Quy Trình Siêu âm Thai Và Những Mốc Khám Quan Trọng Mẹ Cần Nhớ

Quy trình siêu âm thai sẽ diễn ra theo từng dấu mốc phát triển của con. Nắm được quy trình sẽ giúp mẹ hiểu được tầm quan trọng của mỗi lần siêu âm và bớt bỡ ngỡ hơn trong những lần thực hiện.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Vì sao mẹ bầu cần siêu âm thai định kỳ?
  • 2. Quy trình siêu âm thai được diễn ra như thế nào?
    • 2.1 Quy trình siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo
    • 2.2 Quy trình siêu âm thai qua thành bụng
  • 3. Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần nắm rõ
    • 3.1 Siêu âm thai lần 1 (Từ tuần 08 – tuần 11)
    • 3.2 Siêu âm thai lần 2 (Từ tuần 12 – tuần 15)
    • 3.3 Siêu âm lần 3 (Từ tuần 16 – tuần 18)
    • 3.4 Siêu âm lần 4 (Từ tuần 22 –  tuần 24)
    • 3.5 Siêu âm lần 5 (Từ tuần 25 – tuần 29)
    • 3.6 Siêu âm thai lần 6 ( Từ tuần 30 –  tuần 32)
    • 3.7 Siêu âm thai lần 7 (Từ tuần 36 – tuần 37)
    • 3.8 Siêu âm thai lần 8 (Từ tuần 38 – tuần 39)
    • 3.9 Siêu âm thai lần 9 ( Từ tuần 40 trở đi)

1. Vì sao mẹ bầu cần siêu âm thai định kỳ?

Siêu âm thai định kỳ như là một trong những bước quan trọng để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Thông qua những lần khám thai sẽ giúp thai phụ kiểm soát được đồng thời sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó có thể xử lý kịp thời được những nguy hiểm có thể xảy ra. Những lợi ích từ việc khám thai định kỳ mang lại đó là:

– Giúp mẹ nắm rõ được tình hình phát triển của em bé qua các chỉ số như: chiều cao, cân nặng, nhịp tim,…

– Dựa vào sức khỏe hiện tại, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều nên tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Có những xét nghiệm quan trọng chỉ được đưa ra kết quả chính xác vào đúng thời điểm đó. Ví dụ như: độ mờ da gáy, các dị tật bẩm sinh,…

– Nhiều nghiên cứu cho rằng: Đối với các bà mẹ tuân thủ theo lịch khám thai đều đặn có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn đến 5 lần và cân nặng của con cũng được về đúng tiêu chuẩn.

Siêu âm thai định kỳ giúp chẩn đoán dị tật thai nhi

Siêu âm thai định kỳ giúp chẩn đoán sớm những bất thường của thai nhi

2. Quy trình siêu âm thai được diễn ra như thế nào?

Chắc hẳn rằng, với những mẹ bầu chưa bao giờ thực hiện siêu âm sẽ vô cùng tò mò không biết quy trình siêu âm thai diễn ra trong phòng khám sẽ như thế nào để có thể chuẩn bị được tốt nhất. Có một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ trước khi đến phòng khám siêu âm đó là:

– Nếu siêu âm trong thời điểm 3 tháng đầu tiên, mẹ nên uống nhiều nước để bàng quang đẩy tử cung lên giúp bác sĩ quan sát thai được tốt nhất.

– Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên đi tiểu hết trước mỗi lần siêu âm.

Trong quy trình siêu âm thai sẽ có 2 phương pháp siêu âm thường được sử dụng đó là: siêu âm qua thành bụng và siêu âm đầu dò âm đạo.

2.1 Quy trình siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo

Siêu âm thai bằng đầu dò là một phương pháp không gây đau đớn và đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay trong chẩn đoán xác định mang thai và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của thai nhi. Phương pháp này sẽ được sử dụng khi thai nhi phát triển đến giai đoạn 5-6 tuần tuổi. Lúc này, mặc dù kích thước còn rất nhỏ nhưng phôi thai đã được hoàn chỉnh và có thể nhìn thấy thông qua siêu âm.

Quy trình siêu âm thai bằng đầu dò được thực hiện vô cùng đơn giản đó là bác sĩ sẽ đưa một đầu dò chuyên dụng gắn với sóng siêu âm vào trong âm đạo và tiến hành quan sát. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng đầu dò di chuyển xung quanh âm đạo và không đưa sâu vào phía bên trong cổ tử cung.

