Quy Trình Chọn 'trường Hợp đặc Biệt', Chức Danh 'tứ Trụ' Kỹ Và Chặt

Quy trình chọn trường hợp đặc biệt, chức danh tứ trụ kỹ và chặt - Ảnh 1.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự bế mạc hội nghị - Ảnh: TTXVN

Phát biểu bế mạc hội nghị vào sáng 17-1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua danh sách nhân sự đề cử bổ sung một số người lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bổ sung một số ủy viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và một số người lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia ủy viên Trung ương chính thức;

Thông qua nhân sự là ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và danh sách đề cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ("tứ trụ") nhiệm kỳ khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trung ương cũng đã thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII; về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; cho ý kiến về Báo cáo tổng kết công tác tài chính Đảng nhiệm kỳ 2016-2020.

Đồng thời, Trung ương yêu cầu Tiểu ban tổ chức phục vụ đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ đại hội, để bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp.

Như vậy danh sách nhân sự do Trung ương chuẩn bị trình Đại hội Đảng XIII có các "trường hợp đặc biệt", thuộc ba nhóm: trên 55 tuổi, lần đầu tham gia ủy viên Trung ương chính thức; trên 60 tuổi, ủy viên Trung ương tái cử; trên 65 tuổi, ủy viên Bộ Chính trị tái cử.

Quy trình để lọc ra được những trường hợp này rất kỹ lưỡng và chặt chẽ. Như với "trường hợp đặc biệt" là ủy viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi tái cử, việc đầu tiên là chốt số lượng: Mấy người ở lại? Tiếp đến là "công đoạn": Ai trong số 8 ủy viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ ở lại và ở lại đảm nhận chức vụ nào (trong "tứ trụ")? Bước giới thiệu này được lấy phiếu "trung ương mở rộng", gồm các ủy viên Trung ương và các bí thư tỉnh thành ủy không là ủy viên Trung ương.

Việc lấy phiếu "trung ương mở rộng" cũng được áp dụng với 6 ủy viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn, điều kiện và trong độ tuổi tái cử: Ai giữ vị trí nào trong số "trụ còn lại"?

Các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng giới thiệu tương tự và trên cơ sở đó, Tiểu ban nhân sự và Bộ Chính trị thảo luận, cân nhắc kỹ để đi đến thống nhất: "tứ trụ" khóa XIII bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị thuộc "trường hợp đặc biệt" tái cử và các ủy viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi tái cử.

Hội nghị Trung ương 15 đã thông qua danh sách đề cử "trường hợp đặc biệt" và nhân sự "tứ trụ" với "số phiếu tập trung rất cao" như lời phát biểu bế mạc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Với sự bổ sung nhân sự ở Hội nghị 15, danh sách ứng cử viên ủy viên Trung ương và danh sách ứng cử viên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đảm bảo số dư 10-15% như yêu cầu đặt ra.

Bế mạc Hội nghị Trung ương 15, sớm 1,5 ngày Bế mạc Hội nghị Trung ương 15, sớm 1,5 ngày

TTO - Hội nghị Trung ương 15 đã bế mạc sáng 17-1, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí phấn khởi, tin tưởng.

Từ khóa » Hội Nghị 15 Chốt Tứ Trụ