Quy Trình Nuôi Gà Thả Vườn Lớn Nhanh - Hiệu Quả Nhờ Men Vi Sinh

Mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn hiện đã và đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng bởi mô hình mang lại hiệu quả nhanh chóng, dễ chăn nuôi và vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi chưa đạt được lợi nhuận cao bởi những yếu tố như: chi phí các loại thức ăn cho gà ta còn khá cao, kiểm soát rủi ro, bệnh tật chưa tốt, chưa có đầu ra ổn định hay thời tiết, khí hậu thất thường… Vậy, giải pháp nào cho các hộ chăn nuôi có thể thành công và thu được lợi nhuận cao từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn? Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.

Quy Trình Nuôi Gà Thả Vườn Hiệu Quả

Danh Mục Bài Viết

Toggle
  • Chuẩn Bị Chuồng  Trại Để Nuôi Gà Thả Vườn Thành Công
    • Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn
    • Diện Tích Nuôi 1000 Gà Thả Vườn
    • Mật Độ Nuôi Gà Thả Vườn
    • Xây Dựng Bãi Chăn Thả Gà
  • Chuẩn Bị Máy Móc và Dụng Cụ Nuôi Gà Thả Vườn
    • Chuẩn Bị Dụng Cụ Nuôi Gà Thả Vườn
    • Chuẩn Bị Máy Móc Nuôi Gà Thả Vườn
    • Chuẩn Bị Chế Phẩm Vi Sinh
  • Chuẩn Bị Nguồn Thức Ăn Cho Gà Thả Vườn
    • Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ
    • Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn
  • Chọn Giống Gà Để Nuôi Thả Vườn
    • Chọn Giống Gà
    • Chọn gà con giống:
    • Chọn gà đẻ giống:
    • Tiêu Chí Chọn Giống Chung
  • Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Thả Vườn Theo Từng Giai Đoạn
    • Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
    • Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
    • Giai đoạn cho gà thịt
  • Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn
    • Vệ Sinh Hàng Ngày Cho Chuồng Gà Thả Vườn
    • Vệ Sinh Hàng Tháng Cho Chuồng Gà Thả Vườn
    • Vệ Sinh Hàng Quý Cho Chuồng Gà
  • Cách Phòng Trị Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Gà Thả Vườn
    • Bệnh gumboro
    • Bệnh CRD
    • Bệnh cầu trùng
    • Bệnh Newcastle
    • Bệnh Tụ Huyết Trùng
    • Bệnh Bạch Lỵ – Bệnh Thương Hàn
    • Bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm
    • Bệnh Giun Sán
  • Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Nuôi Công Nghiệp
    • Thức ăn
    • Chi phí điện nước
    • Chi phí vaccine
    • Chi phí thuốc thú y
    • Chi phí nhân công
    • Tiền bán gà (doanh thu)
  • Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Kết Hợp Ruồi Lính Đen
    • Chi Phí thức ăn kết hợp với ấu trùng ruồi lính đen và thức ăn tự phối trộn
    • Chi phí điện nước
    • Chi phí vaccine
    • Chi phí thuốc thú y
    • Chi phí nhân công
    • Tiền bán gà (doanh thu)
  • Rủi Ro Khi Nuôi Gà Thả Vườn
  • Hình Ảnh Nuôi Gà Thả Vườn
    • Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ
    • Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn
    • Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn 3 Trong 1
    • Tài Liệu Nuôi Gà Thả Vườn

Chuẩn Bị Chuồng  Trại Để Nuôi Gà Thả Vườn Thành Công

Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn

Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng.

  • Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng.
  • Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
  • Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại.
  • Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
  • Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.

cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

Diện Tích Nuôi 1000 Gà Thả Vườn

Chuồng nuôi 1000 gà chỉ cần diện tích khoảng 70-80m2 nhưng nền chuồng phải cao ráo để tránh nước ngầm ngấm lên làm ẩm nền chuồng. Mái chuồng cần được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát được hơi nóng. Cuối cùng, đặc biệt quan trọng là chuồng nuôi phải được thông gió thật tốt (thường làm chuồng quay theo hướng Đông Nam – “Có vợ hiền hòa, ắt nhà hướng Nam”).