Quá trình siêu âm này giúp bác sĩ xác định được các vấn đề như sau:

– Người mẹ có đang mang thai hay không, là đơn thai hay là đa thai

– Xác định vị trí của thai nhi đã đi vào tử cung hay chưa

– Quan sát được sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu như là tim thai hay tình trạng phát triển của thai

– Kiểm tra ống dẫn trứng và tình trạng tử cung của mẹ

– Phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm như là mang thai ngoài tử cung, tai biến vỡ túi thai gây mất máu, nhiễm trùng ổ bụng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính trạng của mẹ bầu.

Siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò âm đạo được thực hiện khi thai nhi phát triển đến giai đoạn 5-6 tuần tuổi

2.2 Quy trình siêu âm thai qua thành bụng

Siêu âm qua thành bụng hay còn gọi là siêu âm thường, đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ hiến trong y học hiện nay, nó tạo ra được hình ảnh phía bên trong cơ thể bằng sóng siêu âm. Bác sĩ sẽ tiến hành bôi gel lên bụng của mẹ và sử dụng một đầu dò nhỏ hay còn gọi là đầu siêu âm di chuyển xung quanh vùng bụng. Lúc này, sóng âm tần số cao sẽ được truyền từ đầu dò qua lớp gel và đi vào cơ thể, sau đó đầu dò sẽ thu nhận các âm thanh dội lại. Từ đó, màn hình máy tính sẽ sử dụng âm thanh thu được và phản chiếu lại hình ảnh.

Thông thường quy trình siêu âm thai này sẽ được thực hiện trong khoảng 5-10 phút tùy theo vị trí nằm của thai nhi. Khi em bé lớn vào những tuần 30 trở đi, khuôn mặt đã có khả năng thế hiện ra những biểu cảm đáng yêu thì bác sĩ sẽ cố gắng nhanh nhất có thể để bắt được những khoảng khắc đó. Cuối cùng, khi siêu âm xong mẹ sẽ nhận được phiếu kết quả thậm chí cả video siêu âm nếu mẹ siêu âm 5D.

Siêu âm 5D giúp quan sát rõ từng cử chỉ biểu cảm của thai nhi

Siêu âm 5D giúp quan sát rõ từng cử chỉ biểu cảm của thai nhi

3. Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần nắm rõ

3.1 Siêu âm thai lần 1 (Từ tuần 08 – tuần 11)

Đây là lần đầu tiên gặp bác sĩ trong sau khi mẹ biết mình có em bé, thông qua quy trình siêu âm thai lần này sẽ giúp mẹ khẳng định chắc chắn một lần nữa sự có mặt của bé trong chính cơ thể mình. Những chỉ số phát triển ban đầu của thai nhi sẽ được đánh giá tổng quan như sau:

– Con lúc này mới chỉ là một phôi thai bé xíu có chiều dài khoảng 1,5-2cm. Mặc dù còn rất nhỏ những hầu hết các bộ phận của con người đã được hình thành gần như là đầy đủ.

– Tim thai được chia thành 4 ngăn với các vách tim. Nhịp tim thai lúc này khoảng 100-160 nhịp/phút, nhanh hơn so với nhịp tim của người trưởng thành. Và nhịp tim của con sẽ giảm dần bắt đầu từ tuần thai thứ 10 cho đến khi chuẩn bị ra đời.

– Khả năng di chuyển của thai nhi đã được hình thành. Tuy nhiên, do kích thước quá bé nên mẹ không cảm nhận được.

3.2 Siêu âm thai lần 2 (Từ tuần 12 – tuần 15)

12 tuần tuổi là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đây là thời điểm mà mẹ cần phải đi đúng theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Bởi vì, dấu hiệu bất thường của các nhiễm sắc thể có khả năng dẫn đến các bệnh nguy hiểm như down, dị dạng tim, dị dạng chân tay,… chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác khi thai nhi phát triển đến giai đoạn này.

Sự phát triển của thai nhi từ tuần 12 như sau:

– Bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy cho con. Nếu kết quả siêu âm cho ra khoảng mờ da gáy dày hơn 3mm thì khả năng con mắc phải một trong những bệnh trên lên đến 80%

– Thai nhi có chiều dài từ 4-8cm tính từ đỉnh đầu đến mông, nặng khoảng 10g.

– Các bộ phận quan trọng như đầy, tim, gan, thận,… đã phát triển hoàn thành.

