Quy Trình Lợp Ngói Rìa, Ngói Nóc Người Xây Nhà Nên Tham Khảo
Mái nhà là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà ở có mái. Trong bài viết ngày hôm nay, Tân Phát mời bạn đọc cùng tìm hiểu về cấu tạo, các thành phần của một mái nhà cũng như quy trình lợp ngói. Các thuật ngữ trong xây dựng như ngói rìa, ngói nóc sẽ được chúng tôi làm rõ thêm để bạn đọc dễ hiểu. Nhìn chung, Tân Phát khuyến khích các gia chủ thuê một đội ngũ xây dựng uy tín đảm đương nhiệm vụ xây mái từ A đến Z để tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn. Tuy nhiên, việc biết thêm những kiến thức này cũng sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.
Các loại ngói có trên mái nhà
Hình dưới đây sẽ cho bạn thấy cái nhìn toàn diện về các loại ngói có trên mái nhà. Cụ thể, đối với một nhà mái ngói thông thường như mái thái, mái nhật,… sẽ bao gồm:
- Ngói chính
- Ngói rìa
- Ngói cuối rìa
- Ngói nóc
- Ngói cuối nóc
- Ngói lót nóc
- Ngói cuối mái
Định nghĩa: Ngói rìa là gì?
Trong xây dựng, ngói rìa được xếp loại là ngói “phụ kiện”, đi kèm với ngói lợp chính. Ngói rìa được sử dụng để viền theo các cạnh bên của mái, tăng độ thẩm mỹ cho mái nhà. Với mỗi mái nhà có kích thước khác nhau sẽ có ngói rìa phù hợp. Người thiết kế có thể biến tấu để ngói rìa tạo thành một điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.
Ngói rìa có tác dụng che phủ viền bên mái chính, cũng góp phần giúp mái tránh những ảnh hưởng từ bên ngoài như mưa, bụi ngấm vào kẽ hở của mái. Từ đó tăng độ bền của mái.
Quy trình lợp ngói rìa như thế nào?
Việc thi công lợp ngói rìa trong quy trình lợp ngói có phức tạp hơn gói chính một chút, đòi hỏi tỉ mỉ và chính xác. Trước khi tiến hành lợp ngói ta cần có sự chuẩn bị tính toán như sau:
a. Chuẩn bị lợp ngói rìa
- Tính toán: KTS cần tính toán cẩn thận số lượng, kích thước và bố trị sắp xếp ngói chính hợp lý để giảm thiểu cắt ngói chính ở rìa. Đồng thời, đảm bảo ngói rìa phải tiếp xúc mè.
- Cắt ngói chính ở phần rìa thẳng hàng: Việc cắt ngói chính ở rìa là khó tránh khỏi, tuy nhiên thợ xây cần chú ý cắt viền cho thẳng để thi công lợp ngói rìa được thuận lợi
- Chuẩn bị đinh vít: Để cố định ngói rìa vào mè cần dùng đinh vít. Ta không dùng đinh thường vì sẽ dễ làm vỡ ngói, khó tháo dời khi cần thiết. Các loại đinh thường được sử dụng để cố định ngói rìa có chiều dài L = 60 – 70 mm, đường kính d = 4-5 mm.
b. Quy trình lợp ngói rìa
Bước 1: Bắt đầu ốp ngói rìa từ viên ngói dưới cùng của viền mái. Sử dụng viên ngói ốp cuối rìa.
Bước 2: Lắp mè tạm thời để căn cho các viên ngói ốp rìa được thẳng hàng, thường đặt dưới xà từ 5 đến 7 cm.
Bước 3: Đo khoảng cách từ ngói ở hàng thứ 1 đến hàng thứ 2. Từ đó ta cắt bỏ phần dư thừa ở viên ngói ốp cuối rìa, để viên này che phủ vừa khít chiều dài viên ngói chính.
Bước 4: Dùng đinh vít bắn cố định viên ngói ốp cuối rìa.
Bước 5: Đặt viên ngói rìa tiếp theo, lưu ý để ốp sát, thẳng hàng nhau với viên ốp trước. Cố định bằng đinh vít tương tự qua 2 vị trí lỗ đinh trên thân ngói.
Bước 6: Sau khi lợp xong, kiểm tra lại bằng cách tiến hành căng dây. Hoặc căn cứ vào thanh mè tạm: cạnh dưới của các thanh ngói đều chạm vào mè tạm. Cuối cùng rút thanh mè tạm ra là hoàn thành.
Định nghĩa: Ngói nóc là gì?
Cũng giống như ngói rìa, ngói nóc là một phụ kiền bắt buộc phải có của mái nhà. Ngói nóc thậm chí đóng một vai trò rất quan trọng bởi nó nằm ở phần đỉnh mái, nối giữa hai mặt mái. Tên khác của ngói nóc là ngói bò, ngói bò nóc, ngói xóc nóc hay ngói úp, úp nóc… Ngói nóc có thể nói là bộ phận “đứng mũi chịu sào” hứng nước mưa, gió, nắng. Nếu lợp ngói nóc không đúng kỹ thuật có thể khiến nước thấm vào toàn bộ hệ thống mái từ trên xuống.
Ngói nóc được chia làm 3 loại phổ biến: ngói nóc lớn (nóc đại) và ngói nóc trung và ngói nóc tiểu. Loại ngói nóc đại và tiểu được sử dụng nhiều hơn cả.
Quy trình lợp ngói nóc
a. Chuẩn bị cho việc thi công lợp ngói
Chú ý khoảng cách giữa các thanh kèo không được vượt 4m. Khoảng cách giữa các cánh đòn tay, thanh rui từ 0,9 – 1m. Để đảm bảo bước chuẩn bị, bạn cần thực hiện:
Bước 1: lắp đặt 2 thanh mè trên đỉnh nóc của 2 mái với khoảng cách giữa 2 thanh mè tối thiểu từ 40 – 60mm.
