Quy Trình Làm IUI Như Thế Nào? Cần Lưu ý Gì Sau Khi Thực Hiện?

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hiện là phương pháp “cứu tinh” dành cho các cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn. Để hiểu rõ hơn làm IUI như thế nào, cần lưu ý gì sau khi thực hiện để tăng cơ hội thụ thai, hãy tham khảo những chia sẻ sau.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. IUI là phương pháp gì?
  • 2. Trường hợp nên và không nên áp dụng IUI
    • 2.1 Những đối tượng nên áp dụng phương pháp IUI
      • Với nam giới
      • Với nữ giới
    • 2.2 Đối tượng không nên áp dụng IUI
  • 3. Quá trình làm IUI như thế nào?
    • 3.1 Siêu âm, xét nghiệm
    • 3.2 Dùng thuốc kích thích trứng
    • 3.3 Lấy tinh trùng
    • 3.4 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
  • 4. Những lưu ý sau khi thực hiện IUI

1. IUI là phương pháp gì?

IUI (là viết tắt của từ Intra uterine insemination – phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) được thực hiện bằng cách dùng ống nhỏ đưa một lượng tinh trùng đã được lọc rửa vào buồng tử cung để tăng số lượng tinh trùng khỏe mạnh, giúp khả năng thụ thai cao hơn. Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI là khoảng 6 – 26%. Tuy nhiên để thành công còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, số lượng nang noãn, chất lượng tinh trùng và số lượng tinh trùng.

Làm IUI như thế nào

IUI được thực hiện bằng cách dùng ống nhỏ đưa một lượng tinh trùng vào buồng tử cung, với mục đích rút ngắn quãng đường đi của tinh trùng và giúp quá trình thụ tinh diễn ra thuận lợi hơn

2. Trường hợp nên và không nên áp dụng IUI

2.1 Những đối tượng nên áp dụng phương pháp IUI

Với nam giới

– Khả năng xuất tinh bị rối loạn như xuất tinh ngược, lỗ tiểu thấp hay rối loạn cương dương….

– Tinh trùng không đạt tiêu chuẩn về số lượng, khả năng di động hay hình dạng, kích thước.

– Tinh dịch chứa kháng thể kháng tinh trùng.

Với nữ giới

– Chất nhầy ở cổ tử cung quá đặc hoặc chứa kháng thể kháng tinh trùng.

– Rối loạn phóng noãn (khả năng phóng noãn có bất thường).

– Có bệnh lý lạc nội mạc tử cung (mức độ nhẹ).

– Mắc viêm tử cung mãn tính.

– Lượng trứng cơ thể giải phóng ra không đều hàng tháng.

chất nhầy ở cổ tử cung

Chất nhầy ở cổ tử cung không đủ tiêu chuẩn thì nữ giới sẽ được bác sĩ khuyến cáo áp dụng IUI để tăng cơ hội thụ thai

2.2 Đối tượng không nên áp dụng IUI

– Nữ giới bị tắc ống dẫn trứng, mắc các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, lạc nội mạc tử cung mức nặng.

– Người chồng tinh trùng số lượng ít, khả năng di động kém và lượng tinh trùng bị dị dạng lớn.

3. Quá trình làm IUI như thế nào?

Quy trình làm IUI như thế nào, gồm những bước gì có lẽ là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng trước khi thực hiện. Thông thường khi kỹ thuật IUI sẽ gồm các bước sau:

3.1 Siêu âm, xét nghiệm

– Cặp vợ chồng được bác sĩ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cơ bản về các vấn đề sức khỏe sinh sản, hormone, kiểm tra xem bộ phận sinh sản có đang bị viêm nhiễm gì không.

– Vào ngày thứ 2 – 3 của kỳ kinh, người vợ sẽ được kiểm tra tình trạng niêm mạc ở tử cung và kích thước noãn của hai buồng trứng.

3.2 Dùng thuốc kích thích trứng

– Khi xác định được tình trạng sức khỏe của người vợ bình thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích trứng trong khoảng 10 – 14 ngày. Tùy vào cơ địa, người vợ sẽ cần siêu âm thường xuyên để kiểm tra khả năng đáp ứng của trứng với thuốc. Trong một số trường hợp, người phụ nữ bị đa nang buồng trứng nên thời gian kích trứng lên đến 4 tuần.