– Xương sống đã được hình thành một cách rõ rệt, các ống thần kinh nằm ở cột sống bắt đầu được căng ra từ tủy.

– Khuôn mặt của con dẫn rõ nét hơn. Mẹ đã có thể nhìn ngắm được phần nào hình dáng của con trong lần siêu âm thai này.

– Các ngón tay bắt đầu tách rời nhau, có thể đóng mở linh hoạt và xương cũng trở nên cứng cáp hơn.

Siêu âm thai tuần thứ 12 giúp đo độ mờ da gáy

Siêu âm thai tuần thứ 12 giúp đo độ mờ da gáy

3.3 Siêu âm lần 3 (Từ tuần 16 – tuần 18)

Bước sang tuần thứ 16 là một thời điểm chuyển giao tuyệt vời trong hành trình mang thai. Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cư động đầu tiên và sự di chuyển của em bé trong bụng.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần 16 như sau:

– Con có chiều dài từ đầu tới mông khoảng 12 cm, nặng khoảng 100g.

– Tim bơm khoảng 25 lít màu mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể. Sau đó lượng máu này còn sẽ tiếp tục tăng lên.

– Móng tay của con bắt đầu mọc. Chân tay phát triển cứng cáp hơn và phản xạ ở tay chân cũng dần được hình thành. Thâm chí mẹ có thể thấy được hình ảnh con mút ngón tay cái trong quá trình siêu âm thai.

– Mắt có thể di chuyển từ bên này sang bên kia mặc dù mí vẫn đang nhắm.

– Tai của con đã về đúng vị trí và bắt đầu có thể nghe được giọng nói của mẹ.

Cơ thể của mẹ sẽ có một số thay đổi như sau:

– Mẹ cảm thấy khó thở hơn: Lý do xuất phát từ sự thay đổi của nội tiết tố, kích thích hệ hô hấp và khiến nhịp thở tăng.

– Bụng mẹ trở nên nặng nề hơn, tử cung lúc này có kích thước gần bằng trái dưa lưới nhỏ.

– Mẹ đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn da ở bụng, đùi và bầu ngực. Làn da cũng trở nên khô hơn.

3.4 Siêu âm lần 4 (Từ tuần 22 –  tuần 24)

Khi thai nhi được 22 tuần tuổi, lúc này đã đủ điều kiện để đánh giá mức độ phát triển, cân nặng cũng như các dị tật của con.

Mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra nhịp tim, phổi, huyết áp, kích thước vòng bụng, chiều cao tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Lúc này, thai nhi đã lớn và được tiến hành siêu âm màu để giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nhất tình trạng hiện tại.

Nước ối của mẹ đã tăng cao trong giai đoạn này sẽ có lợi giúp bác sĩ khảo sát các dị tật thai nhi. Bên cạnh đó những bất thường về bánh nhau, nước ối,… cũng có thể được phát hiện trong tuần khám này. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp cụ thể để giúp mẹ điều trị.

Những bất thường về nước ối sẽ được phát hiện trong tuần thai thứ 22

Những bất thường về nước ối sẽ được phát hiện trong tuần thai thứ 22

3.5 Siêu âm lần 5 (Từ tuần 25 – tuần 29)

Trong lần khám thai thứ 5 của mẹ diễn ra như sau: Khám thai; Siêu âm thai hình thái bằng máy 2D; Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động; Làm nghiệm pháp dung nạp 75g glucose đường uống 3 mẫu cho người bệnh thai nghén.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần 25 như sau:

– Vào tuần thứ 25 của thai kỳ, cơ thể của con bắt đầu được tích mỡ. Điều này khiến cho làn da trở nên mượt mà hơn và nhìn con cũng mũm mĩm hơn.

– Có một số em bé đã có thể nhìn thấy được tóc trong quá trình siêu âm.

– Thai nhi lúc này đã có dấu vẫn tay riêng của mình và những dấu nếp gấp trong lòng bàn tay cũng dần được hiện ra.

– Mặc dù mí mắt vẫn đang nhắm nhưng con có thể cảm nhận được sáng và tốt.

– Các mạch máu nhỏ hay được hình thành giúp bé nhìn hồng hào hơn.

