2O | |
<5 | 545 | 625 | 534 | 1,0 | 1,2 | 1,0 |
5-9 | 501 | 455 | 294 | 1,7 | 1,6 | 1,0 |
10-14 | 734 | 588 | 225 | 3,3 | 2,6 | 1,0 |
15-19 | 636 | 418 | 48 | 13,3 | 8,7 | 1,0 |
Bảng 3. Liều lượng phân (g/cây) nông dân bón cho nhãn E-Dor ở từng thời kỳ sinh trưởng trong quy trình xử lý ra hoa được điều tra tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Võ Thị Thùy Ngân, 2011)
Thời kỳ bón | Lọai phân (g/cây) | Tỉ lệ | ||||
N | P2O5 | K2O | N | P2O5 | K2O | |
Sau thu hoach | 146,7 | 115,2 | 11,9 | 12,4 | 9,7 | 1,0 |
Ra hoa | 197,3 | 197,2 | 99,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 |
Nuôi trái | 186,7 | 146,6 | 268,9 | 1,3 | 1,0 | 1,8 |
Tổng cộng | 530,7 | 458,9 | 379,7 | 1,4 | 1,2 | 1,0 |
Nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được kích thích ra ba lần đọt chuẩn bị kích thích ra hoa
3. Bón phân cho nhãn ở Thái Lan
Ở Thái Lan, nhà vườn bón phân làm bốn lần trong một vụ (Wong, 2000):
- Lần 1: Hai tuần sau khi thu hoạch, bón phân kích thích ra đọt bằng phân N:P:K có tỉ lệ 20-10-10 với liều lượng 1 kg/cây kết hợp với 6-10 kg phân hữu cơ.
- Lần 2: Bón nuôi hoa khi phát hoa dài 5 cm với liều lượng 1 kg/cây phân N:P:K có tỉ lệ 16:11:14 hay 16:16:16.
- Lần 3: Bón nuôi trái ở giai đoạn hai tuần sau khi đậu trái với công thức phân giống như lần hai.
- Lần 4: Bón thúc phát triển cơm ở thời kỳ hạt chuyển màu với lượng 2-3 kg/cây phân N:P:K với tỉ lệ 14-14-21.
4. Quy trình bón phân cho nhãn nhãn E-Dor
Bón phân cho cây trồng tùy thuộc vào loại đất đai, khí hậu, tình trạng sinh trưởng và năng suất mùa trước của cây. Đất đai nghèo dinh dinh dưỡng, điều kiện khí hậu có nhiều bất lợi, cây sinh trưởng kém hay đạt năng suất cao trong mùa trước cần được bón phân nhiều hơn. Bón phân đúng còn hạn chế được tình trạng cây cho trái cách năm. Quy trình xử lý ra hoa cùng các biện pháp bón phân, chăm sóc theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây nhãn E-Dor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được trình bày tóm tắt trong Bảng 3 và Hình 3.
Bảng 4: Tóm tắt các giai đoạn trong quy trình xử lý ra hoa nhãn E-Dor |
- Cắt tỉa cành (3 cơi đọt) g xủ lý ra hoa: 145 ngày |
- Thời điểm xử lý KClO3: Lá 40-45 ngày tuổi |
- Xử lý KClO3 g nhú mầm hoa: 30-35 ngày |
- Nhú mầm hoa g hoa nở: 21 ngày |
- Hoa nở rộ g đậu trái: 15 ngày |
- Đậu trái g thu hoạch: 120-135 ngày |
Trường Đại học Cần Thơ
28320 Xem Tin bài liên quan- Báo cáo thẩm định chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm cua HTX Vịt thịt Xuyên Mộc. (14/12)
- Colletotrichum orbiculare gây bệnh thán thư trên họ bầu bí (10/12)
- Rhizoctonia solani gây bệnh thối quả, loét thân, chết cây (09/12)
- Ghi nhận 01 trường hợp người tử vong do mắc bệnh dại tại thành phố Bà Rịa (09/12)
- Sâu cắt (09/12)
- Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (09/12)
- Hội thảo mô hình nuôi tôm sú sinh thái trong rừng ngập mặn (09/12)
Từ khóa » Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng
-
Nhãn Xuồng Cơm Vàng , Kỹ Thuật Trồng Giống Nhãn Xuồng Cơm Vàng
-
KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG - CÂY ĂN TRÁI
-
Kinh Nghiệm Canh Tác Nhãn Xuồng Cơm Vàng | Khuyến Nông | THDT
-
Kỹ Thuật Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng - YouTube
-
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng - Báo An Giang
-
Cây Nhãn Xuồng Cơm Vàng - Giống Cây Trồng Cây ăn Trái
-
Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Thu Lãi Nửa Tỷ đồng Mỗi Năm
-
Cây Giống Nhãn Xuồng Cơm Vàng
-
Nhãn Xuồng Cơm Vàng - Kỹ Thuật Trồng Cây Năng Xuất Cao
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN
-
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Trên Vùng đất ...
-
Cây Giống Nhãn Xuồng Cơm Vàng | Shopee Việt Nam
-
Cây Nhãn Xuồng Cơm Vàng Hạt Lép - Vườn Cây Cảnh Huế
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Nhãn - CESTI