– Với thuốc kích thích ở dạng tiêm, người vợ sẽ được tiêm hàng ngày vào buổi tối, thường khoảng 17 – 19 giờ tối, vì đây là khoảng thời gian tốt nhất để thuốc được hấp thụ.

– Sau khi noãn chín và đạt đủ kích thước tiêu chuẩn, người phụ nữ sẽ được tiêm thuốc vào khoảng thời gian phù hợp.

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kính trứng trong khoảng 10 - 14 ngày

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kích trứng trong khoảng 10 – 14 ngày

3.3 Lấy tinh trùng

Nam giới có thể chọn một trong hai cách sau:

– Lấy tại nhà: Trước khi mẫu tinh dịch được lấy ra, bệnh nhân được khuyến cáo kiêng quan hệ cũng như sử dụng đồ uống, chất kích thích trong khoảng 3 – 7 ngày để chất lượng tinh trùng không bị ảnh hưởng. Sau khi lấy tinh trùng ra, người chồng cần mang đến bệnh viện trong vòng 30 – 60 phút.

– Lấy trực tiếp tại bệnh viện: Phương pháp này được ưu tiên hơn vì tinh trùng tươi sau khi lấy ra tại phòng thí nghiệm sẽ được mang đi kiểm tra ngay, không có yếu tố lạ tác động vào.

Sau khi tinh trùng đã được lấy ra, bác sĩ tiến hành lọc rửa để loại bỏ những tinh trùng yếu, dị dạng, tạp chấp hay kháng thể kháng tinh trùng. Thể tích tinh trùng sau khi đã lọc rửa và cô đặc sẽ là khoảng 0,2 – 0,3ml. Nếu nhiều hơn sẽ gây nên hiện tượng chảy ngược ra ngoài đồng thời kích thích gây nên co thắt tử cung.

3.4 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung là sau khoảng 32 – 38h sau khi tiêm hormone kích thích trứng rụng. Chị em phụ nữ cũng không cần quá lo sợ vì thủ thuật bơm rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn gì.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung không gây đau đớn gì

Quá trình làm IUI như thế nào là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng khi tìm hiểu về phương pháp này

4. Những lưu ý sau khi thực hiện IUI

Để tăng cơ hội thụ thai, người vợ sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung cần lưu ý một số điều sau:

– Sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung, chị em nên nằm nghỉ ngơi khoảng 15 – 30p để cơ thể ổn định cũng như kiểm tra xem có bất thường nào không, sau đó có thể về nhà.

– Sau khi bơm tinh trùng, người vợ có thể sinh hoạt bình thường, tuy nhiên cần chú ý đi lại nhẹ nhàng và không chạy nhảy hoạt động mạnh, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai.

– Nếu gặp phản ứng phụ với thuốc, khó chịu trong cơ thể, vùng bụng bị căng tức, nôn mửa hoặc tiêu chảy…. thì người vợ nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

– Người vợ cần bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước một ngày, đảm bảo có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và khoa học, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng kéo dài.

– Sau khoảng 2 – 3 tuần thực hiện IUI, chị em nên dùng que thử thai hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thai không. Nếu que thử thai hiện 2 vạch chứng tỏ bạn đã có thai. Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lại bằng việc siêu âm xem thai đã làm tổ đúng vị trí chưa. Nếu thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm beta HCG) để kiểm tra có thai hay không, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín. Nếu vào tuần thứ 3, chỉ số nồng độ HCG từ 5 – 50 mIU/ml thì chứng tỏ người vợ đang mang thai.

Mong rằng bài viết trên đã giúp hiểu hơn về quy trình làm IUI như thế nào, những lưu ý khi thực hiện IUI. IUI hiện là phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến,hiện đại, phổ biến và ít tốn kém nhất hiện nay và rất nhiều cặp vợ chồng đã thành công với phương pháp này.

Từ khóa » Khám Iui Là Gì