Quy Trình Không Thu Thuế Và Làm TTHQ Tái Nhập Hàng đã Xuất Khẩu ...
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Quy trình không thu thuế và làm TTHQ tái nhập hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả về9/16/2017 39 Comments Quy trình không thu thuế và làm TTHQ tái nhập hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả về Việt Nam. Căn cứ pháp lý về thuế và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập: - Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015. - Khoản 7 điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. - Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016. Hồ sơ làm hàng xuất khẩu bị trả lại (hàng Container): - Nguyên bộ hồ sơ ĐÃ xuất khẩu (Invoice, Packing list, Bill of lading có dấu và chữ ký của hãng tàu, bộ tờ khai xuất khẩu, Contract, Chúng từ thanh toán...). + Lưu ý về Hợp đồng xuất khẩu: ++ Đúng số lượng, trị giá của lô hàng xuất khẩu ( trường hợp là hợp đồng tổng thì phải có Purchase Order của chính lô hàng xuất khẩu). ++ Thể hiện phương thức thanh toán, Số tài khoản, ngân hàng người thụ hưởng. + Lưu ý về Chứng từ thanh toán: ++ Phải có dấu tròn ngân hàng. Trường hợp trên CTTT không thê hiện nội dung thanh toán cho Invoice hoặc Hợp đồng xuất khẩu thì phải bổ sung xác nhận của bên mua hàng về việc giấy bảo có thanh toán cho lô hàng XK. + Lưu ý về Trường hợp chưa thanh toán: Phải có xác nhận của ngân hàng đúng số tài khoản và tên ngân hàng trên hợp đồng XK - Bộ hồ sơ nhập hàng đã xuất bị nước ngoài trả về vì nhiều lý do...: + Bill of lading hàng tái nhập. + Thư từ chối nhận hàng và trả lại hàng (Cargo Reject Letter) của Consignee. + Thư xác nhận đồng ý nhận lại hàng của Shipper. ++ Thỏa thuận trả hàng: Hai bên mua và bán ký tên, đóng dấu: Trường hợp không thanh toán trả tiền lại cho khách hàng thì phải thể hiện xuất lô hàng khác thay thế hoặc cấn trừ cho lô hàng tiếp theo. + INVOICE, PACKING LIST (do bên mua hàng trả về phát hành): Trên INVOICE nhập khẩu phải thể hiện NO PAYMENT (nếu không thanh toán) + Công văn xin mở tờ khai tái nhập phải Thể hiện các thông tin lô hàng xuất khẩu và lô hàng nhập về. + Công văn xin ấn định không thu thuế hàng tái nhập. Nơi mở tờ khai, làm thủ tục hải quan và làm thủ tục không thu thuế hàng XK tái nhập: Làm tại CCHQ nơi mở tờ khai xuất khẩu. Vd: nếu xuất khẩu ở Cát lái thì phải làm thủ tục tái nhập tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu (không phải đội nhập nhé). Khai báo hải quan hàng tái nhập trên hệ thống VNACCS: Giống như hàng nhập khẩu. Một số điểm khác biệt: - Mã loại hình: A31. - Bộ phận xử lý tờ khai: chọn Đội thủ tục hàng xuất khẩu nếu ở Cát lái. - Ô thông tin khác: ghi "Hàng tái nhập theo tờ khai xuất số ... ngày ... - Mã biểu thuế NK: chọn B01. - Mã biểu thuế GTGT: chọn V. Đi kiểm hóa (yên tâm là hàng tái nhập thường được ưu ái kiểm thủ công tỷ lệ100%). Song song với việc đi kiểm hóa thì làm thủ tục ấn định không thu hoặc hoàn thuế (đối với hàng xuất khẩu có thuế) hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập, hồ sơ gồm: - Đơn Đề Nghị Không Thu Thuế (theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP). - Bộ tờ khai tái nhập. - B/L tái nhập. - Invoice, Packinglist, giấy giới thiệu, tờ khai XK + mã vạch, B/L xuất. Truyền hệ thống MGH: Tạo 02 bộ hồ sơ xuất khẩu và nhập khẩu: Lưu ý: Đính kèm chứng từ từng bộ xuất khẩu và bộ nhập khẩu đầy đủ các chứng từ cần có nêu trên. Bước tiếp theo: - Sau khi làm thủ tục kiểm hóa xong, lấy biên bản kiểm hóa lên nộp cho đội thuế xin miễn thu thuế và đợi lấy QUYẾT ĐỊNH MIỄN THU THUẾ. - Sau đó nộp lại cho Hải quan kiểm hóa (bản photo và bản chính đối chiếu) để lên tờ khai và thông quan hàng tái nhập. Một số lưu ý: Hàng tái nhập không vướng kiểm tra chuyên nghành. PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH XNK A31 VÀ G12. 