Diện tích nuôi 1000 gà thả vườn

Mật Độ Nuôi Gà Thả Vườn

Kích thước chuồng cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m, chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa.

Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2.

Thông thường, tỉ lệ vàng trong chăn nuôi gà ta thả vườn là 1:2. Có nghĩa là cứ 1m2 đất nuôi sẽ nuôi được 2 con gà là mật độ hợp lý. Đối với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nuôi rộng có thể lấy tỉ lệ 1:1 để giúp gà ta có thể tìm kiếm thức ăn và vận động thoải mái.

Mật độ nuôi gà thả vườn

Xây Dựng Bãi Chăn Thả Gà

Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà.

Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.

Bãi chăn thả cũng cần san lấp cho bằng phẳng để không tạo nên những vũng nước đọng, dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh. Người chăn nuôi nên có kế hoạch vệ sinh bãi chăn thả định kì, để tạo môi trường thông thoáng và sạch sẽ cho gà thả vườn.

Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc lưới b40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.

Xây dựng bãi chăn thả gà thả vườn

Chuẩn Bị Máy Móc và Dụng Cụ Nuôi Gà Thả Vườn

Chuẩn Bị Dụng Cụ Nuôi Gà Thả Vườn

Chuẩn bị máy móc và dụng cụ

Chuẩn bị lồng úm gà con

  • Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà.
  • Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).

Chuẩn bị máng ăn

  • Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
  • Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
  • Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
  • Bạn có thể tham khảo thêm những thiết bị cho ăn tự động đơn giản có bán rất nhiều ngoài thị trường để giảm chi phí nhân công cho gà ăn.

Chuẩn bị máng uống

  • Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
  • Có thể dùng máng uống nước tự động cho gà.

Chuẩn bị máy móc và dụng cụ

Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà

  • Gà rất thích tắm cát.
  • Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà.
  • Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Chuẩn bị dàn đậu cho gà

  • Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
  • Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
  • Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
  • Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà.

Chuẩn bị hố vôi khử trùng khi vào chuồng gà

  • Chuẩn bị một thùng gỗ hoặc nhựa có kích thước dài 1m rộng 40cm bên trong có để vôi bột để mỗi khi vào chuồng nuôi sẽ đi bước vào hố vôi để khử trùng và tránh mang dịch bệnh vào chuồng nuôi.

Những vật dụng khác:

  • Kính mắt cho gà, bạt che côn trùng, bạt che mưa, dụng cụ dọn vệ sinh chuồng gà và trấu rải chuồng……

Chuẩn Bị Máy Móc Nuôi Gà Thả Vườn

Chuẩn bị máy móc và dụng cụ

  • Máy thái chuối.
  • Máy băm nghiền đa năng.
  • Máy đùn nếu muốn làm quy mô lớn và kết hợp nuôi sâu canxi.
  • Máy ép cám viên.

Chú ý:

  • Tùy vào quy mô chăn nuôi có thể sử dụng công suất nhỏ hoặc lớn.
  • Cân nhắc lắp điện 3 pha nếu chăn nuôi quy mô lớn và máy móc công suất lớn.
  • Chọn thương hiệu uy tín để mua máy móc, vệ sinh thường xuyên để tăng độ bền máy móc.
  • Lựa chọn với máy móc phù hợp với mô hình chăn nuôi.

Ví dụ: nếu nuôi gà thả vườn kết hợp với nuôi ruồi lính đen thì nên mua:

  1. Máy băm đa năng để băm nhỏ thức ăn phối trộn cho gà.
  2. Máy đùn để nghiền nhuyễn thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen.
  3. Máy ép cám viên để ép cám cho gà ăn giảm chi phí thức ăn công nghiệp.

