Quy Trình Sơn Bả Tường Chuẩn Với 4 Bước đơn Giản
Sơn bả tường là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình hiện nay. Vậy sơn bả tường là gì? Có nên sơn bả tường hay không? Hãy cùng sơn Nippon giải đáp những điều này ở bài viết sau và khám phá quy trình sơn bả tường cực chuẩn với 4 bước đơn giản.
1. Sơn bả tường là gì? Có nên sơn bả tường hay không?
1.1. Sơn bả tường là gì?
Sơn bả tường hay còn được gọi là sơn bả matit. Đây là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Sơn bả tường sẽ giúp cho bề mặt tường mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn. Công việc này đòi hỏi thợ sơn có tay nghề, kinh nghiệm cao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, matit có hai loại là Matit dẻo và Bột trét. Trong đó, dạng Matit dẻo có độ bền cao hơn bột trét nhưng thi công phức tạp hơn do cần phải pha với xi măng.
1.2. Có nên sơn bả tường không?
Để biết được có nên sơn bả tường hay không, chúng ta cùng tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của sơn bả tường:
Ưu điểm của sơn bả tường.
Bề mặt tường nhà mịn, phẳng và đẹp mắt hơn.
Sơn bả tường phù hợp với các không gian phòng khách, phòng trưng bày… khiến không gian bừng sáng, sang trọng hơn với màng sơn mịn đẹp, bóng bẩy.
Tiết kiệm số lượng sơn vì khi đã sơn bả tường bằng matit giúp giảm tiêu hao, tiết kiệm lượng sơn lót, sơn phủ mà bạn phải dùng.
Nhược điểm của sơn bả tường.
Lớp sơn phủ có độ bám và kết dính kém khi sơn bả tường. Do đó, làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của màng sơn.
Như vậy, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc ưu và nhược điểm để quyết định có nên sơn bả tường hay không. Tuy nhiên, nếu nhà của bạn thuộc một trong hai trường hợp sau thì bắt buộc bạn phải sơn bả tường: Thứ nhất là nhà cũ quét bằng vôi ve. Thứ hai là sửa lại nhà cũ đã bả tường trước đó.
Có nên sơn bả tường hay không?
Có thể bạn quan tâm: Nắm vững kỹ thuật sơn tường không bả cho lớp sơn bền đẹp
2. Quy trình sơn bả tường với 4 bước đơn giản
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
Nếu là tường mới xây, cần được đảm bảo đủ thời gian để tường khô (thông thường là từ 7 ngày trở đi).
Dùng đá mài và giấy nhám có độ thô ráp cao để mài tường. Bước này nhằm loại bỏ tạp chất và tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
Sau đó, bạn cần sử dụng máy nén khí hoặc giẻ ẩm sạch để vệ sinh bụi bẩn.
Bước 2: Tiến hành bả tường
Chuẩn bị.
Trước hết cần kiểm tra độ ẩm (Độ ẩm dưới 16% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron)
Tiếp đến, bạn cần trộn bột bả với nước. Phần này tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn sử dụng thì trên bao bì của nhà sản xuất sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Lưu ý bạn nên sử dụng nước sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn; nên đổ bột vào nước, không nên đổ nước vào bột để tránh vón cục.
Sản phẩm bột trét tường Skimcoat của Nippon Paint rất dễ sử dụng, dễ xả nhám. Bạn cần trộn đều 1 bao Skimcoat với khoảng 14-16 lít nước sạch bằng máy hoặc dụng cụ chuyên dụng trong 5-10 phút. Để hỗn hợp vừa trộn khoảng 10 phút, sau đó trộn một lần nữa. Bạn sẽ có một hỗn hợp đồng nhất rất dễ trét. Hỗn hợp đã trộn nên sử dụng trong vòng 2 giờ.
Sản phẩm WeatherGard skimcoat và Skimcoat nội thất của Nippon Paint
Trét bột bả.
+ Bả lớp thứ nhất
Dùng bàn bả hoặc dao trét để bả lớp đầu tiên với độ dày khoảng 1mm (tùy thuộc vào từng bề mặt). Để tường khô trong 2 giờ, sau đó làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám có độ nhám trung bình. Tiếp đến, làm sạch bề mặt với giẻ sạch hoặc máy nén khí để tiến hành bả lớp thứ 2.
+ Bả lớp thứ 2
Sau ít nhất 16h từ khi sơn bả lớp thứ nhất mới nên tiến hành sơn lớp thứ 2 với độ dày tương tự. Tiếp đó, cần dùng giấy nhám mịn để làm phẳng bề mặt. Lưu ý không dùng giấy nhám có độ thô ráp cao sẽ làm xước bề mặt matit. Bạn cũng có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường. Bề mặt sau khi bả lớp thứ hai và chà láng sẽ rất phẳng mịn, đẹp mắt.
