QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA CÚC ĐẠT ...
Có thể bạn quan tâm
Diện tích trồng hoa trên địa bàn huyện Việt Yên ngày càng được mở rộng, đã hình thành những vùng trồng tập trung như thị trấn Nếnh, thị trấn Bích Động, Bích Sơn, Nghĩa Trung,...Cây hoa đang dần trở thành một trong những cây trồng chính ở vụ đông hiện nay và chủng loại hoa đang được bà con nông dân trồng phổ biến là hoa Cúc, hoa Lay ơn, hoa Lyly,....
Hoa Cúc là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, hoa cúc được trồng phổ biến khắp nơi, hoa cúc có mặt ở các vườn hoa công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới. Hoa cúc là cây đa dụng, có thể cắm lọ, làm hoa bó, hoa lẵng, hoa bát, trồng chậu, trồng ban công, khuôn viên, hoa thảm trang trí đường phố. Ngoài ra hoa cúc còn sử dụng làm dược liệu, hương liệu rất quý.
Hình ảnh: Ruộng hoa cúc chuẩn bị cho thu hoạch
Để trồng và chăm sóc ruộng hoa Cúc đạt được năng suất và chất lượng cao bà con nông dân trồng hoa cần lưu ý một số yêu cầu như sau:
I.Giới thiệu về một số loại giống hoa Cúc
1. Nhóm cúc đông:
Cây có nguồn gốc ôn đới nên đều chịu được lạnh và được trồng vào vụ đông là chính. Các giống chủ yếu: CN07-6, Vàng Đài Loan, CN97, Vàng Phalê, Chi trắng, Chi vàng con, Trắng huệ …
2. Nhóm cúc hè:
Một số giống cúc chịu được nhiệt độ cao, trồng vụ hè, sinh trưởng, phát triển tốt như CN93, CN98, vàng hè 2000. Nhìn chung, các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn, cây cứng, hoa nhanh tàn.
II. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa Cúc
1. Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng đối với hoa cúc, ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa và nở hoa của cúc. Cúc được xếp vào nhóm cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hoá mầm hoa tốt nhất là 10h/ngày. Thời gian chiếu sáng kéo dài, sinh trưởng của hoa cúc dài hơn, cây cao hơn, lá to, hoa ra muộn hơn.
2. Nhiệt độ
Đa số các giống Cúc trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 20oC (vụ thu đông), có một số giống chịu nhiệt độ cao hơn từ 30-35oC (thích hợp với vụ hè).
3. Độ ẩm
Cúc là cây trồng cạn ưa ẩm, không chịu được úng. Độ ẩm đất 80-85%, độ ẩm không khí 70-80% là thích hợp cho cây cúc phát triển, đặc biệt thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng gây thối hoa.
4. Đất
Yêu cầu đất cát pha, thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước, tơi xốp, nhiều mùn, pH từ 6-7. Nếu trồng ở vùng đất thịt nặng, úng thấp, cây sinh trưởng kém, hoa nhỏ, chất lượng hoa xấu và dễ bị héo xanh vi khuẩn.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.Thời vụ trồng
Dựa vào đặc điểm của giống chia ra làm 2 vụ chính:
- Cúc hè trồng vào vụ xuân hè và hè thu.
- Cúc đông trồng vụ thu đông và đông xuân.
+ Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3, 4, 5 thu hoa vào tháng 6, 7, 8: Trồng giống Vàng hè, Trắng hè, Tím hè, CN93, CN98.
+ Vụ Hè thu: Trồng tháng 5, 6, 7 thu hoa vào tháng 9, 10, 11: Trồng giống Vàng hè, Tím hè, Trắng hè...
+Vụ Thu đông: Trồng tháng 8, 9 thu hoa vào tháng 11,12: Trồng giống CN07-6, Tím sen, Vàng Đài Loan, Vàng mai, Ánh tím, Phan tím, Đỏ nhung, Phalê, Trắng huệ...
+ Vụ Đông xuân: Trồng tháng 10, 11 thu hoa vào tháng 1, 2, 3: Trồng giống Vàng Đài Loan, CN07-6, Tím sen, Chi trắng, Phalê, Vàng mai...
2. Kỹ thuật làm đất
- Làm đất: cày sâu, bừa kỹ, phơi ải làm nhỏ đất. Không nên làm đất quá mịn vì dễ bị đóng váng khi mưa.
- Lên luống: Chân luống rộng 1,1-1,2m, mặt luống rộng 80- 90 cm, luống cao 20 - 30 cm (tùy thời vụ).
