QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG, CỘT, DẦM, SÀN ĐÚNG KỸ THUẬT
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
Để có được ngôi nhà đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị chu đáo. Kể cả về thiết kế, đến thi công. Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông, chủ đầu tư cần chuẩn bị các bước như sau:
- Chuẩn bị, tính toán nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông.
- Tính toán thời gian đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
- Đảm bảo về mặt an toàn khi thi công trong quá trình tiến hành đổ bê tông cột, dầm, sàn.
- Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốt pha, cốt thép.
- Kiểm tra các khuôn đúc về các tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng.
- Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác chu đáo. Đảm bảo an toàn khi đổ bê tông đối với người lao động.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, sắt thép,… để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng của cát, đá, xi măng,… không tốt thì chất lượng của bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế bước chuẩn bị xi măng, cát,đá xây dựng là rất quan trọng. Vậy nên bạn nên chú ý vào các vật liệu xây dựng này.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
- Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm. Các chi tiết bê tông như cột, tường, vách.
- Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.
KIỂM TRA CỐP PHA, CỐT THÉP TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín khít chống mất nước khi đổ, đầm bê tông.
- Cốp pha cột: chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí. Chắc chắn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệch. Cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảm cho cột không bị nghiêng, phình.
- Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không cong vênh, kiểm tra cao độ đáy dầm.
- Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí.
Trong quá trình đổ bê tông: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí như chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG
NGUYÊN TẮC ĐỔ BÊ TÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT
Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật như sau:
- Phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện giữa chừng. Nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
- Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
- Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục.
- Đổ liên tục từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có cạnh nhỏ hơn 40cm. Tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
- Đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
- Chiều dày lớp đổ bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.
- Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời hạn quy định thì phải xử lý bề mặt bê tông.
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG
Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định. Tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.
Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.
Chú ý: không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập trong nước, trương nở và trộn đầu. Làm tính liên kết của bê tông sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG CỘT
Cột là cấu kiện theo phương thẳng đứng làm việc chịu nén để truyền tải trọng xuống móng cột. Thời điểm thích hợp để thi công cột là khi bê tông móng cột đông cứng đủ để chịu tải. Trước khi đổ bê tông cột, phải làm sạch phần bê tông ở giữa cốt thép, tưới nước rửa kỹ. Sau đó dội nước xi măng pha loãng để hai phần bê tông cũ và mới liên kết với nhau. Các cột sát tường nhà bên cạnh, nếu chèn tầm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên sau này sẽ khó tháo dỡ. Bạn khắc phục bằng cách chèn tấm xốp vào thay cho vị trí tấm cốp pha đó. Sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn không cần tháo dỡ.
Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm. Chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40 giây. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy. Để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng 10-20cm.
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG DẦM SÀN
Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm. Mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.
Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ, công việc này được tách ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn sau.
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG SÀN
Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai. Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8-10cm. Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái. Nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt. Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m, bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5-10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ. Nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này.
Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.
LƯU Ý SAU KHI ĐỔ BÊ TÔNG
ĐỔ BÊ TÔNG XONG GẶP MƯA
Cần đánh giá lượng mưa, từ đó đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông. Đưa ra quyết định nên hay không tiếp tục đổ bê tông. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Lượng mưa nhỏ: Có thể tiếp tục thi công
- Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh. Thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển bê tông và bảo vệ phần bê tông đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.
Khi đang thi công mà gặp trời mưa, sau đó tạnh thì không nên thi công tiếp luôn. Mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2 (nhiệt độ).
Khi mưa quá lớn, trước khi dừng lại bạn phải tạo mạch ngừng phẳng. Và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
Xử lý mạch ngừng bê tông khi gặp phải trời mưa: Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Nên thường sử dụng một số biện pháp thi công như sau:
- Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới.
- Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
- Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
- Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước.
ĐỔ BÊ TÔNG BAO LÂU THÌ KHÔ
Bê tông-xi măng sau khi đổ sẽ được bảo vệ trong những tấm cốp pha. Cho đến khi nào bê tông khô và đủ chắc chắn thì những tấm cốp pha này sẽ được dỡ bỏ. Vì vậy cần chú ý đến thời gian dỡ cốp pha.
- Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3 đến 4 tuần. Sau khi đổ trong điều kiện bình thường ( 20 độ C – 30 độ C ) là đủ để dỡ cốp pha. Nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt .
- Có nhiều trường hợp do tháo dỡ cốp pha trước thời hạn quy định. Đã làm sụp đổ cấu kiện, gây tai nạn nghiêm trọng. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông thương phẩm mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (tức là trọng lượng bản thân nó). Mà còn phải rất lâu sau mới chịu được hoạt (tải trọng lượng của các đồ đạc khác, thiết bị). Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm. Nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại .
ĐỔ BÊ TÔNG SAU BAO LÂU THÌ BẢO DƯỠNG
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng – quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng trắng bề mặt bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 độ C trở lên. Thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần. Ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
Tưới nước dùng cách phun sương, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng. Không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ. Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ lên trên bề mặt. Để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa, tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ.
Từ khóa » đổ Sàn Xong Bao Lâu Thì Xây Tiếp
-
Đổ Mái Bê Tông Xây Nhà Bao Nhiêu Ngày Thì Xây được, Bao Tiền 1m2
-
Đổ Bê Tông Sàn Sau Bao Lâu Thì được Thi Công Tiếp? - Góc Xây Dựng
-
"Có Thể Bạn Chưa Biết" Đổ Bê Tông Sàn Sau Bao Lâu Thì được Thi Công ...
-
Bạn đã Biết: Đổ Mái Bê Tông Bao Nhiêu Ngày Mới được Xây Chưa?
-
Tìm Hiểu đổ Bê Tông Bao Lâu Thì Xây được Tiếp?
-
Đổ Mái Bê Tông Bao Nhiêu Ngày Mới được Xây
-
Bật Mí Bí Mật Trong Xây Dựng: Bê Tông Bao Lâu Thì Khô Và Các Kỹ Thuật ...
-
Đổ Mái Xong Bao Lâu Thì Xây được - Học Tốt
-
Làm ơn Cho Tớ Hỏi Về Thi Công?
-
Đổ Bê Tông Móng Sau Bao Nhiêu Ngày Thì được Thi Công Tiếp
-
Thời Gian Bảo Dưỡng Bê Tông Sàn Rất Quan Trọng Trong Chống Thấm
-
Có Thể Bạn Chưa Biết: Thời Gian đông Cứng Của Bê Tông Là Bao Lâu
-
Kinh Nghiệm đổ Bê Tông Mái Nhà Công Trình Nhà ở Dân Dụng - LinkedIn
-
Đổ Bê Tông Dưỡng Bao Lâu Thì đi được