Bước 3: Sơn lót
Sau khi hoàn thiện lớp sơn bả, đạt được độ khô chuẩn, dùng giẻ sạch để vệ sinh bề mặt và tiến hành sơn lót.
+ Trước hết, pha loãng sơn lót với nước.
+ Tiếp đó, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn lớp lót. Độ dày màng sơn khô là 30 -40 micron cho một lớp sơn với điều kiện thi công bình thường.
Khi hoàn thành lớp sơn lót, tùy vào từng loại sơn mà bạn phải chờ thời gian mới được sơn lớp phủ bên ngoài. Với sản phẩm sơn lót của Nippon Paint, thời gian chuyển tiếp được rút ngắn còn 2 giờ. Hơn nữa, sản phẩm sơn lót của Nippon Paint có khả năng chống thấm, chống lại sự xuống cấp của sơn do chất kiềm trong xi măng gây ra, giúp lớp sơn phủ đều màu, bền đẹp. Đây là một sản phẩm có tính năng vượt trội và thuận tiện khi thi công, giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Sơn lót nội thất Nippon
Bước 4: Sơn phủ màu
Tùy theo màu sơn và khuyến nghị của nhà sản xuất mà có thể sơn 02 lớp hoặc nhiều hơn lớp sơn phủ màu. Sau khi đợi lớp sơn lót khô, tiến hành quét sơn phủ bằng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí.
Chi tiết các bước bạn tham khảo trong bài viết hướng dẫn quét sơn đúng chuẩn của các chuyên gia Nippon Paint
Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn tự lăn sơn nhà theo 6 bước tiết kiệm và nhanh nhất
- Hướng dẫn cách sơn tường nhà cũ “THAY ÁO MỚI” cho ngôi nhà của bạn
3. Lưu ý khi sơn bả tường.
Lựa chọn thợ sơn có tay nghề và kinh nghiệm
Việc sơn bả tường là một quy trình đơn giản nhưng cần sự chỉn chu, điêu luyện khi trét bả, lăn sơn. Vì thế, bạn cần thuê những thợ sơn có tay nghề và kinh nghiệm. Họ sẽ biết được khi nào tường đủ khô hay đủ độ ẩm để tiến hành sơn. Thợ tay nghề cao sẽ giúp bề mặt sơn được phẳng mịn, đẹp mắt nhất.
Lựa chọn các sản phẩm sơn có chất lượng tốt
Điều này là vô cùng quan trọng. Các sản phẩm sơn kém chất lượng không chỉ khiến công trình nhanh xuống cấp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Khi lựa chọn các sản phẩm sơn của Nippon Paint, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm dễ thi công, có độ bền cao, khả năng chống thấm, chống bám bẩn, chịu chùi rửa cao.
Bên cạnh đó, sơn Nippon có tới hơn 2000 màu sơn cho bạn thật nhiều lựa chọn. Các sản phẩm sơn của Nippon Paint không chứa hóa chất độc hại, gần như không mùi và có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi thấp nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình sơn bả tường. Hãy liên hệ ngay tới các đại lý sơn Nippon gần nhất để được tư vấn kỹ càng hơn và hưởng những chính sách ưu đãi tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường
- Cách lăn sơn tường
Từ khóa » Bả Matit Tường Nhà Cũ
-
Quy Trình Sơn Bả Matit Tường Nhà - Trần Nhà Mới Và Cũ
-
Kỹ Thuật Bả Matit, Sơn Tường Nhà Cũ Bền đẹp
-
Cách Sơn Tường Cũ đẹp, Chuẩn Và Tiết Kiệm Chi Phí
-
Cách Cạo Lớp Sơn Tường Cũ đơn Giản Hiệu Quả Mà Nhanh Chóng
-
Quy Trình Thi Công Sơn Tường Mới Và Tường Cũ - Sơn INARI Việt Nam
-
Hướng Dẫn Thi Công Sơn Bả Tường Nhà đúng Quy Trình
-
Hướng Dẫn Cách Sơn Lại Tường Cũ đẹp Như Mới Khi đã Sơn Phủ
-
Thợ Sơn Lại Tường Nhà Cũ Giá Rẻ Tại Hà Nội Nhanh Gọn Uy Tín ...
-
Hướng Dẫn Bả Matit Tường: ĐẲNG CẤP ANH KỸ THUẬT PHỤ TRÁCH.
-
Tường đã Sơn Rồi Có Bả được Không? Nên Làm Như Thế Nào Cho Bền?
-
Sơn Nhà Có Nên Bả Matit Không? Hướng Dẫn Sử Dụng Sơn Bả Matit.
-
Hướng Dẫn Chuẩn Bị Bề Mặt Tường Trước Khi Trét Mastic, Sơn Tường ...
-
Thi Công Sơn Bả Tường, Sơn Bả Matit Nhà ở Cũ Tại Tp HCM