Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa ... - Cẩm Nang Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Ở một số vùng hoa Thiên lý trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho các hộ dân. Là giống hoa lạ, thơm và giàu dinh dưỡng đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 5 lần một số cây rau màu khác.
Quy trình kỹ thuật trồng hoa Thiên lý ra hoa quanh năm
1. Chọn vùng trồng hoa thiên lý năng suất cao
- Hoa Thiên lý là cây không quá khắt khe về điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên để cây ra hoa quanh năm cần chọn vùng trồng có điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Vùng trồng hoa Thiên lý có nhiệt độ từ 20 – 25oC, có nhiều gió và ánh sáng. Hoa Thiên lý phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần duy trị độ ẩm vừa phải để cây ra hoa liên tục.
- Hoa Thiên lý trồng được ở cả 3 miền Bắc – Trung - Nam nhưng miền Bắc do có mùa đông lạnh nên thường trồng vào mùa xuân, diện tích trồng không tập trung như vùng Trung và Nam.
Hoa Thiên lý
2. Kỹ thuật chọn giống vào trồng hoa Thiên lý
* Trồng hoa Thiên lý vào mùa nào? Hoa Thiên lý được trồng quanh năm nhưng để tỷ lệ sống và năng suất, chất lượng hoa tốt thì nên trồng từ tháng 6 – 8 dương lịch đối với vùng Trung và Nam. Đối với miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.
* Kỹ thuật lựa chọn giống hoa Thiên lý: Giống hoa Thiên lý nên mua ở các đơn vị cung ứng uy tín, có thể chọn mua dây lươn hoặc dây thân để làm hom trồng.
- Dây lượn: Chọn cây trồng khỏe mạnh, thời gian lưu gốc kéo dài từ 4 – 5 năm. Tuy nhiên ra hoa chậm.
- Dây thân: Cây khỏe ra hoa nhanh nhưng thời gian lưu gốc chỉ từ 2 – 3 năm.
Cây giống hoa Thiên lý
- Lưu ý:
+ Nên chọn dây thân cái để cho ra nhiều hoa. Chọn dây thân bánh tẻ, ngả màu nâu, không quá non và cũng không quá già, đường kính từ 0,5 – 0,7 cm, chiều dài mỗi hom khoảng 50 – 60 cm đảm bảo có từ 4 – 5 mắt.
+ Khoanh tròn phía dưới, để lại 1 – 2 mắt phía trên. Chấm tro vào 2 đầu để vết cắt không bị chảy nhựa, mất nước. Để kích thích hom nảy mầm có thể phun các chế phẩm kích mầm có bán trên thị trường.
* Chuẩn bị cọc làm giàn cho hoa Thiên lý: Để giàn chắc chắn, không bị đổ, tuổi thọ dài, nên chuẩn bị cọc betong hoặc sắt có chiều dài 2 m.
Chuẩn bị giàn trồng hoa Thiên lý
- Dùng cọc đã chuẩn bị để chôn xuống đất khoảng 20 - 30 cm giúp cọc chắc chắn, không bị đổ. Khoảng cách giữa các cọc nên từ 3 - 3,5 m. Đóng cọc thành 2 dãy ở 2 mép giàn hoa Thiên lý, phía trên dùng dây kẽm căng đan xen với nhau thành giàn.
- Nếu đất rộng, nên chia thành nhiều giàn hoa thiên lý khác nhau, mỗi giàn cách nhau 1m, rộng từ 5 - 8 m, bố trí theo hướng đông tây.
* Kỹ thuật trồng hoa Thiên lý bằng hom
- Đào hố trồng vào giữa hoặc 2 mép giàn đã chuẩn bị. Nếu bố trí bên mép thì hố phải trồng so le để dây Thiên lý khi lên sẽ bò đều xung quanh giàn.
Mô hình trồng hoa Thiên lý đạt năng suất cao
- Kích thước hố trồng: sâu 40 cm, rộng và dài từ 0,5 - 1 m. Mỗi hố cách nhau từ 3 - 4 m, dùng để trồng 2 - 3 hom.
