Quy Trình Sản Xuất Phim Hoạt Hình 3D - Arena Multimedia
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết hôm nay, Arena Multimedia sẽ giúp những bạn yêu thích làm phim hoạt hình 3D tìm hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp đặc biệt này, qua những nội dung chia sẻ từ thầy Nguyễn Phạm Phi Vân, Trưởng Bộ môn 3D Animation tại Arena Multimedia; Chỉ đạo Diễn hoạt 3D tại Digital Works Việt Nam trong sự kiện Workshop Diễn hoạt nhân vật 3D (Character Animation with Maya) nhé!
Quá trình tạo ra một bộ phim hoạt hình 3D phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Số lượng các bước để sản xuất nên một bộ phim hoạt hình 3D có thể khác nhau ở mức độ, tùy thuộc vào xưởng hoạt hình và quy mô của dự án, nhưng cấu trúc vẫn đảm bảo có 3 giai đoạn chính: Pre Production (Giai đoạn tiền kỳ chuẩn bị cho dự án); Production (Giai đoạn Sản xuất); Post Production (Giai đoạn Hậu kỳ), cụ thể:
Giai đoạn 1: Pre-production (Tiền sản xuất)
Thông thường một dự án phim hoạt hình 3D của các hãng phim mà các bạn xem ngoài rạp như Kungfu Panda, The Lion King, Ice Age, Frozen, … quy trình sản xuất của nó rất dài, có thể kéo từ 4 đến 5 năm cho 1 bộ phim. Trong đó phần tiền sản xuất có thể chiếm tới 2 năm, còn những bộ phim có quy mô nhỏ hơn sẽ có ít khoảng thời gian chuẩn bị hơn.
Tiền sản xuất là giai đoạn nghiên cứu, thiết kế và lập kế hoạch của toàn bộ dự án 3D được chia thành hai nhóm: Nhóm tạo ra ý tưởng, câu chuyện và thiết kế; Nhóm quản lý viết ra kế hoạch sản xuất (bao gồm ngân sách, nhóm và khung thời gian). Giai đoạn tiền sản xuất càng được thực hiện chi tiết và chuẩn xác thì giai đoạn sản xuất sẽ thuận lợi, nhanh gọn hơn khi không bị mất thêm thời gian tìm kiếm chất liệu.
Trong phần tiền sản xuất sẽ bao gồm những công đoạn sau:
– Ý tưởng, nội dung, cốt truyện: Mọi câu chuyện phim thu hút, lôi cuốn đều bắt đầu với một ý tưởng tuyệt vời. Vì vậy, điều cần thiết bể bộ phim hoạt hình thành công là phải có một ý tưởng vững chắc và có tư duy tốt để phát triển nó.
– Thu thập, tìm kiếm dữ liệu hình ảnh, bối cảnh, trang phục, tính cách con người, đặc biệt là lịch sử, văn hóa tại địa phương để tái hiện lại trên những thước phim 3D một cách chân thực, sinh động nhất.
– Phác thảo, tạo hình nhân vật: Sau khi có những dữ kiện từ việc thu thập, tìm kiếm trước đó thì sẽ tiến hành đến công đoạn tiếp theo, phác thảo hình ảnh nhân vật dựa trên những miêu tả có được từ tư liệu và ý tưởng của đạo diễn về tạo hình nhân vật.
– Kịch bản chi tiết: Là kịch bản văn học chính thức của câu chuyện, bao gồm các chuyển động của nhân vật, môi trường, thời gian, hành động và đối thoại.
– Kịch bản phân cảnh: Kịch bản phân cảnh là một phiên bản trực quan không chuyển động của kịch bản, về cơ bản, nó trông giống như một cuốn truyện tranh, bao gồm những ý tưởng ban đầu về dàn máy quay, tư thế nhân vật hoặc các sự kiện cảnh quay.
– Vẽ Storyboard 2D: Dựa trên kịch bản phân cảnh sẽ bắt đầu vẽ storyboard, đây là một bản vẽ 2D, thể hiện tất cả mọi thông tin của một cảnh quay của 1 bộ phim sẽ diễn ra theo diễn tiến như thế nào. Quá trình này cực kỳ quan trọng, nó sẽ cho thấy toàn bộ quá trình của một bộ phim. Trên storyboard này mình sẽ vẽ tất cả nội dung cần diễn xuất (Animation) trong đó, thậm chí ghi cả lời thoại, hành động, nhân vật sẽ làm gì.
– Dựng phim Animatic, một dạng chuyển động của bảng phân cảnh được gọi là hoạt hình sẽ phát triển thành bản chỉnh sửa cuối cùng của toàn bộ dự án. Hoạt hình được tạo ra ở dạng đơn giản nhất, mô tả thời gian, trình tự của dự án thông qua các bản vẽ phân cảnh 2D.
