Quy Trình định Giá Tác Phẩm Hội Họa - Vanvi Gallery
Có thể bạn quan tâm
Trước khi một tác phẩm hội họa được đưa đến triển lãm, nó phải trải qua rất nhiều bước quan trọng. Công cuộc định ra giá trị của những bức tranh đó chính là một trong những bước quan trọng nhất. Để định ra giá của một bức tranh, cần phải có sự tham gia của các chủ gallery, giám tuyển, và quan trọng nhất đó là hoạ sĩ - người sáng tác ra tác phẩm nghệ thuật đó. Và đương nhiên, không ai hiểu tác phẩm của mình bằng chính người hoạ sĩ ấy. Thế nhưng, đây có lẽ là việc khó khăn nhất đối với các hoạ sĩ, nhất là khi họ mới bắt đầu sự nghiệp. Nếu bạn là một người mới trong nghề thì bài viết dưới đây có thể cung cấp khá nhiều thông tin hữu ích về định giá một tác phẩm hội hoạ.
(Tranh lụa "Tự do"- Họa sĩ Hồ Tuấn Duy)
Đối với những người lần đầu tham gia triển lãm, việc định giá tác phẩm của mình thường là một quyết định khó khăn. Bởi vì các họa sĩ mới bắt đầu thường mắc sai lầm khi định giá thấp hơn hoặc cao hơn. Vậy nên, trước khi bước vào công cuộc định giá, hãy nghĩ đến hai điều này:
-
Công việc của bạn có giá trị, và bạn xứng đáng được trả công cho nó.
-
Khách hàng sẽ thích bức tranh này, muốn sở hữu nó và sẵn sàng trả mức giá hợp lý mà bạn đặt ra.
Nên bắt đầu từ đâu khi định giá một bức tranh
Bạn nên trả cho mình một mức lương theo giờ với giá hợp lý, kèm theo đó là chi phí vật liệu và các chi phí khác để hoàn thành bức tranh.. Vì vậy, nếu hoạ sĩ mất 10 giờ để vẽ một bức tranh, họ ước lượng tiền công của mình là $15/giờ và nguyên liệu có giá $45, vậy thì họ có thể bán bức tranh của mình với giá khởi điểm là $195 (10 lần 15, cộng thêm 45).
Chi phí vật liệu sẽ bao gồm vải, giấy, sơn, mực in,…và đừng quên những thứ như khung vẽ đã sử dụng. Có thể phức tạp hơn nếu tính đến chi phí kinh doanh hàng năm như phí duy trì trang web porfolio của hoạ sĩ. Ngoài ra có thể tính thêm lãi nếu hoạ sĩ ước lượng được số lượng tác phẩm mình có thể bán trong vòng một năm. Hãy nghiên cứu, tham khảo thị trường xung quanh trước khi đưa ra kết luận. Điều này có nghĩa là hoạ sĩ nên ghé thăm các gallery, art space trong khu vực họ định bán, cũng như hỏi thăm các họa sĩ tương tự để hiểu rõ hơn về thị trường.
(Tranh sơn khắc "Lạc"- Họa sĩ Lê Minh Tâm)
Lưu ý: Đây là điểm khởi đầu cho những họa sĩ mới tham gia triển lãm và bán tác phẩm nghệ thuật. Các họa sĩ ở các thời điểm khác nhau trong sự nghiệp có thể sử dụng các công thức khác nhau.
Các yếu tố cơ bản trong việc định giá tác phẩm hội họa
1. Làm việc cùng với các gallery
Nếu bán tranh thông qua các gallery, hoạ sĩ sẽ phải trả một khoản hoa hồng. Vậy nên, hoạ sĩ phải cân nhắc điều này khi họ định giá tác phẩm của mình. Họa sĩ nên đảm bảo rằng vẫn thu được lợi nhuận sau khi các gallery đã rút khoản tiền hoa hồng.
Thế nhưng điều đó có nghĩa là bạn nên bán tác phẩm nghệ thuật với giá thấp hơn so với các gallery. Các bức tranh cần phải được định giá nhất quán cho dù nó được bán như thế nào và ở đâu. Các gallery sẽ không thích khám phá ra rằng chúng đang bị bán thấp và người mua sẽ không thích khám phá ra rằng những người khác trả ít hơn cho các tác phẩm nghệ thuật tương tự.