1. Bản chất loại hình: * A31 là hàng xk bị trả lại. B11, E42, E52, E62 khi bị trả lại đều mở A31, thuộc trường hợp hoàn thuế xk và không thu thuế nhập khẩu theo điểm a, khoản 1, điều 33 NĐ 134/2016/NĐ-CP. * G12 hàng tạm nhập để: thi công công trình; bảo hành, sửa chữa trong thời hạn nhất định, (theo hợp đồng) sau đó tái xuất G22. Miễn thuế theo khoản 2 điều 13 nghị định 134/2016/NĐ-CP. 2. Xử lý với loại hình A31: 2.1. Nếu B11 bị trả về thì sau khi thông quan A31 không thuộc quản lý của HQ. DN toàn quyền xử lý: bán ngay nội địa hoặc nước ngoài, sửa chữa rồi xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. 2.2. Nếu E42,E52,E62 bị trả về, A31 sau thông quan vẫn thuộc quản lý HQ, phải nhập kho thành phẩm (tăng sản phẩm tồn kho - giảm sản phẩm thực xuất), xử lý như sau: a. Sửa chữa rồi xuất tiếp theo đúng loại hình xuất ban đầu. b. Chuyển mục đích sử dụng. c. Tiêu huỷ. 3. Sự nhầm lẫn giữa A31 và G12 là do từ (sửa chữa) * A31 có nhập về sửa chữa rồi xuất tiếp nếu không xuất có thể bồi hoàn tiền hay thay hàng mới bù vào hàng trả lại. Đây không phải là hình thức tạm nhập tái xuất (quy đinh tại khoản 1 điều 41 Luật Quản lý Ngoại thương. Việc sửa chữa A31 là khắc phục rủi ro trong kinh doanh của DN. * G12 tạm nhập là hoạt động kinh tế chủ động của DN, trên cơ sở hợp đồng. Khi tái xuất nhất thiết phải là hàng hoá đã nhập khẩu. Nguồn: Thầy Lê Hồng Thắng. Lưu ý về Mã loại hình TKHQ Tái nhập hàng đã XK nhưng bị trả về VN. Áp dụng từ 01/06/2021 theo văn bản 1357. - Mã loại hình VNACCS Tái nhập hàng XK bị trả về để Tiêu hủy, Tiêu thụ nội địa: A31. - Mã loại hình VNACCS tái nhập hàng VNXK bị trả về nước ta để Sửa chữa / Tái chế sau đó tái xuất trả khách hàng / tái xuất sang nước thứ 3 / tái xuất vào khu phi thuế quan: G13 và G23 (lưu ý: KHÔNG được sử dụng loại hình A31). Lưu ý (cập nhật 2024): 1. Hồ sơ đã xuất khẩu (là bộ hồ sơ up trên V5 lúc XK; bill Original hoặc surrendered; copy có dấu xác nhận của hãng tàu; đại lý); hợp đồng; invoice; chứng từ thanh toán. ( có dấu tròn của Ngân hàng). - Đối với lô hàng đã thanh toán, phải có thỏa thuận về phương án xử lý số tiền đã thanh toán. - Đối với lô hàng chưa thanh toán, p có xác nhận của ngân hàng; nội dung cần nêu rõ “chưa thanh toán cho hợp đồng/invoice... nào?; số tiền..., tên khách hàng. 2. Hồ sơ tái nhập khẩu: invoice tái nhập (phải có phương thức thanh toán phù hợp với tờ khai). - Thỏa thuận trả lại hàng phải có các nội dung chủ yếu: lý do trả lại, chủng loại, số lượng; trọng lượng; tên hợp đồng / hóa đơn xuất khẩu; phương án xử lý số tiền đã thanh toán (nếu có). - Bill Original hoặc surrendered; copy có dấu xác nhận của hãng tàu; đại lý). - Công văn cam kết nêu rõ: cam kết về thanh toán; khấu trừ thuế,; hàng chưa qua quá trình gia công, sửa chữa, sử dụng, chế biến ở nước ngoài. 3. Trên tờ khai tái nhập: khai số, ngày tờ khai xuất khẩu; số ngày hợp đồng XK; chi tiết dòng hàng tái nhập là dòng hàng số mấy trên TK xuất khẩu; cam kết Lô hàng XK chưa qua sử dụng, gia công, chế biến, sửa chữa tại nước ngoài. - Chúng tôi cam kết: + Lô hàng xuất khẩu, khách hàng chưa thanh toán tiền (văn bản các nhận số... ngày của ngân hàng...). + Lô hàng xuất khẩu chưa khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại cơ quan thuế địa phương. + Lô hàng XK chưa qua sử dụng, gia công, chế biến, sửa chữa tại nước ngoài. Khi up MGH: up làm 3 file (hồ sơ XK; Hồ sơ NK; chứng từ khác). Xem hướng dẫn sử dụng hệ thống miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, xử lý tiền thuế XNK nộp thừa điện tử trên phạm vi toàn quốc (Hệ thống MGH). Mời tham khảo: - THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG TẠM XUẤT TÁI NHẬP MỤC ĐÍCH BẢO HÀNH, SỬA CHỮA, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG. - Hướng dẫn cách Kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa thông qua kiểm tra nội dung C/O hàng nhập khẩu. - Quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua Campuchia ở cửa khẩu biên giới đường bộ. - Hướng dẫn Quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất hàng lẻ (LCL) vào Kho - Cát lái (CFS). 