Quy Trình ép Cừ Larsen Bằng Máy ép Tĩnh - Cừ Thép Tiến Đạt

Ép cừ Larsen là gì?

Ép cừ Larsen là một thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, còn được gọi với các tên khác là cọc ván thép, cừ thép, cọc bản... Quá trình ép cừ này sẽ sử dụng loại thép chuyên biệt trong xây dựng để xử lý các nền móng của những dự án có quy mô lớn. Loại thép này có thể chịu được áp lực lớn và bền vững theo thời gian.

Quy trình 4 bước chuẩn trong thi công ép cừ larsen bằng máy ép tĩnh

Bước 1. Chuẩn bị

Để tạo thuận lợi cho quá trình thi công ép cừ larsen bằng máy tĩnh, các công nhân phải chuẩn bị từ nguồn điện, mặt bằng cho đến các trang thiết bị, máy móc. Mọi thứ đều phải được sắp xếp tỉ mỉ, kỹ càng để không xảy ra bất kì sự cố nào trong quá trình thi công.

Về phần nguồn điện. Bạn dần chuẩn bị nguồn điện có công suất lớn từ 380V - 125KW mới có thể phù hợp với các máy móc lớn. Ngoài ra bạn còn phải trang bị thêm các hệ thống dây điện chịu nhiệt, chịu được dòng điện lớn để dẫn tải phù hợp.

Đối với mặt bằng thi công, bạn nên dọn dẹp lối di chuyển của máy móc sao cho thuận lợi nhất. Các vật liệu, máy móc cần thiết cũng nên được tập kết về đúng vị trí thi công để dễ dàng kiểm tra, rà soát.

Các thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công bao gồm: 1 cẩu lốp chuyên dụng với sức nâng 25 tấn, 1 máy ép cừ laser tĩnh với lực ép giao động trong khoảng 70 đến 130 tấn.

Bước 2. An toàn thi công

Để đảm bảo độ an toàn cho người thi công cũng như công trình xây dựng bạn phải thực hiện đủ các khâu chuẩn bị như sau:

Kiểm tra về cả số lượng và chất lượng máy móc trước khi thực hiện thi công

Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho tất cả các công nhân thi công tại công trình.

Đặt các biển báo nguy hiểm hoặc giảm tốc độ tại đoạn đường có công trình thi công.

Có thể cử người ra phân luồng, hướng dẫn giao thông nếu cần thiết.

Tránh xa dòng điện cao thế Không cho người lạ vào khu vực thi công Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, máy móc trong quá trình vận hành.

Bước 3. Thi công

Trước khi thực hiện ép cọc, các cọc thép này sẽ được tinh luyện theo công nghệ cao.

Thép nguyên chất sẽ được đúc, ép thành phôi sau đó nung chảy trên nhiệt độ cao trong nhiều giờ để tạo hình ra sản phẩm cừ larsen chất lượng.

Sau khi đã có cọc cừ, công nhân sẽ dựa trên bản vẽ đã được thiết kế từ trước, các công nhân sẽ sử dụng máy ép thủy lực để thực hiện ép cừ larsen.

Đầu tiên công nhân sẽ sử dụng máy ép thanh cọc, dồn cọc đến chiều sâu đã được dự tính từ trước sau đó thử xem mức chịu tải của cọc là bao nhiêu. Dựa trên mức chịu tải này sẽ tiến hành đẩy, xoay bàn kẹp sao cho phù hợp với đầu búa, đầu cọc và ép cọc xuống từ từ. Quá trình này được diễn ra tỉ mỉ, mất nhiều thời gian, công sức, công nhân không nên nóng vội sẽ khiến cho đầu cừ bị nghiêng ngả.

Bước 4. Nghiệm thu

Sau khi thực hiện ép cừ larsen hết toàn bộ số cọc trong bản vẽ, chủ công trình sẽ phải tổng hợp lại nhật ký thi công, chốt lại khối lượng công việc đã thực hiện được và báo cáo lại với chủ nhà. Nếu trong quá trình thi công có xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, các giám sát viên công trường ngay lập tức phải lập biên bản và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Tags: Quy trình ép cừ Larsen bằng máy ép tĩnh, Tin chuyên ngành

Từ khóa » ép Tĩnh Là Gì