2. Định giá theo kích thước
Một số hoạ sĩ định giá tranh dựa trên kích thước, theo cm vuông hoặc chu vi. Điều này rất dễ giải thích với người mua và chắc chắn có ý nghĩa nếu bạn dành ít thời gian hơn cho những công việc nhỏ hơn. Ngay cả khi các tác phẩm nhỏ mất nhiều thời gian và công sức không khác gì những tác phẩm lớn, người mua vẫn mong đợi được cùng một họa sĩ giảm giá cho các tác phẩm có kích thước nhỏ hơn. Đó không phải là một quy tắc cứng, nhưng đó là một kỳ vọng hoạ sĩ nên biết và chuẩn bị để đáp ứng.
3. Định giá theo chất liệu
(Tranh sơn dầu "Phố"- Họa sĩ Trần Vinh)
Việc định giá thành quả của nghệ thuật còn tùy thuộc vào kỹ thuật mà họa sĩ sử dụng. Nếu nghệ sĩ làm về nhiếp ảnh hay đồ hoạ. Họ có thể bán một (hoặc nhiều) phiên bản giới hạn, vì vậy hãy đảm bảo phải đánh số và ký tên vào từng sản phẩm. Khi đó, việc áp dụng công thức thời gian và vật liệu được nêu ở trên sẽ được tính như sau: nghệ sĩ có thể chia cho số lượng bản in để tìm ra mức giá hợp lý cho mỗi bản in. Nếu thời gian và vật liệu cho 15 ấn bản tổng cộng là $1.500, thì giá khởi điểm của bạn sẽ là $100 mỗi ấn bản (1500 chia cho 15). Một ví dụ nữa về kỹ thuật điêu khắc và làm thủ công trang sức. Khi nghệ sĩ muốn áp dụng công thức thời gian và vật liệu, họ cần phải tính rõ ràng khoản nguyên vật liệu.
4. Lập bảng thống kê
Hãy nhớ giữ hồ sơ về tác phẩm nghệ thuật đã được bán. Hoạ sĩ có thể sử dụng chúng để sao lưu giá và khi đưa ra quyết định về việc tăng giá.
Những vấn đề thường gặp khi định giá tác phẩm hội họa
1. Định giá “cao hơn”
Trong quá trình sáng tác của hoạ sĩ, có thể sẽ xảy ra những trường hợp đặc biệt như một tác phẩm đặc biệt khó thực hiện hoặc hoạ sĩ đặc biệt gắn bó với bức tranh họ đã sáng tác. Khi đó, họ sẽ có xu hướng muốn định giá nó “cao hơn”. Tuy nhiên, điều đó có thể khó giải thích với người mua và tốt nhất là nên tránh. Hãy bám sát vào những yếu tố hữu hình như thời gian đã bỏ ra, chi phí vật liệu hoặc kích thước - và nếu không muốn tác phẩm được bán ra vậy thì đừng niêm yết nó để bán!
2. Những bản dupe “hoàn hảo”
Sẽ không có gì là lạ nếu như một tuyệt tác bị sao chép. Có thể nói, việc xuất hiện những bản sao và được bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá gốc cũng là một vấn đề khá nan giải. Trong những lúc như thế, hoạ sĩ cần báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý những vụ việc vi phạm luật bản quyền. Thông thường, việc làm giả tranh không xuất hiện nhiều ở thị trường tranh đương đại mà xuất hiện chủ yếu ở thị trường tranh Đông Dương. Bởi vì đến nay, thế hệ các hoạ sĩ Đông Dương đã qua từ rất lâu, khó có ai có thể đứng ra khẳng định nguồn gốc của bức tranh. Để xử lý vụ việc như thế này, chúng ta cần có sự can thiệp từ các nhà giám định, nhà nghiên cứu phê bình để đối chiếu các bút tích của hoạ sĩ mới có thể xác định được đâu là tranh thật, đâu là tranh giả. Nhất là với công nghệ kỹ thuật tinh vi hiện nay, những bản sao “hoàn hảo” được bán tràn lan trên thị trường.