- Bón lót kết hợp lên luống:
+ Lượng phân bón lót: 1-2 tấn phân chuồng đã được ủ hoai với 30 kg phân lân supe.
+ Cách bón: Trộn đều với đất trên mặt luống sau đó vét rãnh phủ lên trên một lớp đất mỏng che kín phân.
+ San mặt luống hình mui thuyền
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1. Chọn cây giống
Chọn những cây giống cao 4-5cm, có 3-5 lá, rễ ra đều, cây xanh tốt, to khỏe, không sâu bệnh. Tuỳ thời vụ, địa điểm trồng mà chọn giống hoa cho thích hợp.
3.2. Mật độ và khoảng cách trồng
- Với những giống hoa to, ĐK 8 - 12 cm, thân mập thẳng, có bộ lá gọn và để 1 bông trên cây: khoảng cách trồng 13 x 15cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 cây/m2 (tương đương 11.000 – 12.000 cây/sào BB); các giống CN07-6, Vàng Đài Loan, Tím sen …
- Với những giống hoa nhỏ, ĐK 2 - 5 cm, để nhiều bông: khoảng cách trồng 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30- 35 cây/m2 (tương đương 9.000 - 10.000 cây/sào BB), với các giống: Chi trắng, Chi vàng, Phalê, Chi đỏ mới, ...
3.3. Kỹ thuật trồng
Khi trồng hoa chú ý lấy tay ấn chặt gốc, có thể che phủ đất bằng rơm mềm hoặc mùn thực vật. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.
3.4. Kỹ thuật tưới nước
- 7 ngày đầu sau trồng tưới 2 lần/ngày, sau đó 1-2 ngày/lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Có 2 cách tưới nước cho cúc:
- Tưới mặt: Dùng vòi hoặc bình ô doa để tưới, chỉ tưới đủ ẩm, không nên tưới đẫm nước (dùng cho cây mới trồng)
- Tưới rãnh: Cho nước ngập 2/3 rãnh, để 1-2 giờ sau đó rút nước đi (tưới khi trời khô hanh, cây trồng được 10-15 ngày, tưới 7-10 ngày 1 lần).
Thông thường nên kết hợp 2 phương pháp tưới trên.
3.5. Kỹ thuật bón thúc
- Lượng phân bón thúc cho 1 sào Bắc Bộ
+ Phân NPK đầu trâu (13-13-13+ TE) : 30 kg
+ Phân đạm ure: 3 kg
- Cách bón: Bón làm 6 đợt, ngâm phân Đầu trâu trước 1 -3 ngày hòa loãng tưới hoặc rắc vào giữa 2 hàng.
Đợt 1: Tưới nhử, sau trồng 7-10 ngày hòa loãng 5 kg Đầu trâu
Đợt 2,3,4: Sau trồng 20,30,40 ngày bón (5 kg đầu trâu +1 kg ure)/đợt.
Đợt 5,6: Sau trồng 50,60 ngày bón 5 kg Đầu trâu/đợt.
- Có thể tưới bổ sung một số chât hữu cơ đã ngâm ủ hòa lãng: Bột đậu tương, bột cá.
3.6. Làm cỏ, xới xáo, tỉa cành:
- Làm cỏ thường xuyên.
- Xới xáo phải làm khi cây còn nhỏ, khi cây lớn cần hạn chế để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
- Đối với Cúc 1 bông phải tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ bên, chỉ để 1 nụ to trên thân chính. Tỉa bỏ ngay khi nụ còn bé để không tiêu hao dinh dưỡng của nụ chính. Đối với cúc chùm, nên tỉa bớt các cành tăm, cành mọc gần sát gốc cây, có thể ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều.
3.7. Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc:
- Chiếu sáng bổ sung để ngăn cản ra nụ sớm
Nhiều giống hoa cúc phản ứng rất chặt với ánh sáng ngày ngắn (như Tím sen, Vàng pha lê, Chi trắng, Chi vàng con...) do vậy khi mới trồng, gặp điều kiện ánh sáng ngày ngắn (tháng 9,10,11,12) đã ra hoa, làm giảm chất lượng cành hoa.
Để khắc phục hiện tượng này, khi trồng cúc vào vụ Đông Xuân: Dùng bóng điện 75W để chiếu sáng thêm 3-4 giờ vào lúc chiều tối (17-21giờ) hoặc lúc nửa đêm (21-24 giờ), sử dụng rơle tự ngắt để bật tắt công tắc điện, cứ 6m2 đặt 1 bóng, chiều cao bóng đèn cách ngọn cây 0,8 - 1,0 m.