39 Comments Đàm Huy Hoàng Việt 9/16/2017 12:10:22Tham khảo công văn số: 7778/BTC-TCHQ ngày 13/06/2017 V/v hướng dẫn xử lý vướng mắc thực hiện Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Mục 2. Về quản lý thuế đối với hàng hóa tái nhập để tái chế Căn cứ quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và khoản 5 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, trường hợp doanh nghiệp tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu để tái chế thì không phải nộp thuế trong thời hạn tái chế nếu doanh nghiệp đã đăng ký thời hạn tái chế với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập. Quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà doanh nghiệp chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Đây là hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các trường hợp vướng mắc phát sinh kể từ ngày 01/09/2016 theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Reply Ms Khuyen 8/29/2023 20:23:50Anh ơi nộp cvan xin không thu lô hàng nhập lại hàng đã xuất nhưng chỉ được ko thu thuế nk, còn thuế ttdb psinh vẫn bị thu, có cách nào xin ko thu dc ko ạ? E cảm ơn ạ Reply DamVietXnk 12/11/2018 11:56:57Thủ tục Hải quan Nhập hàng bị trả về Việt Nam và Quy trình không thu thuế hàng XK bị trả về. Bản cập nhật tháng 12/2018 tại: https://www.flickr.com/photos/dichvuxuatnhapkhau/46218336982 Reply Ms Hoa 1/21/2019 16:44:48Chào Ad, Công văn xin ấn định không thu thuế hàng tái nhập này là làm theo mẫu quy định hay do doanh nghiệp tự làm vậy ah. Nếu có, Ad cho em xin bản mẫu được khôn ah. Em cảm ơn! Reply VietXnk 6/5/2019 12:55:53Chào bạn, HQ tự làm nhé. Reply Blogger VietXnk 6/5/2019 12:57:00TCHQ hướng dẫn xử lý thuế hàng hóa SXXK đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập, gồm: - Trường hợp: Khi tái nhập sản phẩm sản xuất xuất khẩu để chờ tái xuất. - Trường hợp: Khi tái xuất sản phẩm đã tái nhập. - Trường hợp: Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa khi tái nhập. Công văn 3514/TCHQ-TXNK ngày 30/05/2019 hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập. https://www.facebook.com/DichVuKhaiThueHaiQuanVaUyThacXuatNhapKhau/posts/2675252285822495 Reply VietXnk 6/16/2019 23:40:26Công văn 1157/HQĐNa-TXNK ngày 14/06/2019 v/v TTHQ HÀNG XUẤT KHẨU PHẢI TÁI NHẬP ĐỂ SỬA CHỮA, TÁI CHẾ VÀ HOÀN THUẾ TỜ KHAI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG LOẠI HÌNH A21. Xem chi tiết tại https://www.facebook.com/tuhocxnk/photos/pcb.2230265910383983/843476679361674/?type=1&theater Reply Mr Hung 9/25/2019 17:20:19Chào admin! Cho em hỏi thêm là trường hợp doanh nghiệp gửi nhầm hàng so với chứng từ tờ khai, đầu nhập từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp tái nhập về như thế nào cho đúng ạ, tờ khai xuất luồng xanh không kiểm hóa . Mong ad hướng dẫn, cảm ơn ad nhiều Reply Vietxnk 10/2/2019 17:27:55Chào bạn, Bạn mở TK A31, nhập về bình thường. Reply Mr Hung 10/8/2019 09:38:41Cảm ơn admin, nhưng em đang phân vân là hàng lúc đi không đúng với chứng từ và tờ khai xuất khẩu, khi nhập A31 về luồng đỏ thì xử lý ntn để không bị phạt ạ, làm công văn trước khi mở tờ khai nhập A31 đúng không ạ? Copy từ Thầy Lê Hồng Thắng. 10/2/2019 17:26:02PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH XNK A31 VÀ G12. 1. Bản chất loại hình: * A31 là hàng xk bị trả lại. B11, E42, E52, E62 khi bị trả lại đều mở A31, thuộc trường hợp hoàn thuế xk và không thu thuế nhập khẩu theo điểm a, khoản 1, điều 33 NĐ 134/2016/NĐ-CP. * G12 hàng tạm nhập để: thi công công trình; bảo hành, sửa chữa trong thời hạn nhất định, (theo hợp đồng) sau đó tái xuất G22. Miễn thuế theo khoản 2 điều 13 nghị định 134/2016/NĐ-CP. 2. Xử lý với loại hình A31: 2.1. Nếu B11 bị trả về thì sau khi thông quan A31 không thuộc quản lý của HQ. DN toàn quyền xử lý: bán ngay nội địa hoặc nước ngoài, sửa chữa rồi xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. 