Tăng giá tác phẩm
(Tranh sơn mài "Nắng chiều"- Họa sĩ Nghĩa Dậu)
Đương nhiên giá trị của các tác phẩm sẽ không giữ nguyên mãi mãi. Khi hoạ sĩ đạt được nhiều doanh thu hơn, họ sẽ muốn tăng giá của mình. Nếu hoạ sĩ có doanh thu tốt trong khoảng thời gian sáu tháng, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy đã đến lúc họ phải tính thêm phí cho công việc của mình. Tăng giá từ 10% đến 20% là một điểm khởi đầu tốt. Ngoài ra hoạ sĩ nên theo dõi các hoạ sĩ tương tự (cùng phương tiện, quy mô, vị trí trong nghề nghiệp,…) để biết sơ bộ về nơi định giá.
Và hãy nhớ rằng bạn cần phải giới thiệu một mức giá nhất quán cho công chúng. Nếu người mua thấy tác phẩm đôi khi bị giảm giá, thì họ sẽ ít có khả năng mua nó với giá gốc hơn. Nói chung, giá của các bức tranh chỉ nên tăng theo thời gian (từ từ).
Marketing nghệ thuật
Định giá là bước nền, nhưng có một điều không kém phần quan trọng chính là marketing cho chính tác phẩm của mình. Marketing là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện doanh số bán hàng, tăng giá trị của sản phẩm. Hãy làm marketing cùng với các tổ chức nghệ thuật (phòng trưng bày, không gian nghệ thuật, hội chợ nghệ thuật, nhà đấu giá) Nếu hoạ sĩ làm triển lãm tại các tổ chức nghệ thuật, thì họ sẽ giúp hoạ sĩ làm các công việc về tổ chức, quản lý, marketing.
Một hoạ sĩ nên giành toàn bộ sức lực của mình cho việc sáng tác nghệ thuật. Họ có thể trả tiền cho người khác để làm quản lý cho mình, thế nhưng không ai khác ngoài họ là người có thể đặt ra giá của các tác phẩm. Điều đó nói rằng, bắt đầu là phần khó nhất. Sau một vài lần bán hàng đầu tiên, bạn sẽ tự tin khi biết giá của mình vẫn ổn. Bạn sẽ tìm thấy công thức định giá phù hợp với mình và việc tìm ra giá sẽ không tốn quá nhiều công sức.
Nguồn : https://www.theartleague.org/blog/2016/05/20/how-to-price-your-artwork-a-beginners-guide/
Biên dịch: Ahndoar
Biên tập: Trang Hà
Từ khóa » Họa Sĩ Vẽ Tranh Trên Xác Gián
-
Họa Sĩ Vẽ Tranh Trên... Xác Gián - Genk
-
Họa Sĩ Vẽ Tranh Trên... Xác Gián
-
Vẽ Tranh Trên Xác Gián Khiến Cộng đồng Mạng Xã Hội Xôn Xao - Sputnik
-
Nữ Họa Sĩ Chuyên Vẽ Lên Xác Gián Chết, Các Tác Phẩm ... - Kenh14
-
Họa Sĩ Dùng Xác Gián để Vẽ Tranh - Saigontinhay
-
Họa Sĩ Vẽ Tranh Trên....xác Gián | Trend Facebook - Cập Nhật Mỗi Ngày
-
Độc Lạ Những Bức Tranh Vẽ Trên Xác Con Gián - Infonet
-
Độc đáo Vẽ Tranh Trên Xác Gián
-
Nữ Họa Sĩ Vẽ Những Cảnh đẹp Lên Xác Gián - Hạt Giống Tâm Hồn
-
Nữ Họa Sĩ Chuyên Vẽ Lên Xác Gián Chết, Các Tác Phẩm ...
-
Nữ Họa Sĩ Khiến Cộng đồng Mạng Sốc Tận óc Khi Vẽ Các Tác Phẩm ...
-
Nữ Họa Sĩ Chuyên Vẽ Lên Xác Gián Chết, Các Tác Phẩm ... - Gia đình
-
Độc Lạ Những Bức Tranh Vẽ Trên Xác Con Gián