Lựa chọn đầu tư ban đầu rất quan trọng nên bạn cần cân nhắc thật kỹ nếu mô hình nhỏ thì giảm thiểu đầu tư quá nhiều nhé.

Đọc thêm: Cẩm Nang Nuôi Gà Hiệu Quả.

IFrameChuẩn Bị Chế Phẩm Vi Sinh

  • Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn BIO SU, giúp ủ chín thức ăn cho gà và thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen.
  • Chế phẩm vi sinh ủ tỏi BIO ST tăng sức đề kháng cho gà.
  • Dịch đạm ấu trùng thủy phân BIO BSF kích thích tăng trưởng vỗ béo cho gà.
  • Chế phẩm vi sinh khử mùi VIHAHA khử mùi chuồng trại và ủ phân hữu cơ nhanh chóng.
  • Mật rỉ đường để tiến hành ủ và nhân men vi sinh dùng trong trang trại.

Sản Phẩm Ủ Thức Ăn Cho Gà BIO SU

Công Dụng Của Sản Phẩm

  • Nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi.
  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột, hen suyễn, tai xanh…
  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
  • Tăng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng trọng nhanh.
  • Giúp vật nuôi ăn nhiều, ngủ nhiều.
  • Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi, đống/bể ủ thức ăn (ruồi lính đen).
  • Tỉ lệ móc hàm, nạc cao và thuộc thịt sạch, thịt thơm.
  • Không mất công và chi phí nấu thức ăn cho vật nuôi.

Link Mua Sản Phẩm: Tại Đây

Bạn Có thể liên hệ đặt hàng trực tiếp qua Hotline 0862479168

Men Ủ Tỏi BIO ST Tăng Đề Kháng

Công Dụng Của Sản Phẩm

  • Giúp vật nuôi ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối đa, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột : ecoli, salmonella, cầu trùng, viêm ruột…
  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
  • Giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng cường hệ miễn dịch;
  • Giúp ăn nhiều, ngủ nhiều, giảm tiêu tốn thức ăn trên cân tăng trọng.
  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn, tai xanh…
  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
  • Tỷ lệ móc hàm, nạc cao, cung cấp thịt sạch

Link Mua Sản Phẩm: Tại Đây

Bạn Có thể liên hệ đặt hàng trực tiếp qua Hotline 0862479168

Chuẩn Bị Nguồn Thức Ăn Cho Gà Thả Vườn

Chuẩn bị nguồn thức ăn cho gà thả vườn

Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ

  • Chuẩn bị ngũ cốc như thóc, ngô, khoai làm thức ăn cho gà.
  • Rau xanh cho gà có thể là cỏ, thân chuối, rau mầm…..
  • Ấu trùng ruồi lính đen. Dịch đạm ấu trùng.
  • Thức ăn công nghiệp bổ sung.
  • Nguồn phế phẩm nông nghiệp hoặc lò mổ để nuôi ấu trùng.

Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn

  • Thức ăn công nghiệp đậm đặc.
  • Cám viên tự ép cùng với ngũ cốc và ấu trùng.
  • Ấu trùng ruồi lính đen, dịch thủy phân.
  • Rau xanh, cỏ, khoáng, nguyên tố vi lượng
  • Các loại bã đậu, bã bia bổ sung thêm giảm tiêu tốn thức ăn.
  • Các nguồn phụ phẩm để nuôi ấu trùng nhằm làm giảm chi phí

Đọc Thêm: Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Hiệu Quả.

Chọn Giống Gà Để Nuôi Thả Vườn

Chọn Giống Gà

  • Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai…
  • Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,….

Chọn gà con giống:

  • Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
  • Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.
  • Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

Chọn gà đẻ giống:

  • Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
  • Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.
  • Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
  • Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.
  • Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

Tiêu Chí Chọn Giống Chung

  • Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g
  • Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh
  • Mắt láu lia, mở to
  • Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao
  • Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân
  • Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối
  • Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to

Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất!

Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Thả Vườn Theo Từng Giai Đoạn

Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Theo Từng Giai Đoạn

Nói về chủ để ủ thức ăn cho gà thì rất dài và phức tạp. Nên mình đã viết một bài viết riêng tổng hợp lại cách ủ thức ăn cho gà rất chi tiết. Bạn đọc thêm bài viết này nhé.

Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả.

Kỹ Thuật Ủ EM Tỏi Cho Gà Tăng Đề Kháng.

Để chăn nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi

Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi

Thức Ăn

Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó.

  • Bổ sung thêm men tỏi trong khẩu phần ăn cùng với thức ăn đã ủ men để cho gà quen dần với thức ăn lên men và không mất thời gian làm quen khi lớn.
  • Bổ sung thêm dịch đạm thủy phân BIO BSF trong khẩu phần ăn để Gà con phát triển khỏe mạnh và tối ưu nhất.

Nước Uống

Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày.

  • Nên dùng máng uống nước chuyên dụng tránh làm ướt nền chuồng nuôi gây bệnh cho gà.
  • Dùng EM tỏi đã ủ hòa vào nước cho gà con uống để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Hòa thêm dịch đạm BIO BSF để đảm bảo dinh dưỡng cho gà khi nuôi.

Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi

Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi

Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

Kết hợp thêm cho ăn ấu trùng ruồi lính đen để đảm bảo lượng đạm tối ưu cùng với giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí nhé.

Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần.

Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con.

  • Sử dụng thức ăn ủ men và men tỏi trộn cùng thức ăn và nước uống tăng đề kháng.
  • Dùng dịch đạm BIO BSF để hòa vào nước tăng các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho gà phát triển.
  • Phối trộn thức ăn kết hợp ấu trùng ruồi lính đen theo tỷ lệ: 20% ấu trùng 50% ngũ cốc 10% khoáng và nguyên tố vi lượng 20% rau xanh.

Đọc thêm: Thức ăn dinh dưỡng cho gà từ Ruồi Lính Đen.

Giai đoạn cho gà thịt

gà thịt

Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây:

Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm từ ấu trùng ruồi lính đen để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn.

Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.

  • Giai đoạn này cần bổ sung khẩu phần ăn nghiêm ngặt và tiêu chuẩn giúp cho vật nuôi đạt cân tăng trọng tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt.
  • Tăng cường sử dụng dịch đạm và thức ăn ủ men kèm với ấu trùng ruồi lính đen.
  • Chú ý đàn gà để phòng bệnh kịp thời nếu có hiện tượng nhiễm bệnh do tình hình dịch rất phức tạp.
  • Thường xuyên xịt khử mùi khử khuẩn cho chuồng trại và sử dụng men tỏi tăng sức đề kháng.

Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn

Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn

Vệ Sinh Hàng Ngày Cho Chuồng Gà Thả Vườn

Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được.

Đón nắng ban mai

Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa).

Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi.

Vệ sinh máng ăn, máng uống

Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau.

Thay máng phân

Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.

Quét dọn thức ăn vương vãi

Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hạt rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khỏe của gà.

Quét dọn chuồng trại 

Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …

Vệ Sinh Hàng Tháng Cho Chuồng Gà Thả Vườn

Vệ Sinh Hàng Tháng

Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:

Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại 

Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế nhưng, thường thì ta chỉ rưa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Đúng ra, lâu lâu phải tẩy uế những dụng cụ này một lần bằng các loại thuốc sát trùng như Cresyl hoặc bằng dung dịch Formol hay chỉ đơn giản là chế nước sôi lên sau khi đã cọ rửa sạch sẽ, rồi đưa ra phơi nắng.

Tẩy mùi hôi thối

Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.

Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khoẻ của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp. Tẩy trừ mùi hôi hám nên dùng dung dịch Formol, pha 2 phân khối (2cc) với một lít nước là được.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột

Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà là ngay cửa vào chuồng nên đặt một khay chứa vôi bột để tất cả những ai có phận sự vào chuồng gà đều phải giẫm chân (cả giày dép đang mang) lên đó để tiệt trùng trước.