Chiếu sáng liên tục từ khi trồng đến khoảng 20-30 ngày sau trồng, tùy thuộc thời điểm trồng, sẽ làm cây chậm phân hoá mầm hoa, kết quả là cây đủ chiều cao cần thiết mới ra hoa.
- Sử dụng một số hoá chất kích thích sinh trưởng để tăng chiều cao cây: như phun GA3 (dạng viên sủi) hoặc kích phát tố thiên nông, phun ở giai đoạn đầu sau trồng 20-30 ngày, phun 1-2 lần, tránh phun muộn làm cổ bông dài, chất lượng hoa giảm.
3.8. Làm giàn giữ cây
Khi cây cúc đạt chiều cao từ 20 – 30 cm tiến hành cắm cọc, làm giàn giữ cho cây cúc mọc thẳng không bị đổ. Dùng cọc tre chắc cắm 2 bên luống với khoảng cách 1,5m/cọc, sau đó dùng dây ni lông hoặc lưới đan sẵn căng 1-2 lớp trên mặt luống chớm ngọn cây, sao cho cây cúc phân bố đều trong mắt lưới. Khi cây lớn dần thì lưới được nâng dần lên theo độ cao của cây. Với cúc đơn bông căng hai lớp lưới, cúc chùm căng 1 lớp.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại hoa4.1. Sâu hại
4.1.1. Rệp
- Triệu chứng: Rệp thường tập trung ở phần đỉnh ngọn cây, lá non, trích hút làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân.
- Phòng trừ: Dùng thốc Karate 2,5 EC liều lượng15 - 20 ml/bình 16L, hoặc Supracide 40ND liều lượng 20 – 30 ml/bình 16L, Ascend 20SP liều lượng 10-16ml/bình 16 L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi rệp xuất hiện. Rệp phát triển mạnh phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc.
4.1.2. Sâu xanh, sâu khoang hoặc sâu cuốn lá
- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hỏng hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non.
Thường phát sinh vào tháng 3-5
- Phòng trừ: sâu tuổi lớn bắt thủ công bằng tay vào sáng sớm, sử dụng một trong các loại thuốc: Sherpa 25EC liều lượng 20-30ml/16L, Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/bình 16L, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi sâu non xuất hiện. Sâu phát triển mạnh phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc.
4.1.3. Sâu vẽ bùa
- Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, ăn phần diệp lục màu xanh, để lại lướp biểu bì trên tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, làm hỏng lá.
Sâu thường phát sinh vào vụ xuân hè.
- Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh diệt sâu non và trứng trong lá như Selecron 500EC, liều lượng 30-40ml/bình16L, Brightin 1.8EC 15-20ml/bình 16L, Reasgant 3.6EC 10ml/bình 16L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi sâu xuất hiện. Sâu phát triển mạnh phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc.
4.2. Bệnh hại
4.2.1. Bệnh đốm lá (do nấm Cercospora sp.)
- Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất định màu nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh phát triển mạnh khi nóng ẩm.
Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc: Anvil 5SC liều lượng 16-20ml/bình 16L, Score 250ND liều lượng 10ml/bình 16L, Ziflo 76WG liều lượng 90-100g/bình 16L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi bệnh xuất hiện, bệnh nặng phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc.
4.2.2. Bệnh phấn trắng (Oidium sp.)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, gây hại trên lá là chủ yếu. Khi bệnh nặng có thể làm thối nụ, hoa không nở được.
Bệnh phát sinh mạnh vào mùa hè nóng ẩm.
- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc: Aliette 80WG liều lượng 50g/bình 16L, Anvil 5 SC liều lượng 15– 20 ml/bình 16L hoặc Dupont Kocide 53.8DF liều lượng 15-16G/16L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi bệnh xuất hiện, bệnh nặng phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc
4.2.3. Bệnh gỉ sắt (do nấm Puccinia chrysanthemi)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi, ban đầu màu da cam sau chuyển màu rỉ sắt, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm. Bệnh thường phát sinh vào tháng 3-6.
- Phòng trừ: Sử dụng Viben-C 50WP liều lượng 40G/16L, Anvil 5 SC liều lượng 15-20ml/bình 16L, Copforce blue 51WP liều lượng 35-40g/16L.
Phun 1-1,5 bình/sào BB, phun khi bệnh xuất hiện, bệnh nặng phun 5-7 ngày/lần, luân chuyển thuốc.
4.2.4. Héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)
- Triệu chứng: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục, ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên.
Bệnh phát sinh mạnh vào mùa hè, trên đất trồng màu, không được ngâm giầm hay phơi ải.
