Quy Trình Chăm Sóc Kỹ Lưỡng Chó Mẹ Trước Và Sau Khi Sinh

Nếu bạn đang nuôi một cô chó thì việc chó mang thai là một việc khá khó khăn đối với người chăm sóc. Bạn có lẽ đang rất khoăn việc chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh như thế nào.Chính vì thế, Thú y Thi Thi ở đây để hỗ trợ bạn giải quyết nỗi lo lắng ấy bằng những kinh nghiệm sau.

Nội dung

  • 1. Giai đoạn trước khi sinh
  • 2. Cần phải làm gì khi chó mẹ sinh?
    • Cần dự kiến thời gian sinh
    • Phải nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ
    • Có nên can thiệp ‘đỡ đẻ’ không?
    • Thế nào là ‘đẻ khó’?
    • Thế nào là ‘ngôi thai ngược’?
    • Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?
    • Cắt rốn như thế nào?
    • Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau khi sinh?
  • 3. Giai đoạn sau khi sinh:
    • Làm gì khi sinh xong?
    • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng gồm những thức ăn gì ?
    • Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

1. Giai đoạn trước khi sinh

Đầu tiên là nhận biết chó mang bầu. Rất khó để nhận biết chó mang bầu cho đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ cần để ý kỹ một chút sẽ nhận ra sự thay đổi đầu tiên là ở bầu vú. Bầu vú của chó cái sẽ hồng và căng phồng ra. Dấu hiệu này sẽ rõ rệt hơn khoảng 2 đến 3 tuần sau khi chó cái thụ thai. Đến tuần tiếp theo đó, tuần thứ 4-5, phần eo của chó sẽ phình to hơn. Bụng tròn và căng.

Khi chó cái mang thai, tính tình, hành vi hay khẩu vị của chúng cũng có thể thay đổi theo. Đấy cũng là một dấu hiệu để bạn chắc rằng chúng đang trong thời kỳ thai nghén. Và chế độ dinh dưỡng lúc này cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo chó mẹ luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên tăng khẩu phần ăn quá sớm. Vào 3-4 tuần trước khi sinh thì cún con sẽ lớn lên nhanh chóng. 

Trong khoảng thời gian này, cân nặng chó mẹ cũng tăng 25-30%. Đây cũng là lúc bạn nên cung cấp nguồn thức ăn thường xuyên hơn, tăng khoảng 25-30% so với trước.Các bài tập nhẹ nhàng hay đi bộ sẽ giúp chó mẹ duy trì thể lực và sức khỏe tốt.

Chăm sóc chó mẹ trước và sau sinh

2. Cần phải làm gì khi chó mẹ sinh?

Cần dự kiến thời gian sinh

Căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, quan sát độ to nhỏ của bụng đoán số lượng thái. Bụng nhỏ, số thai càng ít thì gian mang thai càng dài ra. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là ‘lên ngày’ số con sẽ ít, thậm chí có trường hợp chửa đến 68 – 70 ngày. Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có con 57 – 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con ‘già ngày hơn.

Phải nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ

Có sữa trước khi sinh khoảng 3-4 ngày, có thể nhìn, sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép. Trước sinh 2 – 4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa ‘xón’, đái ‘giặt’, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm ‘ổ đẻ’, lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch.

Không ép chó mẹ ăn, uống nhiều trước khi sinh. Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như: thịt, sữa,…

Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng 4 – 6 tiếng sau không đẻ, không có cơn rặn,… cần mời bác sĩ thú y thăm khám và tư vấn.

Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.

Có nên can thiệp ‘đỡ đẻ’ không?

Tốt nhất là để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.

Thế nào là ‘đẻ khó’?

Đau đẻ lâu 6 – 8 giờ mà chưa đẻ

Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra.

Thế nào là ‘ngôi thai ngược’?

Với chó khái niệm ‘ngược’ không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước mà là ‘tư thế thai’.

Các ngôi ngược như sau:

  • Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ có 1 chi thò ra.
  • Ra một hoặc hai chi trước nhưng đầu không ra.
  •  Đuôi ra trước nhưng một hoặc hai chân sau không ra.

Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế ‘thuận’ của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.

Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?

Ăn nhau thai là phản xạ tự đỡ đẻ và cắn rốn cho con của chó mẹ.

Nếu can thiệp đỡ đẻ cũng nên cho mẹ ăn 1 – 2 nhau thai, nhưng không nên cho ăn toàn bộ lượng nhau dễ gây đầy khó tiêu sau khi sinh.

Cắt rốn như thế nào?

Cách da bụng 1 cm có thể cắt chỉ (phải đảm bảo sát trùng tốt để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván) hoặc kẹp bằng pince cầm máu. Sát trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod 5%. Không cắt quá sát da bụng hoặc để chó mẹ tự cắn rốn chó con dễ bị hernia rốn sau này.

Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau khi sinh?

Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.

3. Giai đoạn sau khi sinh:

Chăm sóc chó mẹ sau sinh

Làm gì khi sinh xong?

  • Cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng
  • Để mẹ con yên tĩnh
  • Dọn sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khô, sạch. Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ dễ bị ‘lạc, kẹt’ con không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè và dẫm chết con.
  • Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.
  • Cách chăm sóc cho chó mẹ sau khi sinh đẻ bị ảnh hưởng rất lớn vì chế độ dinh dưỡng. Bạn cho chó mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng rau củ, thịt lợn xay nhuyễn, trứng … Bên cạnh đó, bạn nên cho chó mẹ một đĩa canxi hòa lẫn sữa và sau đó, cung cấp canxi cho chó mẹ hằng ngày cho tới khi các chú cún con được khoảng 4 tuần tuổi. Một con chó mẹ sẽ tiêu tốn rất nhiều canxi khi cho con bú. Tuy nhiên bạn cũng không cần thiết lúc nào cũng ép chó mẹ ăn, chỉ cho ăn một mức độ vừa phải và phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của chó mẹ.

Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng gồm những thức ăn gì ?

  • Thức ăn giàu calo, canxi và photpho
  • Có hàm lượng chất béo cao hơn
  • Dễ tiêu hóa
  • Hàm lượng protein cao
  • DHA có lợi cho sự phát triển trí não của chó con.
  • Cung cấp nhiều chất sắt
  • Khi chó con đã cứng cáp, chó mẹ cũng không còn thèm ăn như trước. Vào tuần thứ ba hoặc thứ tư sau sinh, nên cho chó con tập ăn. Bắt đầu từ những thức ăn mềm, nhuyễn và có vị gần giống sữa mẹ trước nhé. Vào tuần thứ sáu hoặc tám,chó con đã hoàn toàn cai sữa nên khẩu phần ăn của chó mẹ sẽ quay về mức trước khi mang thai. Lúc này thì bạn không phải lo gì về chúng nữa rồi, giành thời gian chơi đùa với chúng thôi. 

Trên đây là một số hướng dẫn hỗ trợ bạn trong quá trình chăm sóc chó mang bầu,mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn và cả thú cưng của mình.Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh.

Mọi thắc mắc về tình hình chó cưng xin vui lòng liên hệ Bác sĩ thú y Thi Thi để được giải quyết và hướng dẫn điều trị kịp thời nhé!

Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng,  đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
  • Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.
  • Hotline: 0978899004
  • Email: vovietlinh@gmail.com

Từ khóa » Sóc Kỹ