2.2. Nếu E42,E52,E62 bị trả về, A31 sau thông quan vẫn thuộc quản lý HQ, phải nhập kho thành phẩm (tăng sản phẩm tồn kho - giảm sản phẩm thực xuất), xử lý như sau: a. Sửa chữa rồi xuất tiếp theo đúng loại hình xuất ban đầu. b. Chuyển mục đích sử dụng. c. Tiêu huỷ. 3. Sự nhầm lẫn giữa A31 và G12 là do từ (sửa chữa) * A31 có nhập về sửa chữa rồi xuất tiếp nếu không xuất có thể bồi hoàn tiền hay thay hàng mới bù vào hàng trả lại. Đây không phải là hình thức tạm nhập tái xuất (quy đinh tại khoản 1 điều 41 Luật Quản lý Ngoại thương. Việc sửa chữa A31 là khắc phục rủi ro trong kinh doanh của DN. * G12 tạm nhập là hoạt động kinh tế chủ động của DN, trên cơ sở hợp đồng. Khi tái xuất nhất thiết phải là hàng hoá đã nhập khẩu. Nguồn: Thầy Lê Hồng Thắng. Reply Trần Ngân 11/28/2023 13:03:39Gửi Admin mục 2.2 ở trên: Cho mình hỏi trong trường hợp A31 ( xuất E42 của DNCX) vậy sau khi trả về A31 mà mình muốn mang hàng đó vào sx tiếp để ra một thành phẩm mới ( do hàng trả về không phải là hàng hỏng,chỉ là KH ko cần dùng) nó cũng là 1 loại BTP cho TP khác) thì cần làm thêm gì nữa? Reply Phạm Thùy Linh 10/16/2019 13:46:27ac cho em hỏi tại sao lại phải chỉnh sửa các mục như thế này ạ Bộ phận xử lý tờ khai: chọn Đội thủ tục hàng xuất khẩu nếu ở Cát lái. Reply Group TTHQ-XNK 3/14/2021 14:41:52Văn bản 396/GSQL-GQ3 ngày 10/03/2021 V/v Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu. Cục Giám sát quản lý về Hải quan - TCHQ nhận được công văn số 486/NV-CL của Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty Cổ phần về việc vướng mắc đối với tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu, về vấn đề này, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau: - Trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan quy định về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu, thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 47 nêu trên. - Trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 nêu trên thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính. - Về mã loại hình đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan. Reply thành 3/16/2021 11:33:35Dear anh chị! Hàng Xuất theo loại hình E52 khách hàng đã sử dụng 1 thời gian thì bị lỗi có được nhập về theo loại hình A31 và có được làm hồ sơ không thu thuế trước khi nhập không ạ. Thanks. Reply Đàm Huy Hoàng Việt 5/24/2021 22:16:17Lưu ý về Mã loại hình TKHQ Tái nhập hàng đã XK nhưng bị trả về VN. Áp dụng từ 01/06/2021 theo văn bản 1357. - Mã loại hình VNACCS Tái nhập hàng XK bị trả về để Tiêu hủy, Tiêu thụ nội địa: A31. - Mã loại hình VNACCS tái nhập hàng VNXK bị trả về nước ta để Sửa chữa / Tái chế sau đó tái xuất trả khách hàng / tái xuất sang nước thứ 3 / tái xuất vào khu phi thuế quan: G13 và G23 (lưu ý: KHÔNG được sử dụng loại hình A31). Xem chi tiết tại: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4550816098266095&id=664541466893597 Reply Vietxnk 5/25/2021 10:16:54Khai báo xuất xứ trên TKHQ đối với hàng hóa tái nhập: Trường hợp trên tờ khai xuất khẩu ban đầu khai xuất xứ “#&KXĐ” khi làm thủ tục tái nhập, nếu xác định hàng hóa đảm bảo nguyên trạng, không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hóa trong điều kiện tốt, tại chỉ tiêu “Mã nước xuất xứ” trên tờ khai hải quan nhập khẩu khai là “ZZ”. Công văn 2437/TCHQ-GSQL ngày 21/05/2021 V/v Khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (TKHQ NKTC và tái nhập hàng XK bị trả về), xem chi tiết tại: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3960610367325636&id=1010876128965756 Reply Vietxnk 8/5/2021 08:12:39Công văn 3822/TCHQ-TXNK ngày 30/07/2021 V/v Không thu thuế hàng tái nhập sửa chữa. Trả lời công văn sổ 1489/HQBD-TXNK ngày 9/7/2021 của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương về vướng mắc khi không thu thuế hàng tái nhập sửa chữa, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu”. Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 điều này được hoàn thuế khỉ chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”. Căn cứ Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm: a) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập trở lại Việt Nam... ” Reply Vietxnk 8/5/2021 08:13:40Tiếp theo Công văn 3822/TCHQ-TXNK ngày 30/07/2021 V/v Không thu thuế hàng tái nhập sửa chữa. Căn cứ khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp không thu thuế gồm: “Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này”. Căn cứ theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế sẽ thực hiện khai báo theo mã loại hình G13 - tạm nhập miễn thuế. Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 27 Quyết định 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/5/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn: “Cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ doanh nghiệp ưu tiên) nếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa tái nhập là hàng đã xuất khẩu trước đây; hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây, tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu không phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thì ban hành quyết định không thu thuế ngay trong thông quan. Việc ban hành quyết định không thu thuế thực hiện tương tự ban hành quyết định hoàn thuế quy định tại Điều 22 Quy trình này” Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa xuất khẩu sau đó tái nhập nguyên trạng (chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài) được hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Như vậy, đối với trường hợp này cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 27 Quyết định 1919/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về quy trình hoàn thuế, không thu thuế để làm cơ sở ban hành quyết định không thu thuế trong thông quan đối với hàng hóa tái nhập. Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Bình Dương biết, thực hiện. Reply NGUYEN THI 0907087680 10/13/2021 18:26:30Admin cho em hỏi thêm về hàng nhập bị trả lại do sai bao bì, sau đó sữa chửa và xuất lại cho khách hàng. Mặt hàng là Rượu 39 độ. có văn bản nào hướng dẫn việc miễn thu thuế TTĐB không ạ. Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu. 11/27/2021 16:24:28TCHQ trả lời trường hợp Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu của các loại hình xuất sản phẩm GC, xuất SXXK bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy. Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ thì hàng hóa tái nhập về sử dụng mã loại hình A31 (trước đây). - Trường hợp tiêu thụ nội địa: Khi chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp có phải tiếp tục mở tờ khai A42 hay không? Khi tính thuế sẽ tính trị giá, thuế suất theo sản phẩm khi nhập khẩu về hay theo nguyên liệu sản xuất hàng hóa đã xuất khẩu? - Trường hợp tiêu hủy: Thuộc trường hợp được miễn thuế hay tính thuế trên tờ khai, Chi cục ra Quyết định không thu. Xem trả lời tại: https://www.facebook.com/DichVuKhaiThueHaiQuanVaUyThacXuatNhapKhau/posts/5131839806830385 Reply VietXnk 4/4/2022 10:32:10Hướng dẫn áp dụng mã loại hình XNK đối với trường hợp tái nhập nguyên liệu, vật tư đã XK (loại hình gia công ngược). Liên quan đến việc xác định mã loại hình tờ khai hải quan, mới đây Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan Bình Phước thực hiện một số nội dung. Theo đó, căn cứ quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan thì loại hình A31 sử dụng trong trường hợp “tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy”. Loại hình G13 sử dụng trong trường hợp “Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan”. Do vậy, trường hợp tái nhập nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm đã xuất khẩu theo loại hình đặt nước ngoài gia công thì sử dụng mã loại hình A31, không sử dụng loại hình G13 do loại hình này áp dụng đối với tái nhập sản phẩm đã xuất khẩu của các loại hình liên quan theo quy định nêu trên. Tổng cục Hải quan cho biết, công văn số 2802/TCHQ-GSQL ngày 8/6/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp hàng hóa nhập khẩu về để sửa chữa, tái chế theo mã loại hình G13 – tạm nhập miễn thuế thì khi xuất khẩu hàng hóa đã sửa chữa, tái chế doanh nghiệp sử dụng mã loại hình G23 – Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế; không hướng dẫn mã loại hình trường hợp tái nhập nguyên liệu đã xuất khẩu theo loại hình đặt gia công ở nước ngoài. N.Linh - Báo Hải Quan. Reply Nguyễn Thị Hằng 6/14/2022 13:53:12Admin cho em hỏi về TH hàng xuất E42 nhập lại để tiêu hủy tuy nhiên trong sản phẩm có thể thu hồi 1 số nguyên vật liệu tái sử dụng vào sản phẩm khác của công ty. Phần nguyên vật liệu còn lại sau khi thu hồi các NVL có thể sử dụng sẽ đem đi tiêu hủy. E tìm hiểu thì sẽ nhập lại theo loại hình A31 sau đó phản ảnh tăng tồn thành phẩm, sau đó thực hiện gỡ từ thành phẩm về nguyên vật liệu (giảm tồn thành phẩm, tăng tồn nguyên