- Phần đất đào đánh tới xốp, trồn đều với phân bón lót là phân chuồng, phân vô cơ, phân vi sinh rồi cho xuống hố ngập 2/3 hố.
- Dùng hom dây thiên lý cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, tiếp tục lấp đất lên mặt, nén chặt. Sau khi trồng, tưới nước đẫm để tăng độ ẩm giúp bộ rễ của cây thiên lý phát triển nhanh hơn.
3. Kỹ thuật chăm sóc hoa Thiên lý sau trồng
3.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
- Sau khi trồng, duy trì tưới nước từ 7 - 10 ngày thì phần mắt để chừa lại bên trên sẽ bắt đầu đâm chồi non. Các chồi này cần được bảo vệ, tránh bị gãy, hỏng.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý
- Khi cây bắt đầu ra dây nên chọn dây mập mạp, khỏe mạnh làm thân chính – dây cái, đồng thời cắt bỏ các dây nhỏ, không đạt yêu cầu.
- Dây Thiên lý bắt đầu leo lên đến giàn thì bấm ngọn để tạo tán cấp 1. Trên tán cấp 1 có từ 8 - 10 lá, tiếp tục bấm ngọn các cành để tạo thành tán cấp 2 và phát triển tán cấp 3 tương tự đến khi toàn bộ dây Thiên lý đã leo kín giàn.
- Trong suốt quá trình chăm sóc cần chủ đồng điều chỉnh nhánh cho dây Thiên lý tránh các dây cuốn vào nhau. Bên cạnh đó tỉa lá già, lá vàng, lá úa cho giàn thông thoáng tránh sâu bệnh hại.
- Từ năm thứ 2 cần tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, cành yếu khi bắt đầu vào mùa đông và cắt tỉa các dây bị sâu bệnh hại.
Xem thêm < Kali Cacbonat - Kali hữu cơ > |
3.2 Kỹ thuật bón phân cho hoa Thiên lý trĩu bông
- Khi cây bắt đầu leo đến giàn, tiến hành bón phân lần đầu tiên bằng cách pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 1 : 20, đem tưới xung quanh gốc, cách gốc khoảng 60 cm tránh làm xót rễ.
Bón phân kết hợp chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý
- Khi cây hoa Thiên lý bắt đầu ra hoa thì tiến hành bón bổ sung. Liều lượng tính cho 1 gốc/ tháng: 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 30 gram phân ure+ 80 gram phân lân + 10 gram phân Kali. Khi bón không cần xới đất chỉ cần rải quanh gốc, cách gốc 30 – 50 cm. Sau khi rải phân thì phủ thêm một lớp mùn hoặc lá khô lên trên tránh phân bón bị bốc hơi khi trời nắng nóng.
3.3 Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý
- Rễ cây hoa Thiên lý không ăn sâu nên không chịu được ngập úng. Nhưng cần tưới đủ nước nếu không cây sẽ bị khô hạn, cằn cỗi, ra hoa ít, năng suất thấp. Trung bình ngày tưới 2 lần, tưới vào sáng sớm và chiều mát.
Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý
- Có thể lắp hệ thống tưới phun sương trên mặt lá vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tưới trên mặt lá để giảm thoát hơi nước qua lá, hạn chế tối đa các tổn hại đến hoa.
3.4 Kỹ thuật kích thích cây Thiên lý ra hoa quanh năm
- Khi thời tiết trở lạnh cây Thiên lý sẽ ngừng ra hoa, để cây Thiên lý ra hoa quanh năm cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:
+ Tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh, nhánh phụ, chỉ để lại nhánh chính trên giàn.
+ Kết hợp bón phân hữu cơ, phân vi sinh, tưới nước để kích thích bộ rễ cây phát triển.
+ Phun phân bón qua lá kích thích cây ra chồi mới, nhánh mới và ra hoa.
