Quy Trình Chuẩn để Thi Công Phào Chỉ PU đẹp Sang Trọng - Tống Linh

Danh sách [Ẩn]

  • QUY TRÌNH THI CÔNG PHÀO CHỈ PU

QUY TRÌNH THI CÔNG PHÀO CHỈ PU

 

Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công

Bước này là rất quan trọng vì trong quá trình khảo sát, nhân viên kỹ thuật sẽ phát hiện được những bộ phận công trình khác hay những vị trí thi công chưa đúng với thiết kế hoặc những sai lệch thực tế so với thiết kế để phản hồi lại với chủ đầu tư. Cùng với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và các đơn vị thi công hạng mục liên quan bàn bạc, thống nhất đưa ra phương án điều chỉnh tối ưu.  Qua bước khảo sát mặt bằng này, nhà thầu thi công cũng chủ động hơn về vật liệu, thời gian thi công do những điều chỉnh có thể xảy ra.

Khảo sát mặt bằng thi công

 

Bước 2: Đo đạc và bật mực(định vị) vị trí thi công

Bước này giúp chủ đầu tư cũng như nhà thầu nhìn thấy bức tranh tổng thể về hạng mục phào chỉ của công trình(khối lượng, chủng loại, những phát sinh và những gì cần điều chỉnh,…). Ngoài ra, bước bật mực này còn đem lại độ chính xác cao về vị trí và kích thước hình học.

Đo đạc bật mực định vị

 

Bước 3: Cắt ghép phào và định vị phào vào vị trí

Ở bước này có một lưu ý đó là: Người thợ thi công cắt phào phải có tay nghề mới cắt theo kiểu sinh kề được chính xác, giúp vị trí nối phào có độ thẩm mỹ cao. Ngoài ra, vị trí nối phào phải được liên kết bởi các loại keo chuyên dụng, có khả năng chống được những co kéo vật liệu trong quá trình sử dụng mà không bị nứt. Điều này là điều tối quan trọng bởi vì thực tế đã có rất nhiều công trình phải trả giá cho những lỗi kỹ thuật không đáng có này. Kinh phí và thời gian để khắc phục lỗi nứt phào là tương đối lớn so với lúc làm ban đầu bởi phải dành lại mặt bằng để thi công, phải tháo ra thay mới,…Nói đến đây thôi thì chắc bạn đã hình dung mức độ phức tạp nếu phải sửa chữa cải tạo như thế nào và không bao giờ bạn muốn điều này xảy ra với công trình của mình.

Cắt ghép và định vị phào PU vào vị trí

 

Bước 4: Bả giáp và xử lý mối nối

Bước này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của hạng mục phào chỉ nói chung và vị trí mối nối phào nói riêng. Bước này, công nhân thi công phải pha bột bả chuyên dụng để xử lý nối nối cùng với hỗn hợp sơn lót PU + keo sữa. Trộn đều, nhuyễn rồi bôi vào vị trí mối nối. Lưu ý phải bôi có độ dôi vì khi khô dung dịch này có độ ngót nhất định. Sau khi bả mối nối, chờ khoảng 24h cho bột bả khô bắt đầu tiến hành đánh giấy giáp. Giấy giáp được chọn để xử lý mối nối cũng phải sử dụng đúng loại để đảm bảo không làm xước phào

Bả giáp và xử lý mối nối

 

Bước 5: Đi keo hoàn thiện + Sơn PU

Sau khi đã xử lý mối nối xong, kiểm tra và tiến hành đi keo hoàn thiện và sơn lót PU + sơn màu.

Keo hoàn thiện phổ biến hiện này là keo Silicoln A100(Không dùng keo A500 vì mac A500 không ăn sơn)

Hiện tại, trên thị trường cũng có nhiều loại sơn PU khác nhau (Sơn Inchem, Sơn O7,…). Mỗi loại sơn có những ưu nhược điểm. Tuy nhiên, để chọn sơn phào chỉ PU chúng tôi khuyên dùng sơn Inchem vì loại sơn này có khả năng chống ố vàng tốt. Ngoài ra, để chất lượng bề mặt phào được đẹp và bền với thời gian, sơn PU phải được pha trộn với dung môi Butyl (đa phần các đơn vị sử dụng là xăng thơm để giảm chi phí) để lớp sơn lên phào có bay hơi nhanh, nhanh khô, không bị mốc

Đi keo và sơn hoàn thiện

Sau khi sơn lót, nếu có những lỗi, khuyết tật sẽ lộ ra chính vì thế kỹ thuật hiện trường phải có mặt để kiểm tra, chỉ ra những lỗi và khuyết tật đó để thợ thi công khắc phục.

 

Sau khi không còn lỗi nào nữa, tiền hành cho sơn hoàn thiện. Bước này là bước hoàn thiện cuối cùng. Chính vì vậy, phải phối hợp với hạng mục sơn nước(sơn tường, trần) để không ảnh hưởng đến nhau đem lại vẻ đẹp chung cho công trình.

 

Trên đây là những bước cơ bản nhất để bạn có thể hình dung và có những kiến thức cho riêng mình để có thể lựa chọn được nhà thầu cung cấp vật tư, thi công chuyên nghiệp cho công trình của bạn.

  • Bài viết liên quan: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ TAY NGHỀ THỢ TRONG THI CÔNG PHÀO CHỈ PU

Từ khóa » Cách Sơn Phào Pu