Quy Trình Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thế nào là văn bản hành chính?
  • Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính
  • Một số yêu cầu khi soạn thảo văn bản hành chính

Do nhu cầu về thông tin và mục đích quản lý nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội mà việc soạn thảo và ban hành các văn bản hành chính là vô cùng phổ biển. Vậy Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính được thực hiện như thế nào?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây liên quan đến vấn đề Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính để tìm được câu trả lời bạn nhé!

Thế nào là văn bản hành chính?

Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Văn bản hành chính có những loại như sau:

Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể. Bao gồm:Quyết định cá biệt;Chỉ thị cá biệt;Nghị quyết cá biệt.

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng.

Khi soạn thảo văn bản quản lý hành chính về cơ bản cũng phải đảm bảo các yêu cầu như đối với văn bản pháp quy những các văn bản này không có tính chất pháp lý.

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản nói chung phải đảm bảo các nội dung: đề xuất văn bản, khởi thảo văn bản, sửa chữa dự thảo, duyệt dự thảo, đánh máy văn bản, chỉnh lý bản đánh máy, ký duyệt văn bản, vào sổ, gửi văn bản đi và lưu văn bản. Trong trình tự này, công đoạn sửa chữa, chỉnh lý và đánh máy có thể được thực hiện nhiều lần vào giai đoạn tiền thông qua. Riêng công đoạn đánh máy văn bản mang tính kỹ thuật thuần túy và không có ý nghĩa quyết định đối với trình tự ban hành. Cũng còn có thể thấy là trong từng công đoạn còn có các tiểu công đoạn nhất định. Ví dụ, trong công đoạn soạn thảo có thể phải trải qua các bước:

– Xác định vấn đề, nội dung cần soạn thảo trong văn bản

– Chọn thông tin, tài liệu;

– Lựa chọn tên loại, xác định thể thức;

– Xây dựng đề cương bản thảo;

– Soạn bản thảo

– Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức văn bản đã soạn

– Hoàn thành văn bản

Một số yêu cầu khi soạn thảo văn bản hành chính

– Về ngôn ngữ:

Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản: Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; Dùng từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương; không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng; viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt; khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành…

– Yêu cầu về thể thức văn bản:

Ban hành văn bản hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, cụ thể:

” 1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

5. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

6. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.”

Trên đây là nội dung bài viết về Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chínhhi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Từ khóa » Trình Bày Các Bước Soạn Thảo Văn Bản