+ Vào mùa đông, những tháng ngắn ngày, như tháng 2 âm lịch, có thể mắc thêm bóng đèn rải đều trên giàn để sưởi ấm cho cây Thiên lý. Mỗi đêm duy trì thời gian thắp từ 4 - 5 tiếng, chia làm 2 khung giờ: từ 19 h đến 22 h và từ 3 h đến 5h sáng hôm sau.
Xem thêm < Gibberellic Acid GA3 nguyên chất 90% > |
4. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Thiên lý
- Cây thiên lý là khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng Thiên lý, cũng cần để ý một số loại sâu bệnh hại như: rệp, rầy mềm, nấm đen và bọ trĩ.
- Các loại sâu bệnh hại này sẽ phát triển rất nhanh vào mùa nắng nóng, đúng vào thời điểm hoa thiên lý nở rộ.
- Với rệp và rầy mềm, khi mới phát hiện, có thể dùng chổi lông và tờ giấy bìa cứng để quét rệp vào rồi giấy rồi mang đi đốt, tránh để lây lan ra khắp giàn.
Giàn hoa Thiên lý
- Khi bắt đầu ra nụ hoa, rệp cũng có thể chui vào bên trong và tấn công. Cần thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng tăm nhọn cho vào kẽ chùm nụ, nếu thấy rệp thì đẩy chúng ra.
- Nếu như dịch bệnh phát triển mạnh, cần dùng thuốc đặc trị theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật để phun trên mặt, tránh để lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến hoa ở thời điểm thu hoạch.
- Phải có thời gian cách ly từ 15 - 20 ngày mới được thu hoa, nếu không sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
- Tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh.
5. Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý
- Nếu chăm sóc và tưới tiêu đúng quy trình, bón đủ liều lượng phân thì sẽ thu hoạch hoa thiên lý từ thời điểm tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Sau tháng 10 thu hoạch, cần tiến hành thêm kỹ thuật kích thích ra bông thiên lý vào đàu mùa xuân thì sẽ thu hái được quanh năm. Hoa có mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm từ những nách lá. Mỗi bông hoa có màu xanh lục hoặc màu vàng bắt mắt, có 5 cánh nở đều, đẹp.
- Thu hoạch hoa Thiên lý vào buổi chiều. Dùng kéo cắt nhẹ từng chùm. Sau khi cắt thì đem về rải rộng ra nhà, nên để trong bóng tối hạn chế hoa nở để tăng giá trị xuất bán ngày hôm sau.
Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý
Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cách trồng hoa thiên lý như thế nào, kỹ thuật trồng hoa thiên lý, làm cách nào hoa thiên lý ra hoa quanh năm, vùng nào trồng được hoa thiên lý, hoa thiên lý trồng vào mùa nào, trồng hoa thiên lý bao lâu được thu hoạch hoa, kỹ thuật bón phân cho hoa FLC Sầm SơnTừ khóa » Hoa Thiên Lý Trồng Mùa Nào
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Bón Hoa Thiên Lý
-
Trồng Hoa Thiên Lý ở Miền Bắc Vào Tháng Mấy
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý - Bí Quyết Cho Hoa Nở Quanh Năm
-
Cách Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm Tưởng Khó ... - AVi Việt Nam
-
Mùa Hoa Thiên Lý: Người Dân Xứ Nghệ “đút Túi” Tiền Triệu Mỗi Ngày
-
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Thiên Lý
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Thiên Lý
-
Cách Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm Tưởng Khó Mà Dễ ợt
-
Cây Hoa Thiên Lý
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Cho Hoa Sai Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Thiên Lý Và Mẹo để Hoa Nở Nhiều Qua Các Năm
-
Cây Thiên Lý – Kinh Nghiệm Trồng, Chăm Sóc Hiệu Quả Và Lưu ý
-
Cách Trồng Hoa Thiên Lý đơn Giản Vừa Có Rau ăn Vừa Có Bóng Mát