Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Vật - Chanh Tươi
Có thể bạn quan tâm
Tầm quan trọng của vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi sinh
Khái niệm về phân bón?
Phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng khác như: Fe, Mg, Ca, S, Zn, Cu, Bo…
Phân bón có vai trò quan trọng trong việc thâm canh tăng trưởng, tăng năng suất nhằm bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Cách sản xuất phân bón vi sinh
Vi sinh vật (VSV) có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong nông nghiệp. Phân bón vi sinh là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bằng cách bón vào đất nhằm cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây. Nhờ đó phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp các chất để điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng cường độ màu mỡ của đất.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưng theo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:
– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và do chất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp.
– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) và VSV tạp cao do nền chất mang không được thanh trùng.
Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò,..) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải,..). Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.
Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân.
Cách sản xuất phân bón vi sinh rất đơn giản, chỉ cần phối trộn VSV có lợi vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Dây truyền sản xuất phân bón vi sinh bao gồm các bước như sau:
– Chuẩn bị chủng VSV: VSV được nhân giống nhiều lần và được nuôi cấy bằng cách lắc các bình nhỏ (tốc độ 200 rpm) trong 5-7 ngày hoặc nuôi trong bồn lớn khuấy liên tục. Khi đã đạt được số lượng VSV mong muốn, nên sử dụng ngay nếu không số lượng VSV sẽ giảm dần.
– Chuẩn bị chất mang: than bùn, cát, phân chuồng và đất cũng có thể được sử dụng như chất mang. Các chất mang nên có hàm lượng chất hữu cơ cao, không có hóa chất độc hại, có khả năng giữ nước hơn 50%, dễ dàng phân hủy trong đất.
– Phối trộn chất mang và vi sinh vật: VSV được trộn đều bằng tay (đeo găng tay vô trùng) hoặc bằng máy trộn. Sản phẩm được cho vào trong túi nilon, niêm phong kín. Các túi này cần làm ổn định trong 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng để theo dõi trước khi lưu trữ ở 40C.
Điều kiện sản xuất phân vi sinh là phải lựa chọn vi sinh vật làm sao để có thể tạo ra hiệu quả tốt nhất cho cây trồng.
Sự đa dạng của các chủng vi sinh vật và kỹ thuật làm phân vi sinh
Phân đạm vi sinh
Phân đạm (Biological nitrogen fixing fertizer) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng sinh, kị khí hoặc hiếu khí) đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, với khả năng cố định nitơ sẽ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và có thể giúp tăng chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất.
Phân bón vi sinh cố định nitơ không gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như động-thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
Phân lân vi sinh
Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (thường gọi là phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu nhằm cung cấp cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Phân hữu cơ sinh học
Là sản phẩm phân bón thu được từ quá trình lên men của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (gồm các phế thải nông nghiệp, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) để tạo thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không thu hút côn trùng, có thể đảm bảo lưu giữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh vật (thường được gọi là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
Phân hữu cơ vi sinh chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
Thành phần của phân hữu cơ vi sinh gồm có các chủng giống vi sinh vật có ích được tuyển chọn (một hay nhiều chủng); chất mang (có thanh trùng hay không thanh trùng) và các vi sinh vật tạp.
Người nông dân thực hiện biện pháp ủ phân trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng.
Quy trình sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh”, như sau:
– Giai đoạn lên men nguyên liệu: Nguyên liệu là bùn mía, tro lò, than bùn được lên men tạo thành mùn hữu cơ cao cấp
– Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo công thức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiết vào môi trường mùn hữu cơ.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thải của các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa được mô tả như sau:
– Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin. Sấy hoặc phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan và chất phụ gia. Ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển.
– Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau đó được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa. Ủ hảo khí để có nguyên liệu bán thành phẩm.
– Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.
Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng phân vi sinh thì bà con cần lưu ý trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hóa học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát. Khi bón luôn giữ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.
Từ khóa » Nguyên Lý Sx Phân Vsv Gồm Các Bước
-
Bài 13: Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trong Sản Xuất Phân Bón - Hoc24
-
I. NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH VẬT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trong Sản Xuất Phân Bón - HOC247
-
Nguyên Lý Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Vật Là?
-
Nguyên Lí Sản Xuất Phân Vi Sinh Vật Câu Hỏi 3135188
-
Đề Cương Môn Công Nghệ 10
-
Hướng Dẫn Quy Trình Sản Xuất Phân Vi Sinh đúng Cách, Dễ Làm
-
Nguyên Lý Sản Xuất Vi Sinh Vật
-
Nguyên Lí Sản Xuất Phân Vi Sinh Gồm Mấy Bước
-
Sắp Xếp Các Bước Trồng Quy Trình Sản Xuất Phân Vi Sinh Vật
-
Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh
-
Bài 13. Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trong Sản Xuất Phân Bón
-
Nguyên Lý Sản Xuất Phân Vi Sinh Là, Đề Cương Môn Công Nghệ 10
-
Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? Phân Loại Và Quy Trình Sản Xuất Chúng