Quy Trình Kỹ Thuật Làm Mạ Khay Máy Cấy - Khuyến Nông Hậu Giang

Bước 1: Chuẩn bị khay và giá thể

- Chuẩn bị khay: Làm sạch, vệ sinh khay trước khi sử dụng. Khay gieo mạ là khay chuyên dụng, chúng ta có thể sử dụng 02 loại khay phổ biến phục vụ cho cấy máy tùy theo nhu cầu.

+ Loại 1: Khay có kích thước 30cm x 60cm x 3cm, sử dụng cho máy cấy có khoảng cách hàng cách hàng 30cm.

+ Loại 2: Khay có kích thước 25cm x 60cm x 3cm, sử dụng cho máy cấy có khoảng cách hàng cách hàng 25cm.

- Chuẩn bị giá thể: Giá thể có 02 thành phần chính sơ dừa và bùn hoặc đất bột.

+ Sơ dừa: Sơ dừa phải được sàn để loại bỏ phần sợi.

+ Bùn: được lấy từ ao, mương cho vào bạc nilong. Đất bột (đất bùn) phơi khô sau đó đem đi nghiền lấy phần mịn 4mm.

+ Phối trộn giá thể: cứ 1 sô bùn thì trộn với 3 sô sơ dừa.

Bước 2: Chuẩn bị hạt giống

- Lượng hạt giống: 220- 250gram hạt/ khay (7,8kg hạt giống/1300m2).

Bước 3: Gieo và chăm sóc mạ:

- Gieo mạ: Rải một lớp đất nền, có độ dày 1,5-2cm sau đó rải lên 1 lớp sơ dừa mỏng có độ dày 0,5cm sau đó lấy hạt giống rải đều hết mặt khay. Lấp mặt khay thêm một lớp sơ dừa 0,5cm sau đó dùng lưới cước đậy kín khay đã gieo. Mạ được đặt nơi đủ ánh sáng, thoáng mát để mạ phát triển tốt.

+ Theo dõi thường xuyên ẩm độ giá thể và tưới ướt đẫm 1 ngày 1 lần trong giai đoạn 1-4 ngày đầu và sau đó tưới 2 lần. Mạ đạt từ 10-14 ngày tuổi có thể đưa ra ruộng cho cấy máy. Trước khi đưa mạ đi cấy 1-2 ngày, kiểm tra điều chỉnh độ ẩm giá thể vừa phải không qua ướt (khi cuống mạ nước không đọng ở đáy khay) hoặc quá khô sẽ dễ gãy, bể giá thể.

Ảnh: Mạ khay được 12 ngày tuổi

Bước 4: Kiểm tra mạ

- Kiểm tra mạ trên khay: tuổi mạ 9-14 ngày, chiều cao mạ (từ 10 – 20cm) hoặc số lá mạ (2-3 lá), bề dày thảm mạ (2,5 - 3cm) phủ rễ trắng, rễ mạ đan xen vào nhau, đảm bảo kết thành thảm khi nhấc lên khỏi khay; cây mạ khỏe.

- Trước khi cấy khoảng 10 tiếng nên để mạ khô để máy cấy cấy đều khóm.

Ảnh: Mạ được cuộn trước khi vận chuyển

* Lưu ý:

- Khi vận chuyển mạ đến ruộng cấy, mạ được cuộn lại phải cho chiều rễ ra ngoài.

- Khi cuộn mạ phải cấy ngay trên ruộng, nếu mạ đã cuộn mà chưa cấy liền, cần rải mạ nơi thoáng mát để tránh trường hợp mạ yếu, mất sức chậm phục hồi sau cấy.

Trên đây là quy trình kỹ thuật làm mạ khay phục vụ cấy máy cho bà con nông dân, cơ sở sản xuất lúa thương phẩm và lúa giống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dân tham khảo.

Từ khóa » Cấy Lúa Mạ Khay