Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Rau Quế Vị

Giống

Giống rau địa phương, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương.

Thời vụ trồng

Cây rau quế vị thường được trồng quanh năm. Tuy nhiên, mùa mưa cây sinh trưởng nhanh hơn và cho năng suất cao hơn mùa nắng.

Chọn đất, làm đất

Cây rau quế vị có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để trồng rau quế vị có năng suất cao cần chọn đất chủ động tưới tiêu, có thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng.

Làm đất: Bón toàn vôi khi làm đất. Đất trồng được cày bừa nhuyễn, san bằng phẳng. Bón lót bằng phân chuồng ủ hoai hay phân hữu cơ vi sinh, toàn bộ super lân, cày lấp phân, sau đó bơm nước sạch vào ruộng cho đến khi chiều cao mực nước được 2 cm, để 2 ngày sau mới tiến hành trồng.

Sau khi cấy rau 3 ngày: xử ly chế phẩm Trichoderma HLV – Tricho. Với liều lượng 50 g Trichoderma HLV – Tricho/16 lít. Lượng dùng 100 bình/1.000 m2.

Chuẩn bị giống

Lượng cây giống

Lượng cây giống cần cho 1000 m2 dao động từ 2.000 – 3.000 kg (1.000 m2 cây giống trồng lại được 1.000 m2 vụ mới, tỷ lệ nhân giống là 1:1).

Chăm sóc cây giống

Cây rau quế vị sau khi thu hoạch được 2 vụ thì tiến hành chăm sóc và dưỡng lại cây và rút nước cạn nhưng không được để khô, bổ sung thêm phân lân để cho cây dưỡng lại bộ rễ. Các loại phân bón và liều lượng phun như sau (cho diện tích 1.000 m2):

  1. Phân Siêu lân, liều lượng 40 g/bình 16 lít; phun 2,5 bình;
  2. Phân Tốt Rễ: 20 g/bình 16 lít; phun 2,5 bình
  3. Bón bổ sung 2 lần phân NPK 20 – 20 – 15 (tính cho 1.000 m2) cho cây giống (lượng phân nguyên chất 10 kg N – 10 kg P2O5 –75 K2O) như sau:

– Lần 1: 10 ngày sau thu hoạch (Sau khi cắt) khi cây lên chồi đều: 30 kg

– Lần 2: 17 – 20 ngày sau thu hoạch (Sau khi cắt): 20 kg

Tùy theo thời vụ, khi cây cao được 15 – 20 cm (khoảng 25 – 30 ngàysau khi cắt) thì tiến hành nhổ trồng.

Mật độ, khoảng cách trồng

– Vụ nắng: trồng với khoảng cách hàng x bụi là 15 x 10 cm, 3 – 4 cây/bụi (66 bụi/m2).

– Vụ mưa: trồng với khoảng cách 10 cm x 10 cm, 3 – 4 cây/bụi (100 bụi/m2). Trước khi trồng cần tưới một ít nước lên trên bề mặt rau. Khi trồng xong cần dùng nước phun nhẹ trên bề mặt lá để rửa những vết bùn bám trên bề mặt lá.

Bón phân cho ruộng rau thương phẩm

Lượng phân bón (tính cho 1.000 m2):

Lượng phân nguyên chất (kg/1.000 m2):

– Vụ nắng: 11,5 N – 7,6 P2O5 – 7,5 K2O

– Vụ mưa: 14,2 N – 7,6 P2O5 – 7,5 K2O

Lượng phân thương mại:

 

STT

 

 

Loại phân

Mùa nắng

Mùa mưa

Kg

Kg

1

Phân hữu cơ vi sinh

500

500

2

Vôi

50

50

3

Super lân

10

10

4

KCl

5

5

5

NPK 20 – 20 – 15

30

30

6

Urê

12

18

7

Phân bón lá Siêu lân, Amino Fit. XtraTM

Phun theo khuyến cáo

 

 

Phương pháp bón

 

STT

 

Loại phân

 

Bón lót (trước cấy 2 ngày)

 

Thúc 1(4-5 NSC)

 

 

Thúc 2 (10-12 NSC)

 

 

Thúc 3 (17-20NSC)

 

 

Thúc 4 (25-28 NSC)

 

1

Phân hữu cơ vi sinh

100%

0

0

0

0

2

Vôi

100%

0

0

0

0

3

Super lân

100%

0

0

0

0

4

KCl

0

0

2

2

1

5

NPK 20-20-15

0

6

6

9

9

6

Urê (mùa nắng)

0

3,5

3,5

2,5

2,5

7

Urê (mùa mưa)

0

5

5

4

4

Bón phân vào buổi chiều mát, bón đều tay và cách ly ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

– Phun các loại phân bón lá:

+ Lần 1: 10 ngày sau cấy rau: Siêu lân: 25 g/bình 16 lít; 25 bình/ha.

+ Lần 2: 17 ngày sau cấy rau: Amino Fit.XtraTM: 25 mL/bình 16 lít; 25 bình/ha.

Chăm sóc

Tưới nước

Khi ruộng rau trồng có mức nước dưới 3 – 5 cm thì cần tưới nước để bổ sung sao cho ruộng luôn duy trì mực nước 3 – 5 cm.

Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu, bệnh hại

– Các loại sâu hại trên rau quế vị bao gồm sâu xanh, rệp mềm gây hại khá phổ biến là các đối tượng dịch hại dễ phòng trừ nếu phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời.

– Bệnh đốm lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau nếu không được phòng trừ kịp thời.

Biện pháp phòng trừ

    • Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp
    • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu, bệnh kịp thời
    • Tiến hành chăm sóc cây đầy đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt đủ sức kháng bệnh.
    • Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp ly, nên luân canh với lúa nước.
    • Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây vụ trước.
    • Phun thuốc bảo vệ thực vật: tùy thuộc vào mật số sâu và tỷ lệ bệnh xuất hiện. Có thể phun phòng như sau:

+ Lần 1 (5 NSC): Manozeb 80WP (Mancozeb) + Sấm sét 25WP (Buprofezin).

+ Lần 2 (10 NSC): Antracol 70 WP (Propineb )+ Chess 50WG (Pymetrozine).

+ Lần 3 (15 NSC): Ridomil Gold 68WG (Mancozeb +Metalaxyl_M) + (Pymetrozine + Buprofezine).

Liều lượng sử dụng: Theo liều lượng khuyến cáo sử dụng trên rau hoặc lúa. Ngưng phun thuốc trước thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Thu hoạch

– Từ khi trồng đến thu hoạch dao động từ 35-40 ngày (vụ nắng) và 30- 35 ngày (vụ mưa).

– Tùy tình hình sinh trưởng, nếu rau xấu có thể lưu thêm vài ngày, hoặc thu sớm hơn nếu sâu bệnh gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất

– Thu hoạch hành phải bảo đảm thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV, bón phân và chất phụ gia (từ 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch)

– Cắt rau bằng tay, lặt sạch, bó thành từng bó. Rửa sạch, để ráo nước và đặt vào dụng cụ chứa (giỏ nhựa, túi ni lông, khay…) thật nhẹ nhàng, trách xây sát, bầm giập để giảm nguy cơ nhiễm bệnh sau thu hoạch.

– Thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với hành phải được làm từ những chất không độc hại, đảm bảo sạch sẽ.

Từ khóa » Cách Trồng Cây Rau Xá Xị