– Tạo hình 2D bối cảnh, môi trường, các nhân vật chính: Cái nhìn cuối cùng của dự án được quyết định ở giai đoạn này; bao gồm thiết kế ý tưởng, thiết kế nhân vật, trang phục, thiết kế chống đỡ và môi trường. Tâm trạng và ý tưởng thiết kế phải được truyền tải đầy đủ ở đây.
Giai đoạn 2: Production
Giai đoạn sản xuất là nơi mọi nỗ lực chuẩn bị trước đó được đền đáp và chuyển thành hành động. Ở giai đoạn này, các yếu tố hình ảnh của hoạt hình 3D sẽ được giao cho các nghệ sĩ được chỉ định. Trưởng nhóm đảm bảo khung thời gian và chất lượng phù hợp với kế hoạch đã xác định trong giai đoạn sản xuất và diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Kết quả của giai đoạn này định hình toàn bộ phim hoạt hình 3D đó có thành công hay không.
3D Modeling: Tạo mô hình nhân vật
Mô hình nhân vật là quá trình phát triển biểu diễn bề mặt hình học của bất kỳ đối tượng nào trong một phần mềm 3D chuyên dụng như Maya hoặc 3Ds Max. Quá trình tạo và áp dụng kết cấu (màu sắc, đặc tính bề mặt) vào mô hình 3D được gọi là tạo kết cấu 3D. Trước khi đến với họa sĩ kết cấu, các mô hình 3D thường có màu phẳng bóng mờ mặc định.
Texturing: Tạo màu sắc, chất liệu cho các model 3D
Sau khi có các tạo hình nhân vật, tiếp đến sẽ là công đoạn vẽ chất liệu, tạo ra màu sắc để áp lên nhân vật 3D và cả bối cảnh.
Rigging/ Set up: Tạo hệ thống khung xương và bộ điều khiển cho nhân vật
Phần này rất quan trọng, rigging là một bước đệm, là bộ phận riêng biệt giúp nhân vật chuyển động cơ thể mượt mà hơn. Đây là công đoạn tạo bộ xương cho các model đã được hình thành trước đó, đồng thời sẽ tạo bộ điều khiển để điều khiển các cử động của nhân vật. Phần Rigging này bao gồm cả rigging trên gương mặt, để tạo hình được nhân vật giống như khi vẽ, bất kỳ biểu cảm nào mong muốn cũng có thể diễn xuất được.
3D Layout (Bố cục)
Muốn làm được công đoạn này thì người làm layout phải hiểu về điện ảnh, nhiếp ảnh về quay phim để có thể đặt được những góc quay, khung hình đẹp, đúng, ấn tượng, quan trọng là diễn tả đúng ý đồ của đạo diễn đến người xem chứ không phải muốn đặt góc quay ở bất kỳ điểm nào cũng được.
Nói một cách đơn giản, phiên bản 3D của hoạt hình 2D được gọi là bố cục 3D. Bố cục 3D chứa các thuộc tính 3D cơ bản như kích thước, hình dạng, môi trường của nhân vật, hoạt ảnh đơn giản của nhân vật, v.v. Người làm layout tương tự như camera man quay phim, khác ở đây mình sẽ dùng camera ảo ở trong môi trường 3D, dựa trên background, bối cảnh có sẵn để đặt góc quay giống như storyboard ban đầu, nhân vật diễn biến như thế nào, trong vòng bao nhiêu giây, thì người làm layout phải đặt góc quay cho khớp.
Đặt Pose: Tư thế
Sắp đặt tư thế cho các nhân vật trong cảnh diễn dựa theo storyboard trước đó đã được duyệt.
Animatic 3D: Video clip diễn tả mạch phim chính
Layout tạo ra một đoạn phim được gọi là Animatic, đoạn phim này cho bạn thấy nhân vật trong khung cảnh đó sẽ như thế nào, đặt góc nào cho đẹp để người diễn xuất bắt được cảm xúc của nhân vật diễn hoạt được tốt. Phần này rất quan trọng cho thấy được bộ phim này các nhân vật diễn xuất hay hoặc dở, có lôi cuốn hay không, những công đoạn này đều được đạo diễn duyệt trước.
Animation: Diễn hoạt
Animation thường là phần quan trọng và tốn thời gian nhất để sản xuất một video hoạt hình 3D. Là phần tạo chuyển động của các đối tượng hoặc nhân vật 3D, dùng những cảnh layout đã được làm, bối cảnh đã được đặt camera và bắt đầu diễn hoạt, tạo chuyển động, đưa sự sống vào trong nhân vật.
