QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẦU | | Hạt Giống Tốt Đông Bẩy

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẦU

(Lagenaria siceraria)

A. Giới thiệu

Cây Bầu tên khoa học Lagenaria siceraria, là một loài thực vật có hoa trong họ bầu bí (Cucurbitaceae).

Là cây dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng. Quả mọng màu xanh nhạt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng, hạt trắng.

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cây bầu có nhiều loại giống tùy thuộc hình dạng và kích thước của quả, như:

Có quả hình trụ, dài (có khi dài đến 1 m), và vỏ có đốm (bầu sao).

Có quả hình trụ tương tự như bầu sao nhưng vỏ không có đốm. Đây là loại phổ biến nhất.

Có quả thắt co lại như bầu rượu (bầu nậm); loại này trồng để làm cảnh, quả để chín già có thể làm bình đựng nước, đựng rượu, làm đàn bầu.

Có quả đặc ruột. Đây là loại giống mới ở Việt Nam, cho năng suất, hiệu quả cao.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g quả bầu tươi như sau: 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21 mg calcium,  0,2% sắt và các vitamin: caroten 0,02%, vitamin B1: 0,02%, vitamin B2 0,03%, vitamin PP 0,40% và vitamin C 12 mg. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.

Hiện nay bầu được trồng gần như quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào… Lá non cũng có thể luộc, xào như một loại rau lá.

B. Quy trình kỹ thuật

I. Điều kiện ngoại cảnh

Cây bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo, ưa nhiệt độ cao từ 20-30 ºC và cường độ ánh sáng mạnh.

Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 9 – 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao.

1. Thời vụ

Cây Bầu có thể trồng quanh năm.

Vụ xuân: Gieo trồng từ tháng 1

Vụ hè: Gieo trồng vào tháng 5 – 6

Vụ thu gieo trồng bầu vào tháng 9 – 10

2. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có những giống bầu sau:

Bầu lai F1 VA.72: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 35-45 cm, trái suôn, da xanh nhạt, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m².

Bầu sao trái dài F1 VA.218: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 40-45 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lượng quả 1.2-1.6 kg, khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m².

Bầu sao F1 VA.217: Là giống F1, kháng bệnh tốt, sai trái, trái dài 28-35 cm, da xanh có đốm trắng, trọng lương quả 0.7-1.5 kg. Khả năng phân nhánh mạnh nên năng suất cao. Thời vụ trồng quanh năm. Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo. Lượng giống cần thiết 60-80 g/1.000 m².

3. Kỹ thuật gieo trồng

Chuẩn bị đất: Làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất, phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất. Lên luống: Đất được cày bừa, băm nhỏ. Lên luống rộng 0,8 m – 1 m cao 20-30 cm. Tâm luống này cách tâm luống kia 4-5 m. Bón Lót: Vôi+ Phân hữu cơ + 100 g NPK 20-20-15/gốc sau đó lấp đất. Có thể phủ nilon đen hoặc không. Dùng lạt tre hoặc lấp đất để cố định 2 mép nilon. Xử lý hạt giống:  Dùng nước ấm  2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải ẩm 50% sau 24 h hạt nứt nanh thì đem trồng. Có thể gieo trong bầu nilon đen hoặc gieo trực trên đồng ruộng.

Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rễ mọc dài thì khi gieo trồng rễ dễ bị gãy. Trồng cây: Xới nhẹ lỗ trồng rải ít thuốc sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G sau đó tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây con.

Khoảng cách trồng: Trồng hàng 1 giữa luống. Luống cách luống 4-5 m, cây cách cây/luống  0.8 – 1 m.

4. Chăm sóc, bón phân

Tưới nước: Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái.

Bón thúc: Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:

Giai đoạn tăng trưởng: Kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn. Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cho cây ra hoa kết trái.

Giai đoạn ra hoa, đậu trái: Bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Bón thúc sau mỗi làn thu hoạch lứa quả.

Tỉa nhánh, bấm ngọn:  Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Làm giàn: Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò. Bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 50-55 ngày sau khi trồng bầu bắt đầu cho thu hoạch.

Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 – 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác. Thuốc trị Excell basa 50ND, Sarifos 585EC Bọ trĩ, nhện đỏ,rầy mềm: Regent 20WP, Reasgent 3.6 ec, Confidor 100sl, Actara 25WP. Ruồi vàng đục quả. Dùng thuốc dẫn dụ Vizubon. Bệnh hại

Nấm bệnh: Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ. Thuốc trị Ridomil Gold 68WG, Aliette. Héo rũ dùng Kasumin 2SL Sương mai, tán thư, nấm hồng, rỉ sắt: Dùng Antracol 70WP, Ridomil Gold 68WG, Kasuran 47WP, Vimonyl 72WP.

Sau khi trồng cần theo dõi hàng ngày sâu bệnh hại và tình hình sinh trưởng của cây trồng để tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

6. Thu hoạch

Sau khi trồng 50-55 ngày, tùy giống cây bắt đầu cho thu hoạch. Tiến hành thu hoạch kịp thời để không lỡ lứa và cây cho năng suất. Để kéo dài thời gian thu hoạch lúc nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ Seaweeed 95% .

Từ khóa » Cây Bàu