Nói là cái khay chứ thật ra đây là một cái hộc hình chữ nhật lớn hơn cái máng heo ăn, có thành thấp độ 10cm trong đó đổ đầy vôi bột. Do vôi nhiều lần vương theo giày dép nên có khi sáng đổ đầu chiều đã vơi cạn, nên mỗi ngày cần châm thêm cho đầy. Và sau một tuần nên bỏ hết vôi cũ (thường đã vón cục), thay vôi mới vào.

Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà, chỉ những người thật sự có phận sự như quét dọn, cho gà ăn uống … mới được phép ra vào, còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Những vị kháng tham quan trước khi đi vào khu vực nuôi gà cũng phải bước vào khay vôi, nhúng lún giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại.

Vệ Sinh Hàng Quý Cho Chuồng Gà

Vệ Sinh Hàng Quý

Tuỳ theo công việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà mà ba tháng hay sáu tháng một lần, ta phải tổng vệ sinh trong và ngoài khu vực nuôi gà cho sạch sẽ:

Sát trùng chuồng trại 

Nên tẩy uế chuồng trại khắp mọi ngóc ngách, khe kẹt bằng cách moi móc, quét dọn, tẩy uế với thuốc sát trùng để trừ tiệt các loài ký sinh trùng, rận mạt hút máu giết hại gà. Các vách thường chung quanh chuồng trại cũng phải quét vôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh. Vỏ trấu hay rơm rạ lót chuồng sau một thời gian bốc mùi hôi thối do phân gà lâu ngày lưu giữ lại cũng nên cào xúc hết ra ngoài và thay vào lớp trấu mới cho hợp vệ sinh.

Phát quang và khai thông cống rãnh

Chung quanh khu vực chuồng trại, cứ ba tháng hay sáu tháng mộit lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp, và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ lui tới. Ngoài ra, còn phải khai thông các mương rãnh để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn.

Tẩy uế sân nắng

Sân nắng cạnh chuồng gà để gà được thả ra tắm nắng hàng ngày cũng được tẩy uế theo định kỳ ba tháng một lần bằng sulfat đồng và sulfate sắt (dung dịch một phần trăm), vừa tẩy uế vừa giúp thảm cỏ được tươi tốt để gà có thêm thức ăn xanh mà sống mạnh.

Tóm lại, khâu vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần phải được quan tâm hàng đầu. Có như vậy mới bảo đảm được sức khoẻ cho gà vì mọi mầm mống bệnh tật đều được ngăn chặn từ bên ngoài khu vực nuôi. Nếu chểnh mảng trong khâu này, việc chăn nuôi sẽ không tránh khỏi thất bại!

Cách Phòng Trị Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Gà Thả Vườn

Cách Phòng Trị Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Gà Thả Vườn

Bệnh gumboro

Gà 10 – 14 ngày tuổi

+ Sử dụng loại vacxin gumboro

+ Kết hợp uống ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN, AMOCOLIFRTE, FLOR – 400

Gà 22 – 30 ngày tuổi

+ Uống meta – KAZOL, ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN

+ Kết hợp với TRIMCOX – 500 điều trị bệnh cầu trùng, FLOR – 400 phòng bệnh hen ghép

Bệnh CRD

+ Sử dụng  thuốc AMOXIL – 100 kết hợp với THIAMPHENICOL – 10%

+ Dùng thuốc ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh (phân xanh, phân trắng)

Liều lượng

+ AMOXIL – 100: 100g / 500 – 700kg thể trọng / ngày.

+ FLOR – 400: 100g / 500 – 700kg thể trọng / ngày.

Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực meta-KAZOL + BUTASAL B12 + ADE VIT C. ( dùng men BIOSUB + bổ gan HEPAVIT )

Bệnh cầu trùng

Sử dụng các loại thuốc

+ TRIMCOX – 500 liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+TOLTRA – COX liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+ TRỊ CẦU TRÙNG liều dùng 1g / 1 lít nước.