Để diễn hoạt được nhân vật, đòi hỏi người Animator phải tìm hiểu rõ về đặc tính nhân vật, nội dung, cốt truyện, cá tính của nhân vật để diễn xuất một cách chân thật, cảm xúc. Những cảm giác đó quyết định một animator, người làm công việc animation có kỹ năng tốt hay không.
Lighting: Ánh sáng
Đặt ánh sáng cho từng cảnh diễn theo môi trường, thời tiết, thời điểm v.v… Dựa trên khung cảnh góc, background, nhân vật đã diễn xuất xong, sẽ tiến hành công đoạt setup ánh sáng trong môi trường 3D để làm nổi bật lên phần bối cảnh, môi trường đó như thế nào.
Khung cảnh vui nhộn thì ánh sáng sẽ khác, trong khung cảnh kinh dị thì ánh sáng khác. Đặt ánh sáng cũng là một nghệ thuật, đặt biệt là trong môi trường 3D khi mình sắp đặt rất nhiều công đoạn để tập trung vào 1 nhân vật, khung cảnh nào đó để diễn tả nội dung câu chuyện.
Vfx: Hiệu ứng
Tạo các hiệu ứng giả lập lửa, khói , nước v.v.. trong môi trường 3D. VFX là 1 phần rất đặc biệt có những bộ phận riêng để làm. VFX có phần khó khi phải tính toán vật lý để diễn tả chân thực nhất, sau đó render xuất ra những hình ảnh để chuẩn bị cho giai đoạn hậu kỳ.
Render: Xuất hình ảnh cuối cùng để chuẩn bị cho giai đoạn hậu kỳ
Render là quá trình xuất những hình ảnh để bộ phận hậu kỳ sẽ sản xuất ra phim cuối cùng, mỗi chuyển động sẽ tạo ra rất nhiều tấm hình nối tiếp , sau đó sẽ ghép lại thành phim.
Phần 3: Post-production
Đây là giai đoạn cuối cùng để cho ra một bộ phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh các công đoạn: Xử lý hậu kỳ, dựng phim: Cắt dựng, và chỉnh sửa lại màu sắc. Thêm âm thanh, âm nhạc, lồng tiếng nhân vật,…
Sau phần chia sẻ về lý thuyết, thầy Phi Vân đã có những hoạt động cho các bạn thực hành để trải nghiệm thử sức thực hành công việc tạo dáng nhân vật.
Chỉ sau một buổi thực hành, áp dụng các kiến thức được thầy Phi Vân chia sẻ, các bạn đã làm ra được nhiều sản phẩm tuyệt vời. Tin chắc rằng trong thời gian sắp tới, nếu được học tập và rèn luyện một cách bài bản, nghiêm túc, chắc chắn các bạn sẽ sớm chinh phục ước mơ tạo ra diễn xuất cho nhiều nhân vật hoạt hình mà ngày bé vẫn hay ước trở thành như siêu nhân, doraemon,… để mang lại ký ức tuổi thơ cho nhiều thế hệ trẻ em tiếp theo.
Hy vọng những chia sẻ và bài học được rút ra qua phần thực hành trải nghiệm từ sự kiện cùng với thầy Phi Vân sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các công việc trong lĩnh vực làm phim hoạt hình này.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn, muốn trở thành người đứng sau một trong những công đoạn sản xuất này và đang tìm kiếm một nơi đào tạo chất lượng, uy tín để hiện thực ước mơ của mình, có thể tham khảo thông tin về chương trình 3D Animation của Arena Multimedia tại đây nhé!
Bài viết: Tống An
Hình ảnh: Thầy Phi Vân cung cấp
Từ khóa » Nguyên Lý Phim 3d
-
Nguyên Lý Thị Giác Hai Mắt
-
Nguyên Lý Phim ảnh 3D - Vật Lý 360 độ
-
Nguyên Lý Của Công Nghệ 3D | Máy Chiếu 3D - Hà Xuân Bách
-
Kỹ Thuật Làm Phim 3D - NGÔI SAO SỐ
-
[Chuyên đề 3D] 3D Hoạt động Như Thế Nào?
-
Tivi 3D Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Như Thế Nào ?Có Mấy Loại?
-
[TÌM HIỂU] Khái Niệm Công Nghệ 3D, 3D Phân Cực, 3D Chập Chủ động
-
GIẢI MÃ BÍ MẬT CÔNG NGHỆ TRÌNH CHIẾU 3D NGOÀI TRỜI
-
Phim 3D – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Trình Làm Phim Quảng Cáo 3D Cơ Bản - FPT Arena Multimedia
-
Phim 3D Là Gì ? Top Những Bộ Phim 3D đáng Xem Nhất
-
Công Nghệ 3D Thụ động Là Gì? - Siêu Thị Điện Máy XANH
-
Video 3D Side By Side Là Gì, Hoạt động Theo Nguyên Lý Nào?