Bước 2: lắp đặt thanh mè đầu tiền áp sát vào đầu thanh rui.
Bước 3: Đo khoảng cách “L” từ thanh mè đầu đến thanh mè trên đỉnh nóc mái, sau đó chia cho 280 – 300mm. Từ đó ta xác định số mè cần phải lắp trên mái. Chú ý khoảng cách giữa các thanh mè phải được chia đều từ đỉnh đến cuối mái, nếu có thừa thiếu thì chỉ dồn vào để hàng cuối cùng hoặc dần cuối. Thanh mè cuối cùng phải cao hơn thanh mè trước nó khoảng 25mm là được.
b. Tiến hành lợp ngói nóc
Bước 1: Trước khi lắp đặt ngói cuối nóc, ta cần cắt phần cuối nóc. Việc cắt viên ngói cuối nóc sẽ khiến cho viên ngói cuối vừa khít với ngói rìa hơn tại vị trí đầu hồi. Hãy đánh dấu điểm giữa mỗi nóc tại các vị trí đầu nóc.
Bước 2: Sử dụng một phần xi măng cộng ba phần cát sạch và trộn với nước vừa đủ để đảm bảo độ dính mà không làm xi măng bị chảy ra. Khi vữa còn ướt ta không nên phủ toàn bộ góc ngói hoặc cố trét đầy kẽ hở nóc.
Bước 3: Định mức nóc tại 2 đầu của mái nhà bằng cách kéo dây dọc theo đường trung tâm nóc từ đầu đến những chỗ nóc khác. Độ dày lớp vữa 2.5cm.
Bước 4: Thực hiện đặt nóc còn lại và điều chỉnh theo điểm giữa đã đánh dấu với dây căng mục đích là để độ thẳng của nóc hoàn hảo. Tại điểm giữa của hàng nóc, ta dùng ghép hai để phủ nóc đỉnh. Nếu ghép hai không phủ khít được thì bạn hãy dùng cưa máy cắt bỏ phần cuối của một phần nối nóc và tạo rãnh dẫn nước mới. Sau khi đặt ghép hai đúng chỗ, bạn đã có một hàng nóc hoàn chỉnh, thẳng hàng.
Bước 5: Trong khi lớp vữa vẫn chưa khô hết, dùng bay cắt bỏ phần vữa không cần thiết và làm láng chỗ vữa còn lại. Cách lợp ngói nóc kết hợp dùng mũi bay tạo rãnh trên phần vữa kế cận của ngói nóc. Bạn nên tạo những lỗ nhỏ với đường kính chỉ khoảng 6mm tại mỗi rãnh ngói dẫn nước và cụ thể thực hiện toàn bộ chiều dài của hàng ngói nóc đó.
Bước 6: Khi quan sát thấy bề mặt lớp vừa đệm có màu trắng lên, hãy dùng một tấm xốp khô (hay bọt biển) hoặc giẻ lau sạch vết vữa bẩn còn bám trên viên ngói và ngói nóc đi. Nếu bạn không xử lý tốt khâu này thì vữa hồ chết trắng trên mái ngói sẽ rất khó làm sạch và khiến cho mái ngói mất thẩm mĩ.
Bước 7: Sau khi vữa khô hoàn toàn, ta lấy sơn vữa với loại sơn trét vữa JSC Monier và không được để sơn rớt vào ngói và nóc.Chú ý không nên quét vữa tại những mối nối hay giữa những nóc.
Lời kết
Trong phần trên, Tân Phát đã làm rõ cho bạn quy trình lợp ngói rìa, ngói nóc trong xây nhà dân dụng, Hy vọng bài đọc này cung cấp cho các bạn những kiến thức thú vị. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều bài đọc khác tại Blog Xây dựng Tân Phát. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, hoàn thiện và xây mới các công trình trên khắp cả nước.
Từ khóa » Ngói Lợp Noc
-
Ngói Lợp Nóc Nhỏ Hạ Long - Giá Tốt 2022 - Thiết Bị Vệ Sinh Ngân Phát
-
Ngói Nóc, Ngói Bò, Ngói Phụ Kiện - Thiết Bị Vệ Sinh Hoàng Mai
-
Mẫu Ngói úp Nóc Bền Đẹp Kèm Bảng Báo Giá Mới Nhất 2022
-
Cách Lợp Ngói Bò, Ngói Nóc, Ngói Lót Nóc, Ngói Cuối Mái Cho ...
-
Chia Sẻ Cách Lợp Ngói Rìa, Ngói Nóc Chi Tiết Và đúng Quy Trình
-
Ngói úp Nóc - Công Ty Cổ Phần Long Thọ
-
Kích Thước Ngói úp Nóc Là Bao Nhiêu? Mua Ngói ... - Tăng Bình Dương
-
Ngói Nóc Trung 245x120x10 Viglacera Hạ Long - Gạch ốp Lát
-
Ưu điểm Và Kích Thước Của Ngói úp Nóc - CafeLand
-
Ngói Lợp Cuối Nóc Nippon Công Nghệ Nhật Bản - Hòa Lạc
-
Ngói úp Nóc Chuẩn đảm Bảo Chất Lượng Cho Mọi Công Trình
-
Cách Lợp Ngói úp Nóc Chuẩn đảm Bảo Chất Lượng Và Thẩm Mỹ Cho ...
-
Ngói Lợp - Ngói úp Nóc - Công Ty TNHH Phú Điền