Quy Trình Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính Theo Quy định 2022

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. Quy trình soạn thảo văn bản hành chính 2022 như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Quy trình soạn thảo văn bản hành chính

Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước.Có tách dụng cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Văn bản hành chính có những loại như sau:

  • Văn bản hành chính cá biệt: Là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể. Bao gồm: Quyết định cá biệt; Chỉ thị cá biệt; Nghị quyết cá biệt.
  • Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành. Nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể. Phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng.

Quy trình soạn thảo văn bản hành chính thông thường

Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản nói chung phải đảm bảo các nội dung:

  • Đề xuất văn bản,
  • khởi thảo văn bản,
  • sửa chữa dự thảo,
  • duyệt dự thảo,
  • đánh máy văn bản,
  • chỉnh lý bản đánh máy,
  • ký duyệt văn bản,
  • vào sổ, gửi văn bản đi và lưu văn bản.

Công đoạn sửa chữa, chỉnh lý và đánh máy có thể được thực hiện nhiều lần vào giai đoạn tiền thông qua. Riêng công đoạn đánh máy văn bản mang tính kỹ thuật thuần túy và không có ý nghĩa quyết định đối với trình tự ban hành. Cũng còn có thể thấy là trong từng công đoạn còn có các tiểu công đoạn nhất định.

Ví dụ, trong công đoạn soạn thảo có thể phải trải qua các bước:

– Xác định vấn đề, nội dung cần soạn thảo trong văn bản

– Chọn thông tin, tài liệu;

– Lựa chọn tên loại, xác định thể thức;

– Xây dựng đề cương bản thảo;

– Soạn bản thảo

– Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức văn bản đã soạn

– Hoàn thành văn bản

Quy trình soạn thảo văn bản hành chính nhà nước

Như đã nói ở trên, văn bản hành chính có nhiều loại nhưng thường sẽ có một quy trình nhất định. Sau đây là một ví dụ cho nội dung của một tờ trình.

Tờ trình có bố cục nội dung gồm 3 phần:

* Phần mở đầu

Trình bày ngắn gọn và rõ mục đích, lý do trình hoặc căn cứ pháp lý đối với vấn đề cần trình, duyệt. Trong đó, cần phân tích những căn cứ thực tế làm nổi bật nhu cầu cấp thiết của vấn đề đề nghị.

* Phần nội dung chính

– Trình bày nội dung vấn đề trình duyệt (đề án, phương án, kế hoạch công tác, dự thảo văn bản …). Đối với những nội dung đơn giản, có thể trình bày trực tiếp trong tờ trình; đối với những nội dung phức tạp, chỉ cần trình bày một cách tóm tắt nội dung chính còn những nội dung cụ thể và chi tiết có thể được trình bày tại các văn bản kèm theo (đề án, kế hoạch, dự toán …).

– Nêu các phương án thực hiện: Phương án phải khả thi và cần được trình bày cụ thể, rõ ràng với các luận cứ kèm theo các tài liệu, thông tin có độ tin cậy cao.

– Phân tích những ý nghĩa, lợi ích và hiệu quả của các vấn đề trình duyệt để có sức thuyết phục cho tờ trình được phê duyệt.

– Có thể dự kiến trước những vấn đề có thể gặp (khó khăn, vướng mắc) để đề xuất luôn các giải pháp khắc phục và tiến độ thực hiện.

– Đề xuất các kiến nghị với cấp trên.

* Phần kết

– Bày tỏ sự mong muốn tờ trình được phê duyệt: “Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt”.

– Thể hiện nghi thức giao tiếp: “Xin trân trọng cảm ơn.”

Quy trình soạn thảo văn bản hành chính nhà nước

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Quy trình soạn thảo văn bản hành chính 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện đăng ký nhãn hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

  • Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
  • Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22

Câu hỏi thường gặp

Các thành phần chính của thể thức văn bản là gì?

Theo quy định hiện nay, một văn bản sẽ có những thành phần chính sau– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.– Số, ký hiệu của văn bản.– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.– Nội dung văn bản.– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.– Nơi nhận.

Yêu cầu của một báo cáo hoàn chỉnh là gì?

Một báo cáo phải bảo đảm các yêu cầu sau: + Bảo đảm trung thực, chính xác. Phản ánh đúng hiện thực nêu đúng ưu nhược điểm, thuận lợi khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng. Người soạn thảo báo cáo không được thêm bớt hiện tượng, bóp méo sự thật. nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, lãnh đạo sẽ đưa ra giải pháp không đúng, xử lý không kịp thời, không triệt để, điều đó gây hậu quả xấu đến công tác quản lý. + Bảo đảm tính kịp thời: nếu không kịp thời sẽ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới dẫn đến hậu quả: không thể ứng phó kịp thời nhanh nhạy với tình hình

4.5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Số đồ Quy Trình Soạn Thảo Văn Bản Hành Chính