vật liệu). Các NVL tái sử dụng được thì sử dụng bình thường và tiêu hủy những NVL ko sử dụng được tại DNCX. Tất cả quá trình tái nhập A31 và tiêu hủy NVL đều miễn thuế . Tuy nhiên e có đọc được CV 2047/TCHQ-TXNK của TCHQ trả lời công ty TNHH Varroc Lighting Systems Việt Nam hỏi về trường hợp tương tự như tình huống của công ty e thì trong CV TCHQ trả lời rằng trường hợp này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP , mà thực hiện thủ tục theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, cụ thể là thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. Hàng hóa sau khi đã nộp đầy đủ các loại thuế (nếu có) theo quy định, Công ty có toàn quyền sử dụng, không thuộc quản lý theo dõi của cơ quan hải quan. Như vậy e hiểu rằng là nếu nhập lại mà ko tiêu hủy nguyên trạng hàng hóa thì phải làm thủ tục tiêu thụ nội địa và đóng thuế cho tất cả phần nguyên vật liệu cấu thành. Vậy đối với phần NVL tái sử dụng được cho sản phẩm khác thì bên e phản ánh vào báo cáo quyết toán như nào khi không có đầu nhập vào ạ? Reply TRẦN PHÚC THIỆN 6/28/2022 10:51:47Admin cho cty hỏi, hàng xuất khẩu tại chi cục HQ CK Cảng Cát Lái. Khi trả về có thể mở tờ khai tại Chi cục HQ địa phương được không ạ? cảm ơn Reply Vietxnk 4/30/2023 07:38:03Không Reply Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu 8/30/2022 12:43:42Mã loại hình Tái nhập sản phẩm Gia công, SXXK, DNCX đã xuất khẩu bị trả lại: 1. Tái nhập để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy: mở tờ khai mã loại hình A31 - Tiêu thụ nội địa: mở tiếp tờ khai mã loại hình A42, kê khai nộp thuế. - Tiêu hủy: thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định. 2. Tái nhập để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ 3, vào khu phi thuế quan: G13 (lưu ý: thời hạn tái xuất không quá 275 ngày theo quy định); khi tái xuất sử dụng G23. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được (thực hiện theo khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP): a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: + Tiêu thụ nội địa: mở tờ khai A21 kê khai nộp thuế. + Tiêu hủy: thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định, sau đó mở tờ khai A21 cho lượng hàng đã thực tiêu hủy nhưng không phải kê khai thuế (do thuộc đối tượng miễn thuế). b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công (DNCX, SXXK) thì mở tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa theo mã loại hình A21 kê khai nộp thuế (lưu ý: không được tiêu hủy). Nguồn: CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - CHI CỤC HẢI QUAN KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG. Công văn số 769/KCX&KCN V/v hướng dẫn Bảng mã loại hình. Xem chi tiết ở: https://www.facebook.com/DichVuKhaiThueHaiQuanVaUyThacXuatNhapKhau/posts/pfbid0wQdcv6koKZBCG2JGLdjpJcWq5CDgauS5qYkV24B39LUCNzjdgwq3LcDurq4LGg6Fl Reply Vietxnk 9/28/2022 21:10:17Công văn 3585 /TCHQ-GSQL ngày 30/8/2022 V/v hướng dẫn mã loại hình. Tổng cục Hải quan nhận được báo cáo vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến việc kê khai tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư cấu thành lên sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu tái nhập khẩu theo mã loại hình G13 nhưng chuyển tiêu thụ nội địa theo mã loại hình A21. Do Hệ thống VNACCS/VCIS chỉ cho phép sử dụng đúng dòng hàng của tờ khai tạm nhập khi người khai hải quan thực hiện khai báo tờ khai A21 tương ứng. Vì vậy, để giải quyết vướng mắc này trong khi chưa nâng cấp được Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như sau: - Khi thực hiện thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu có nguồn gốc từ hàng tạm nhập (G13), Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan sử dụng mã loại hình A42. - Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, công chức sử dụng nghiệp vụ TIA/TIB để điều chỉnh chỉ tiêu “Số lượng đã tái xuất/tái nhập” và “số lượng còn lại” trên tờ khai G13. Sử dụng nghiệp vụ CTI để ghi nhận lý do điều chỉnh lượng và phê duyệt để cập nhật lượng hàng trên Hệ thống. Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện. Xem Công văn 3585 /TCHQ-GSQL ngày 30/8/2022 tại: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02KJDVzHVmN15QqFwxsVDXokQPQyeWUvzWm1n6BJkfmaNAX7TqXHFp6DLACeUWB1QNl&id=100070219029403 Reply NHU 9/29/2022 18:28:16Ngày 22/9 cty có mở tk xuất lô hàng vào kho chế biến A theo loại hình E62( xuất khẩu tại chỗ không khai kiểm dịch), nhưng ngày 29/9 kho chế biến A thông báo từ chối nhận hàng và xuất trả lại theo loại hình B13, anh/chị vui lòng HD em thủ tục và cách khai HQ để nhập lại hàng. Xin cảm on rất nhiều. Reply Thu Anh 10/5/2022 13:36:40Cty tạm nhập hàng đã xuất khẩu (theo loại hình E62) để sửa chữa rồi tái xuất ra nước ngoài nhưng khai nhầm loại hình A31 thì xử lý thế nào khi tái xuất? Cảm ơn. Reply Vietxnk 11/24/2022 09:30:19Công văn 781/TCHQ-GSQL ngày 09/3/2022 V/v tạo thuận lợi thủ tục hải quan đối với hàng hoá tái nhập trở lại. Trường hợp hàng hoá đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng phải tái nhập trở lại Việt Nam: Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; KHÔNG YÊU CẦU NGƯỜI KHAI HẢI QUAN PHẢI NỘP GIẤY PHÉP HOẶC VĂN BẢN THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH; giải quyết thủ tục không thu thuế nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định. https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=505400558283426&id=100064404590944&mibextid=Nif5oz Reply Duong 12/15/2022 14:52:35Dear admin, cho mình hỏi là trường hợp khi xuất đi là nguyên cont đường sea tại Cát Lái Nhưng chỉ ship back 19 cartons của lô hàng đó do bị lỗi, ship back đường air về TCS. Vậy thủ tục như thế nào ạ Reply Vietxnk 2/15/2023 10:44:07HƯỚNG DẪN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG TÁI NHẬP HÀNG XUẤT KHẨU BỊ TRẢ LẠI CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT. Công văn 596/TCHQ-TXNK ngày 13/02023 V/v chính sách thuế đối với hàng TÁI NHẬP của doanh nghiệp chế xuất. Tổng cục Hải quan nhận được công văn số HTNS-09122022 ngày 09/12/2022 của Công ty TNHH Hanaro TNS Việt Nam đề nghị HƯỚNG DẪN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG TÁI NHẬP HÀNG XUẤT KHẨU BỊ TRẢ LẠI CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; Căn cứ khoản Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 22/5/2022 của Chính phủ quy định doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Reply Vietxnk 2/15/2023 10:47:24Công văn 596/TCHQ-TXNK ngày 13/02023 V/v chính sách thuế đối với hàng TÁI NHẬP của doanh nghiệp chế xuất. Tiếp theo Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp chế xuất đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu; hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu. 2. Về mã loại hình tờ khai đối với trường hợp tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất: Thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 19 mục II Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đề nghị Công ty TNHH Hanaro TNS Việt Nam căn cứ các quy định nêu trên và liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để được hướng dẫn thực hiện. Reply Vietxnk 4/13/2023 09:40:18Công văn 1500/TCHQ-TXNK ngày 04/4/2023 V/v xử lý thuế TTĐB. (trả lời về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia xuất khẩu sau đó tái nhập trở lại). Căn cứ Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định mặt hàng bia thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định về đối tượng không chịu thuế TTĐB: "Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu". Căn cứ các quy định nêu trên, mặt hàng bia của Công ty đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không thuộc trường hợp hàng hóa tạm xuất tái nhập quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 nên KHÔNG thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB. Do đó, doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế TTĐB khi tái nhập khẩu hàng hóa trở lại Việt Nam Hàng xuất khẩu (đã nộp thuế XK nếu có) nhưng phải tái nhập trở lại thì được HOÀN thuế XK và KHÔNG phải nộp thuế NK --> căn cứ Luật thuế XK, thuế NK. Tuy nhiên, theo luật thuế TTĐB thì không có quy định cụ thể trường hợp này, nên theo luật thì hàng xuất khẩu bị trả lại khi tái nhập phải