3.6 Siêu âm thai lần 6 ( Từ tuần 30 –  tuần 32)

Vào giai đoạn tuần thứ 32 của thai kỳ cân nặng em bé đạt khoảng 1,5-1,7kg. Trong quy trình siêu âm thai lần thứ 6, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp siêu âm màu 5D để mẹ có thể nhìn ngắm rõ hơn khuôn mặt của con. Hơn thế nữa, em bé đã gần như phát triển toàn diện các cơ quan để sẵn sàng chào đời. Vì vậy, đây chính là thời điểm sớm nhất giúp mẹ nhìn thấy được em bé với hình dáng tương đương khi chào đời.

Mẹ không nên bỏ lỡ lần siêu âm thai thứ 6 này bởi sẽ có rất nhiều biểu cảm vô cùng đáng yêu của con được thể hiện ra. Ví dụ như mỉm cười, thè lưỡi, nheo mắt,… Hay thậm chí con còn có thể tự chuyển động để tránh ánh sáng xuyên qua bụng.

Trong lần khám thai thứ 6 sẽ giúp mẹ kiểm tra được:

– Những cảm giác khó thở, đau lưng, cảm giác bàng quang bị o ép có đang phải là dấu hiệu bình thường hay không.

– Giúp mẹ kiểm tra túi thai hoặc em bé có đè lên dạ dày, cơ hoành, phổi hay không.

Siêu âm thai 5D vào lần khám thai thứ 6

Mẹ nên siêu âm thai 5D vào tuần thai thứ 32

3.7 Siêu âm thai lần 7 (Từ tuần 36 – tuần 37)

Hầu hết những dấu hiệu bất thường của thai nhi đều đã chẩn đoán được trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai. Tỷ lệ phát hiện bất thường trong lần siêu âm thai này chỉ khoảng 0,5%.

Những dị tật thai nhi được phát hiện trong giai đoạn này có khả năng cải thiện bằng cách chuẩn bị đầy đủ cho việc sinh nở thật tốt và chăm sóc em bé sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần 35 như sau:

– Tay, chân của bé mũm mĩm và có da có thịt hơn.

– Mặc dù đã bắt đầu chật chội trong tử cung nhưng cân nặng của thai nhi vẫn tiếp tục tăng lên. Trong vài tuần tới, con sẽ tăng khoảng 200gr/tuần trở lên.

– Thận đã được phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.

– Chiều dài thai nhi tiếp tục được tăng lên ở mực 50-51 cm.

3.8 Siêu âm thai lần 8 (Từ tuần 38 – tuần 39)

Đây là thời điểm mà các mốc khám thai của mẹ đang dần đến hồi kết thúc. Chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa thôi là mẹ đã có thể được gặp con. Tuy nhiên, con vẫn đang sẵn sàng ra đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này.

Ước tính trẻ nếu sinh trước 37 tuần là sinh non, từ 37-38 tuần là sinh sớm, 41 tuần là sinh trễ và sau 42 tuần là sinh muộn.

Một số thay đổi của thai nhi trong tuần 39 như sau:

– Trong lần siêu âm thai này, mẹ có thể thấy lớp mỡ bao phủ khắp cơ thể được tích tụ dày hơn nhằm giữ ấm cho con sau khi chào đời.

– Não bộ vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng chóng mặt. Tốc độ này sẽ tiếp tục duy trì sự phát triển trong vòng 3 năm đầu đời.

– Làn da của con có màu đỏ hồng do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh.

3.9 Siêu âm thai lần 9 ( Từ tuần 40 trở đi)

Đây được xem là lần kết thúc trong các mốc khám thai, lúc này con đã sẵn sàng chào đời vào bất cứ lúc nào.

Vào tuần thứ 40 cân nặng trung bình của con đạt 3,4kg và dài khoảng 50,8cm. Sẽ có nhiều em bé sinh ra vào giai đoạn này hoặc là không. Bởi vì, chỉ có khoảng 5% phụ nữ sinh con ra đúng theo thời gian dự sinh.

Khám thai lần thứ 9 - kết thúc quy trình siêu âm thai

Khám thai lần thứ 9 – kết thúc quy trình khám thai

Vậy là chúng ta đã vừa hiểu được rõ hơn về quy trình siêu âm thai và cùng nhau đi hết các mốc khám thai định kỳ quan trọng. Có thể thấy rằng, mỗi dấu mốc siêu âm đánh dấu một bước ngoặt phát triển của con. Mẹ hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức thai sản cần thiết để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn thành công mẹ nhé!

Từ khóa » Các Giai đoạn Siêu âm Thai Nhi