- Phòng trừ: Dùng biện pháp luân canh, xử lý đất trước khi trồng, nhổ bỏ cây bệnh, vệ sinh vườn trồng, hạn chế tưới phun lên lá, tưới tràn, phun thuốc trừ sâu diệt môi giới truyền bệnh. Sử dụng một trong số loại thuốc: Ridomil Gold 68WG liều lượng 80-90G/bình 16L, Mancolaxyl 72 WP liều lượng 60-80g/bình16L, Streptomixin nồng độ 100 - 150 ppm, phun hoặc tưới gốc.
4.2.5. Bệnh sinh lý
Ngoài các bệnh truyền nhiễm, cây hoa cúc còn bị bệnh sinh lý (không truyền nhiễm) gây hiện tượng vàng lá, héo ngọn, cây sinh trưởng kém hoặc chết. Cần điều chỉnh việc bón phân, tưới nước hợp lý và phun bổ sung thêm phân bón vi lượng.
Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng bệnh ngay từ ban đầu, sau trồng nên phun Champion 57.6DP liều lượng 30-40g/bình16L, hoặc Funguran –OH 50WP liều lượng 30-35g/bình 16L, định kỳ 7 -10 ngày 1 lần, vừa giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh, vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.
IV. Thu hoạch và bảo quản hoa
1. Xử lý cận thu hoạch
Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày, hoà loãng kali vào nước tưới cho cây với lượng 2-3kg kali clorua cho 1 sào Bắc Bộ và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 - 2 ngày cần tưới đẫm nước.
2. Thu hoạch
Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh, hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài, dùng kéo cắt cành cắt cách mặt đất khoảng 3-5 cm, cắt vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, vào các ngày khô ráo.
3. Xử lý sau thu hoạch
Hoa sau khi thu hoạch cần đưa vào nhà mát để xử lý sơ bộ.
Phân loại cành theo chiều dài cành, đường kính hoa, hoặc mức độ nở hoa.
Bó hoa 10-20 cành/bó, tỉa bỏ lá già ở khoảng 1/3 gốc cành, cắt lại cành cho đều. Sau đó cắm vào dung dịch dinh dưỡng hoặc dụng dịch bảo quản hoa.
4. Bảo quản hoa
Có 2 phương pháp bảo quản hoa:
- Bảo quản bằng dụng dịch dinh dưỡng hoặc hóa chất:
Pha dung dịch dinh dưỡng đường glucoza hoặc sacaroza hoặc B1, nồng độ 3-5% sau đó cắm hoa vào để ít nhất 1-2 giờ.
Pha dung dịch hóa chất diệt khuẩn: AgNO3 hoặc Chrysal RVB hoặc STS nồng độ 0,1% sau đó cắm hoa vào để ít nhất 1-2giờ.
Có thể dùng đơn lẻ một trong hai loại dung dịch dinh dưỡng hoặc hóa chất diệt khuẩn hoặc pha chung một loại dung dịch dinh dưỡng và một loại hóa chất diệt khuẩn và cắm hoa vào để ít nhất 1-2giờ.
- Bảo quản trong kho lạnh:
+ Bảo quản khô: Sau khi cắm hoa trong dung dịch dinh dưỡng và hóa chất diệt khuẩn 1-2 giờ, nhấc hoa ra khỏi dung dịch, bao gói kín bó hoa bằng túi ni lông mềm và đặt trong kho lạnh.
+ Bảo quản ướt: Cắm hoa trong dụng dịch dinh dưỡng và hóa chất diệt khuẩn, đặt trong kho lạnh (không nhấc hoa ra khỏi dung dịch).
+ Nhiệt độ trong kho bảo quản từ 5-10oC.
+ Thời gian bảo quản trong 1 tuần.
Chúc bà con nông dân thành công!
Đỗ Hà – Trạm Khuyến nông
Từ khóa » Trồng Hoa Cúc Mùa Hè
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Cho Hoa đẹp Năng Suất Cao Quanh Năm
-
Cách Trồng Cúc Vàng Hè Cập Nhật Ngày 07/01/2020 - YouTube
-
CÁCH TRỒNG CHẬU HOA CÚC ĐẸP THANH NHIỆT CHO MÙA HÈ
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Cho Hiệu Quả Kinh Tế “cực Cao” - .vn
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc - Trung Tâm Khuyến Nông
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA CÚC TRỒNG ...
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Hoa Cúc Trong Chậu
-
15 Loại Hoa Mùa Hè đẹp Rực Rỡ, Dễ Trồng, Chịu Nắng Nóng Cực Tốt
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc đúng Kỹ Thuật, Bội Thu Vụ Tết - Sfarm
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Cúc Sao Băng - Nuibavi
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc - Trang Thông Tin điện Tử Hội ...