nộp thuế TTĐB (nếu hàng chịu thuế TTĐB). Đây là điều rất bất hợp lý nhưng phải chấp nhận thôi. CHI TIẾT XEM TẠI: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0mHeQcxnAoUFPNLJqumBeeynUQUJdm6rVDJ8LMUVsVfU6qNSipypmMajufBjLWs3Kl&id=401977666844913&mibextid=Nif5oz Reply Vietxnk 4/17/2023 14:05:50https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0QJW3se6ZA9d9T6mXFy82JwGE2f5iJcvyKKZZtP4hGAGHGBK1GGdxAjNeZdq5Vxjdl&id=100064404590944&mibextid=Nif5oz Reply Vietxnk 4/30/2023 07:37:17NẠI NẪN NỘN. Đọc CV chỉ đạo tái nhập hàng hoá đã xk sửa chữa tái chế sau đó xuất cho khách hàng không phải là người mua ban đầu thì không được miễn thuế, Tôi thực sự hoang mang bởi lý do sau đây: 1- Tái nhập hàng đã xuất khẩu thủ tục được quy định tại Điều 47 nghị định 08/2015; chính sách thuế quy định tại Điều 33 nghị định 134/2016 theo đó sẽ hoàn thuế XK và không thu thuế NK. 2- Hàng TNTX để sửa chữa quy định tại Điều 55 nghị định 08 + 09; chính sách thuế quy định tại Điều 13 nghị định 134/2016 theo đó là đối tượng miễn thuế. * BÌNH LOẠN: Về thủ tục HQ và chính sách thuế hai đối tượng trên hoàn toàn khác nhau. Mặc dù cùng có chữ SỬA CHỮA nhưng nội hàm nó khác nhau xa lắm: - Điều 47 là hàng của ta xuất kém chất lượng, Tây nó trả lại phải sửa đền cho nó, không sửa được thì đền hàng mới hoặc đền tiền … tuỳ thoả thuận. - Điều 55 là ta làm dịch vụ sửa hàng cho tây lấy tiền. Sửa được hay không phải tái xuất đúng hàng hoá đó ra khỏi VN * XIN HỎI NHÀ QUẢN LÝ: - Tại sao hai đối tượng thủ tục khác nhau, chính sách thuế khác nhau lại nhồi vào cùng loại hình G13 ? Không NẪN NỘN MỚI NẠ !!! - Xuất B11 bị trả lại sau khi đã không thu thuế NK và hoàn thuế XK thì đâu còn là đối tượng quản lý của HQ ? Mà hộn cả đống vào với nhau. Chả lẽ hàng VN lượn ra NN quay về thì thành hàng NK à? - Xuất E42, E52, E62 sau khi lượn 1 vòng ra nước ngoài trở về thì nó thành đối tượng gì? Xương sống quản lý nguyên liệu NK và SP của các loại hình này là xuất nhập tồn. Có thấy quy định thời gian NPL & SP tồn bao lâu đâu? Vậy tại sao khi sửa chữa chúng lại phải quy định 275 ngày? Căn cứ vào đâu? Có ý nghĩa gì về quản lý không? Chẳng qua đó là cái tàn dư ân hạn thuế với SXXK theo quản lý cũ. Nay vô lý thì phải kiến nghị sửa chứ??? - Lẽ ra chỉ nhập A31 ghi tăng tồn kho, khi sửa xong xuất đúng loại hình ban đầu là hết chuyện; còn không sửa được, tiêu huỷ hoặc tiêu thụ nội địa là chuyện thường ngày ở DN có gì mới hay phức tạp? - Sau khi sửa chữa nếu xuất cho đối tượng khác ban đầu thì có thoả mãn ĐK ko chịu thuế với E42 và miễn thuế với E52, E62 là SẢN PHẨM ĐÃ THỰC XUẤT KHẨU RA NƯỚC NGOÀI chưa ?!!! - Thuế NK & VAT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng VN vậy hàng đã xuất ra NN mà đ&aacut Reply Vietxnk 4/30/2023 07:39:35Tiếptheo - Thuế NK & VAT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng VN vậy hàng đã xuất ra NN mà đánh thuế thì ai nộp? Từ gián thu thành trực thu cứ loạn xà ngầu lên vậy à? * PS: Tôi đề nghị những người có thẩm quyền hãy nghiêm túc trả lời các câu hỏi trên, vì đã đến lúc sự việc đi quá xa rồi đấy. Nguồn: Thầy Lê Hồng Thắng. Link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02o28LuNJswPcFyCUF7C3XwJ6RVEK4RAP8XBV2mTfKA9oQAjLiuTeVp1dQ7bnyC42al&id=100070219029403&mibextid=Nif5oz Reply ANH ĐÀI 8/14/2023 09:50:51Dear ad, cho e hỏi bên e là dn FDI nhập khẩu A41 trong lô hàng này có một số bị lỗi. Phía nhà cc đồng ý bù hàng và bên e không phải thanh toán. Hiện bên e đã nhập lô hàng bù với loại hình H11 (đóng thuế đầy đủ). .. thì e bán ra kinh doanh như nhập A41 có vấn đề gì không ạ. Giá trị hàng cũng tương đối trên 100 triệu Reply Anh Thư 8/30/2023 13:42:52Cho mình hỏi: Nơi mở tờ khai, làm thủ tục hải quan và làm thủ tục không thu thuế hàng XK tái nhập: Làm tại CCHQ nơi mở tờ khai xuất khẩu. Vd: nếu xuất khẩu ở Cát lái thì phải làm thủ tục tái nhập tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu (không phải đội nhập nhé). Cho mình hỏi: mình xin văn bản quy định nơi mở tờ khai nhập với ạ, mình đọc các văn bản nhưng không thấy nhắc quy định phải mở tờ khai nhập khẩu tại hải quan xuất đi . Cảm ơn ạ! ReplyLeave a Reply. |