(2-3 ngày đầu dùng liều cao gấp đôi)

Kết hợp với

Tiêm phòng các loại vaccin phòng điều trị bệnh cho gà phát triển khỏe mạnh

+ meta-KAZOL liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ BOGA-4 liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ VITAMIN K liều dùng 2g / 1 lít nước.

Trường hợp gà không uống được, pha thuốc với liều gấp 3-4 lần nhỏ trực tiếp vào miệng

Bệnh Newcastle

Còn gọi là bệnh gà rù do siêu vi trùng Paramyxovirus gây ra . Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày.

Biểu hiện:

  • Gà ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó.
  • Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi “cút cò”, cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticollis), di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh.
  • Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi.

Phòng bệnh newcastle:

Hiện nay không có thuốc trị, chỉ có phòng bệnh bằng cách vệ sinh thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Biện pháp xử lý khi có dịch :

  • Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng riêng.
  • Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh.
  • Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin Newcastle hệ I.
  • Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
  • Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì có thể cho gà uống nước vôi trong.

Đọc Thêm: Lợi Khuẩn Saccharomyces trong chăn nuôi.

Bệnh Tụ Huyết Trùng

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra.

Biểu hiện:

Thể quá cấp tính (ác tính): Gà chết đột ngột không kịp thể hiện triệu chứng gì.

Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . .

Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng…

Phòng và chữa bệnh tụ huyết trùng:

Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracycline hoặc Furazolidon

Bệnh Bạch Lỵ – Bệnh Thương Hàn

Bệnh bạch lỵ còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra ở gà con. Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra ở gà lớn.

Biểu hiện:

Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn.  Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.

Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó.

Phòng bệnh:

Vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng “ngưng kết” loại bỏ hết gà mái bị bệnh.

Điều trị:

Dùng Chloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Tetracyclin 150-200 mg/kg thể trọng trong 7-10 ngày, hoặc Furazolidon 1 50-350 g/tấn thức ăn trong 7- 10 ngày.

Bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm

Biểu hiện:

Gà ho, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn Haemophilus gallinarum gây ra.

Gà 18-35 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh 1-5 ngày. Gà ốm chảy nước mũi, viêm kết mạc thanh dịch, bụi lẫn vào nước mũi bịt lỗ mũi, nước mũi đặc và đục dần có mủ, mùi hôi đặc trưng.

Ở hốc mắt bị đọng thanh dịch làm mắt sưng húp lên, mí khép lại. Gà ủ rũ, ăn uống ít, đẻ giảm.

Phòng bệnh:

Nuôi dưỡng tốt, chuồng trại không chật quá, thoáng mát, đóng mở kéo rèm che chuồng kịp thời tránh thời tiết thay đổi đột ngột và gió lùa. Nuôi gà cùng lứa, vận chuyển gà vào lúc mát. Vệ sinh chuồng trại tốt. Dùng vacxin phòng bệnh.

Trị bệnh:

Dùng kháng sinh 5g Streptomycin + 2g Penicillin cho 50kg thể trọng gà, tiêm 2-3 lần, cách nhau dưới 72 giờ. Chloramphenicol O,4g/ lít nước hoặc 200-250 g/tấn thức ăn, dùng trong 4-7 ngày.  Dùng kháng sinh cần bổ sung thêm các loại vitamin nhất là vitamin A.

Bệnh Giun Sán

Dấu hiệu:

Gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm.

Phòng bệnh:

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex, asuntol.

Trị bệnh:

Giun đũa: Tẩy bằng Piperazin, liều 200-400 mg/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2-0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0 2% vào nước uống, hoặc MenVenbet với liều 60g/tấn thức ăn, hoặc Tetramisol 40-60 g/tấn thức ăn, trộn cho ăn trong 1 tuần liền.

Giun kim: thì dùng thêm Phenothiazin với liều 0,5 g/gà dùng 1 ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn.

Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalaxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butyrate kết hợp

Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Nuôi Công Nghiệp

Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Nuôi Công Nghiệp

Thức ăn

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:

– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.

– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 30 bao 25kg.

– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.

– Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)) 60 bao 25kg.

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an hỗn hợp.

Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.

→ Chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.

Chi phí điện nước

Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn như hiện nay, chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh khác thường khó có thể tính được chi tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên được cộng chung vào chi phí này.

Thường một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn có chi phí điện, nước và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.

Chi phí vaccine

– 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con

– 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con

– 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).

Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.

Chi phí thuốc thú y

Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau (thuốc nội hoặc thuốc ngoại) nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi trại.

Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.

Tổng chi phí thuốc thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.

Chi phí nhân công

Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 – 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chi phí nuôi gà thả vườn ở hạng mục này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi

Như vậy tổng chi phí nuôi gà thả vườn là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 83.350.000đ.

Tiền bán gà (doanh thu)

Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.

Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg.

→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ

Bảng hạch toán kinh tế

Chi phí
Con giống 13.000.000đ
Thức ăn 63.250.000đ
Điện nước 3.000.000đ
Thú y 4.100.000đ
Tổng chi phí 83.350.000đ
Thu về 108.810.000đ

Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 83.350.000 = 25.460.000 đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.

Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Kết Hợp Ruồi Lính Đen

Chi Phí Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Kết Hợp Ruồi Lính Đen

Chi Phí thức ăn kết hợp với ấu trùng ruồi lính đen và thức ăn tự phối trộn

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng kết hợp ấu trùng ruồi lính đen và ngũ cốc ủ men, rau xanh được chia như sau:

– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 250 kg thức ăn

– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 750 kg thức ăn

– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 3000 kg thức ăn

– Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)) 1500 kg thức ăn

Với hàm lượng phối trộn 30% ấu trùng 40% ngũ cốc 10% khoáng và vi lượng 20% rau xanh và chất độn. Ta sẽ tính được khối lượng từng loại như sau:

  • 1650 kg Ấu trùng ruồi lính đen. Giá nuôi hiện tại là 4000đ/kg. Tạm tính 6.600.000đ
  • 2200 kg ngũ cốc. Giá hiện tại là 7000đ/kg. Tạm Tính 15.400.000đ
  • 550 kg khoáng và vi lượng. Giá hiện tại 5000đ/kg. Tạm Tính 2.750.000đ
  • 1100 kg rau xanh và chất độn. Tạm tính 2000đ/kg. Thành Tiền 2.200.000đ

Dịch đạm BIO BSF 20 lít = 1.600.000đ

Men ủ Thức Ăn BIO SU 6kg = 1.200.000đ

Men tỏi BIO ST 6kg = 1.200.000đ

Khử mùi VIHAHA = 1.000.000đ

Rỉ mật 300 lít  = 3.000.000

Tổng Chi Phí : 33.650.000đ

Đây là tổng chi phí cho 1000 gà nuôi thả vườn kết hợp chế phẩm vi sinh và ấu trùng ruồi lính đen.

Bạn đã tiết kiệm được: 29.600.000 đ so với mô hình nuôi toàn bộ bằng cám công nghiệp.

Chưa kể đến giá bán có thể cao hơn vì thịt săn chắc, ngon và thơm hơn.

Chi phí điện nước

Thường một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn có chi phí điện, nước và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.

Chi phí vaccine

– 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con

– 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con

– 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).

Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.

Chi phí thuốc thú y

Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.

Tổng chi phí thuốc thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.

Khi bạn nuôi kết hợp chế phẩm ủ thức ăn và men ủ tỏi thì tiền thuốc và vacxin sẽ giảm đi. Nhưng BSF vẫn để tiền thuốc như vậy phòng một số trường hợp dịch bệnh xảy ra.

Chi phí nhân công

Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 – 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chi phí nuôi gà thả vườn ở hạng mục này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi

Như vậy tổng chi phí nuôi gà thả vườn là: 13.000.000 +29.600.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 49.700.000đ.

