Quy Trình Cơ Bản Thủ Tục Hải Quan Hàng Hóa Nhập Khẩu
Có thể bạn quan tâm
-
Kinh doanh
Mrs Jennifer
(84)963474369
jennifer.nguyen@green-earth.vn
-
Kinh doanh
Ms Alan
(84)888183369
huong@green-earth.vn
-
Kinh doanh
Ms Kate
(84)339725102
overseas1@green-earth.vn
Danh mục
- Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế - Nội địa
- Vận chuyển Đường Hàng Không Quốc tế
- Vận chuyển Đường biển Quốc tế
- Vận chuyển Đường bộ quốc tế
- Vận chuyển door to door quốc tế
- Vận chuyển đường biển, đường bộ và đường hàng không nội địa
- Vận chuyển bắc nam, door to door nội địa, chuyển phát nhanh hàng hóa
- Dịch vụ Khai hải quan hàng hóa Xuất -Nhập khẩu
- Quy trình làm tờ khai hải quan
- Quy định về tờ khai hải quan
- Chứng từ chuẩn bị làm thủ tục hải quan
- Dịch vụ xin giấy phép hàng hóa XNK
- Khai báo hóa chất hàng nhập khẩu
- Đăng kiểm Xe máy - Xe đạp điện
- Dán nhãn năng lượng - Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Phê duyệt Mẫu Phương tiện đo Nhóm 2
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Kiểm tra chất lượng Máy móc nông nghiệp
- Kiểm tra chất lượng và Kiểm định An toàn thang máy
- VĂN BẢN QUI ĐỊNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC BỘ NGÀNH
- Kiểm tra chất lượng Thiết bị Y tế nhập khẩu
- KTCL HÀNG THÉP NHẬP KHẨU
- KTCL THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ DỤNG CỤ BAO GÓI
- CÔNG BỐ HỢP QUY, PHÙ HỢP HÀNG NHẬP KHẨU
- Thủ tục Công bố Phù Hợp và Công bố Hợp Quy hàng Phụ gia thực phẩm
- KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT
Hỗ trợ trực tuyến
-
Kinh doanh
Mrs Jennifer
(84)963474369
jennifer.nguyen@green-earth.vn
-
Kinh doanh
Ms Alan
(84)888183369
huong@green-earth.vn
-
Kinh doanh
Ms Kate
(84)339725102
overseas1@green-earth.vn
FanpageFacebook
-
Facebook
- Trang chủ
- Dịch vụ Khai hải quan hàng hóa Xuất -Nhập khẩu
- Quy trình làm tờ khai hải quan
QUY TRÌNH CƠ BẢN THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ QUA HỆ THỐNG VINASS
1. Khai thông tin nhập khẩu Bản nháp (IDA): - Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC. - Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS. 2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu Chính thức (IDC): - Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. - Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên. 3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai: Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết. 4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ: 4.1 Đối với các tờ khai luồng xanh: - Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. - Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: + Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. + Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. - Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS. 4.2 Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ: Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng, đỏ online từ VNACCS sang Vcis. a. Cơ quan hải quan a.1 Thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn hình của hệ thống VCIS: - Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai”; - Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn hình kiểm tra tờ khai” - Nếu Lãnh đạo, công chức không ghi nhận các nội dung trên, hệ thống không cho phép thực hiện nghiệp vụ CEA a.2 Sử dụng nghiệp vụ CKO để - Thông báo cho người khai hải quan về địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ); - Chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng vàng, hoặc từ luồng vàng sang luồng đỏ (theo quy định của quy trình nghiệp vụ liên quan). a.3 Sử dụng nghiệp vụ CEA để: - Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng; - Nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hoá đối với luồng đỏ. a.4 Sử dụng nghiệp vụ IDA01 để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện. b. Người khai hải quan: - Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; - Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có). c. Hệ thống: (1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra) (2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng. (3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau: - Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”. - Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: · Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. · Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. 5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan: (1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi. (2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung. (3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. (4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh). (5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi. 6. Những điểm cần lưu ý: (1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai. (2) Trị giá tính thuế: - Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng. - Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng. - Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng. (3) Tỷ giá tính thuế: Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế: - Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế; - Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC (được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai. (4) Thuế suất: - Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất. - Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC. - Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất. (5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế: - Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan. - Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế. - Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA). - Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS. - Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú. (6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng: - Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA). (7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…) Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên. (8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận đơn/hóa đơn) Aố vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu. Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp. (9) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế (ví dụ: người khai làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ và dầu thô thì phải khai trên 02 tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày; mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 35 ngày).
Bài viết cùng chuyên mục
- Quy trình cơ bản cho thủ tục làm hải quan hàng hóa xuất khẩu
- ĐĂNG KÝ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP MỚI
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU TỦ LẠNH, TỦ MÁT, TỦ TRƯNG BÀY
Từ khóa » Tờ Khai Hải Quan Hàng Nhập Khẩu
-
Mẫu Tờ Khai Hải Quan Mới Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách điền
-
8 Bước Hoàn Tất Tờ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu - Mison Trans
-
Tổng Cục Hải Quan
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Truyền Tờ Khai Hải Quan Trên Phần Mềm ...
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Ghi Tiêu Thức Tờ Khai Hải Quan
-
【9 Bước】- Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa
-
Tờ Khai Nhập Khẩu đường Bộ | TS24 Corp
-
[PDF] HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG ...
-
Thủ Tục Huỷ Tờ Khai Hải Quan - Dichvucong
-
Quy Trình Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Hướng Dẫn Cách Ghi Tiêu ... - Fago Logistics
-
Hướng Dẫn Cách Khai Hải Quan Hàng Xuất Khẩu Chi Tiết NHẤT
-
Tờ Khai Hải Quan đối Với Trường Hợp Hàng Hóa Nhập Khẩu để Gia ...