Quy Trình đúc Cọc Bê Công Cốt Thép - Xây Dựng Nền Móng

1. Chuẩn bị vật liệu

a) Xi măng

Dùng xi măng Pooclăng PCB 40, mỗi lô xi măng phải có chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy và được thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN-2682-92, yêu cầu chung về phép thử cơ lý theo TCVN 4029:1985…

  • Cọc bê tông đúc sẵn tại Việt Nam
  • Khoá Cáp Thép: Giải Pháp An Toàn Cho Các Công Trình Xây Dựng
  • Ứng dụng công nghệ số và tự động hóa trong giám sát và thi công nền móng
  • Các công nghệ và phương pháp mới nhất trong thi công nền móng
  • Các biện pháp tăng cường nền móng trong điều kiện địa chất phức tạp

b) Cốt liệu

Mọi cốt liệu chúng tôi sử dụng sẽ đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn ” Kết cấu BTCT toàn khối ” Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng, yêu cầu kĩ thuật TCVN-1771-87 và theo các yêu cầu kĩ thuật mà kỹ sư đề ra.

+ Cốt liệu thô:

+ Dùng đá sạch Lương sơn – Hoà bình hoặc đá Hữu Dương theo tiêu chuẩn ” Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng phải thoả mãn yêu cầu quy định trong TCVN-1771-87 “. Chất lượng của cốt liệu lớn được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: Thành phần hạt, cường độ và lượng tạp chất có hại.

+ Đá được đổ tại các bãi vị trí được qui định gần trạm trộn, được rửa sạch, không có tạp chất và vỏ nhiễm thể. Trước khi sử dụng làm bê tông cần được kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo phương pháp thử quy định trong TCVN 1772-1987, các chỉ tiêu về hoá, khoáng được thử theo tiêu chuẩn riêng. Cần phải tính toán độ ẩm để khi sử dụng giảm lượng nước, bù thêm lượng cốt liệu tương ứng.

c) Cát vàng lấy tại cảng Hà nội. Cát sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông phải thoả mãn những điều quy định trong TCVN 1770-1986 “Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật”.

+ Cát trước khi đưa vào sử dụng làm bê tông cần được đánh giá các chỉ tiêu cơ, lý, hoá theo phương pháp thử quy định trong TCVN 337:1986 ->TCVN 346-1986 và TCVN 4376-1986.

d) Nước

Chúng tôi sử dụng nước sinh hoạt để thi công, tuân theo tiêu chuẩn ” Kết cấu BTCT toàn khối, quy phạm TC và nghiệm thu TCVN-4452 “.

e) Phụ gia:

Trong trường hợp phải dùng phụ gia, phải có đầy đủ các chứng chỉ, các chỉ tiêu kĩ thuật.

* Sau khi chuẩn bị các vật liệu (cát, đá, ximăng, phụ gia nếu có, nước) dùng để sản xuất bê tông cho việc đúc cọc. Các thành phần này được trộn theo đúng tỷ lệ thành phần cấp phối đã được thiết kế công nhận của phòng thí nghiệm được phê duyệt đối với từng công trình.

f) Thép

Tất cả các loại thép đều có dấu chất lượng. Trong mỗi lần nhập thép, chúng tôi sẽ mang mẫu đi thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm có đầy đủ tư cách pháp nhân, đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn ” Kết cấu BTCT-TCVN 5574-91 “. Phương pháp thử kéo thép theo TCVN 197:1985, phương pháp thử uốn thép theo YCVN 198:1985.

+ Thép chủ của cọc được cát và gia công theo các kích thước của bản vẽ thiết kế bằng máy cắt MC 32.

+ Thép đai, móc cẩu, mũi dẫn được cắt theo đúng bản vẽ thiết kế sau đó được uốn bằng máy uốn tự động hoặc bằng thủ công tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật từng công trình.

g) Bích cọc:

Tôn được nhập về theo từng lô và được kiểm tra theo đúng yêu cầu của từng công trình.

+ Tôn được cắt theo đúng bản vẽ thiết kế sau đó được hàn cẩn thận. Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường và yêu cầu chung để thử cơ tính mối hàn theo TCVN 5400:1991, Phương pháp thử uốn mối hàn theo TCVN 5401:1991, phương pháp thử kéo mối hàn theo TCVN 5403:1991…

* Sau khi chuẩn bị xong các công đoạn trên tiến hành hàn thép chủ vào bích cọc và mũi dẫn sau đó đưa lồng lên giá và lồng đai và buộc theo đúng kích thước bản vẽ.

* Kiểm tra lồng và nghiệm thu nội bộ, mời các đơn vị đến nghiệm thu lồng thép sau đó chuyển sang giai đoạn tiếp theo là cho lồng vào khuôn và đúc cọc.

2. Đúc cọc bê tông cốt thép

a) Sau khi chuẩn bị ghép khuôn của từng loại cọc theo đúng kế hoạch sản xuất. Khuôn dùng cho đúc cọc được làm bằng thép tấm dày 10mm được hàn thành ba mặt. Cho vệ sinh sạch sẽ, khuôn được bôi dầu mặt khuôn. Kích thước khuôn sau khi ghép được kiểm tra bằng thước lá và được nghiệm thu nội bộ sau đó mời các đơn vị đến nghiệm thu để chuyển sang giai đoạn tiếp theo là trộn bê tông và đúc cọc.

b) Công việc trộn bê tông

Bê tông được trộn bằng hệ thống 3 trạm trộn tự động tổng công suất 180m3/giờ.

+ Bê tông được trộn theo đúng mác yêu cầu của từng công trình, sau khi bê tông được trộn xong được xe vận chuyển bê tông vận chuyển đến tại vị trí đúc cọc và tiến hành kiểm tra tính công tác của bê tông, nghiệm thu bê tông, tiến hành lấy mẫu bê tông theo đúng quy định trong TCVN 3105:1993 và TCVN 3106:1993. Các mẫu bê tông sau khi đúc được dán giấy niêm phong của các bên tham gia nghiệm thu kiểm tra bê tông đúc cọc có chữ ký đầy đủ các bên.

+ Sau khi bê tông đã được kiểm tra đảm bảo thì bắt đầu công việc đúc cọc. Bê tông được xả vào phễu dung tích 1.5m3 của cầu trục vận chuyển đến vị trí đúc cọc và đổ.

+ Đối với các cọc có tiết diện lớn hơn 300×300 tiến hành đổ bê tông thành hai lớp và đầm kỹ, các cọc có tiết diên nhỏ hơn thì đổ đầy khuôn sau đó đầm kỹ khi đạt đến. Sau khi bê tông đúc cọc kết thúc chúng ta cần phải làm mặt cọc và ký hiệu cóc.

*Tham khảo thêm: Dịch vụ đóng cọc bê tông cốt thép của Xây Dựng Nền Móng – 0961394633.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn đúc Cọc Bê Tông