Tiền bán gà (doanh thu)

Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.

Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg.

→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ

Bảng hạch toán kinh tế

Chi phí
Con giống 13.000.000đ
Thức ăn 29.600.000đ
Điện nước 3.000.000đ
Thú y 4.100.000đ
Tổng chi phí 49.700.000đ
Thu về 108.810.000đ

Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 49.700.000 = 59.101.000 đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.

Vậy khi bạn nuôi bằng mô hình kết hợp nuôi ấu trùng ruồi lính đen và men vi sinh bạn đã lãi gấp 2 lần so với nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp.Thêm vào đó với giá cám ngày càng tăng thì sau 120 ngày nuôi chưa chắc bạn đã còn có lãi.

Với phương pháp nuôi kết hợp men vi sinh và ấu trùng ruồi lính đen giúp bạn tăng lợi nhuận.

Rủi Ro Khi Nuôi Gà Thả Vườn

Nhìn chung, gà thả vườn cũng có 2 phân khúc chính:

Một phân khúc cao cấp hơn tương ứng với những giống gà dai, ngon, nuôi trong vòng 5-6 tháng: đặc điểm của phân khúc này là

  • Giá luôn ở mức cao và ổn định.
  • Tuy nhiên, do giá thành cao, phân khúc khách hàng chủ yếu là những người có tiền nên nếu đầu tư nuôi với quy mô lớn thì rất dễ gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Rủi Ro Khi Nuôi Gà Thả Vườn

Một phân khúc thứ 2 là những giống gà thả vườn kém ngon hơn loại 1, nuôi trong vòng khoảng 90-100 ngày: đặc điểm là

  • Nuôi theo hình thức bán công nghiệp (nghĩa là gà vẫn được dạo bộ nhưng cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp).
  • Giá cả đầu ra biến động khá lớn do phụ thuộc nhiều vào thị trường.
  • Thời gian nuôi ngắn nên mức độ rủi ro thấp, thời gian quay vòng vốn nhanh.

Để quyết định có đầu tư nói chung hay đầu tư vào chăn nuôi gà thả vườn nói riêng hay không thì trước tiên bạn nên tìm hiểu thật nhiều thông tin liên quan từ đầu ra, mức lợi nhuận, kỹ thuật chăn nuôi, mức vốn cần khoảng bao nhiêu…và tính toán rất cẩn thận rồi dựa trên nguồn lực của mình mà quyết định.

Nghĩa là ba yếu tố trên chỉ là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng khoảng 50% đến quyết định “có nên chăn nuôi gà thả vườn hay không?” của bạn. 50% còn lại chính là những yếu tố nguồn lực bên trong như vốn, điều kiện thời tiết địa phương, kỹ thuật nuôi, bạn có yêu thích công việc này không?

IFrameHình Ảnh Nuôi Gà Thả Vườn

Diện tích nuôi 1000 gà thả vườn

Diện tích nuôi 1000 gà thả vườn

Chuẩn bị máy móc và dụng cụ

hình ảnh nuôi gà thả vườn

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ

Vệ Sinh Hàng Tháng

IFrameMô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn

cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

Xây dựng bãi chăn thả gà thả vườn

Diện tích nuôi 1000 gà thả vườn

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn 3 Trong 1

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn 3 Trong 1

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn 3 Trong 1

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn 3 Trong 1

Chuẩn bị máy móc và dụng cụ

Tài Liệu Nuôi Gà Thả Vườn

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với BSF Smart Farm để nhận tài liệu hướng dẫn chi tiết dành riêng cho khách hàng BSF Smart Farm nhé. Hotline 0862479168

Trên đây là bài viết về nuôi gà thả vườn. Mong rằng với quy trình chuẩn ở trên bạn có thể nuôi gà thả vườn thành công và hạch toán kinh tế mang đến nguồn lợi cao nhất nhé.

Từ khóa » Hình ảnh Chăn Nuôi Gà Thả Vườn