Quy Trình Thẩm định Tài Sản đảm Bảo - Tài Chính Nhanh 24h

Thẩm định tài sản là một trong các công việc quan trọng trước khi ngân hàng quyết định ký một hợp đồng vay thế chấp cho chúng ta. Tài sản càng lớn, ngân hàng và các tổ chức tín dụng càng phải kiểm tra thật kỹ để có được một quyết định chính xác. Và sau đây là quy trình thẩm định tài sản đảm bảo.

thẩm định tài sản đảm bảo

Mục đích thẩm định tài sản đảm bảo

Để nghiên cứu kỹ đến phần quy trình, ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua mục đích của việc thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Hiện tại, tài sản đảm bảo phổ biến nhất là giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị như cổ phiếu hoặc trái phiếu chính phủ, xe ô tô, sổ tiết kiệm, sổ hồng hay sổ đỏ của bất động sản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Xem thêm:

Vay thế chấp sổ đỏ

Vay thế chấp sổ hồng

Các tài sản thế chấp được dùng với mục đích để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn, có khả năng thu hồi vốn vay khi đến hạn. Vì vậy, tài sản đảm bảo đó phải được thẩm định giá theo các tiêu chuẩn và quy định của Luật thẩm định giá Việt Nam. Từ đó xác định giá trị chính xác để ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có cơ sở chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về tài sản thế chấp đó, cho nên giá trị cũng sẽ khác đi nhưng sẽ không quá chênh lệch. Nhìn chung mức cho vay của các ngân hàng hiện nay là 70% - 80% giá trị tài sản đảm bảo.

Thông thường các ngân hàng sẽ liên kết với các đơn vị thẩm định giá độc lập, chuyên sâu để định giá nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Quy trình thẩm định giá căn cứ theo Thông tư 28/2015/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Xác định tổng quát về tài sản thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá, bao gồm:

  • Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá

  • Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá

  • Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá

  • Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá

  • Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

Nội dung kế hoạch bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.

  • Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.

  • Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.

  • Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.

  • Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

  • Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.

  • Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Vay thế chấp là một khoản vay lớn, vì thế việc ngân hàng thận trọng trong các bước thẩm định cũng là một trong những việc làm để đảm bảo quyền lợi. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị.

Từ khóa » Nguyên Tắc Thẩm định Tài Sản đảm Bảo