Quy Trình Thay Băng Vết Thương Nhiễm Khuẩn
Có thể bạn quan tâm
Điều dưỡng khoa kiểm tra vết thương sau phẫu thuật
I. MỤC ĐÍCH
- Ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường.
- Loại bỏ mô chết, chất tiết từ vết thương.
- Che chở hạn chế sự tổn thương thêm cho vết thương.
- Thấm hút các dịch tiết, giữ vết thương sạch, ẩm giúp vết thương mau lành.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết thương bị sưng tấy, đỏ và dính dịch tiết.
- Vết thương được tạo ra trong điều kiện không vô khuẩn như: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,…
III. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC
1. Chuẩn bị NB:
- ĐD mang khẩu trang đến kiểm tra số phòng, số giường, họ tên, tuổi NB.
- Báo và giải thích cho NB biết việc sắp làm.
- Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương.
- Về phòng rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh, soạn dụng cụ.
2. Chuẩn bị dụng cụ
* Dụng cụ vô khuẩn
- 2 kềm kelly
- 1 chén chum đựng dung dịch rửa vết thương.
- 1 chén chum đựng dung dịch sát khuẩn da.
- Gòn viên.
- Gạc miếng.
- Gòn bao dày mỏng tùy theo tình trạng vết thương (nếu cần).
- Dụng cụ băng vết thương tùy theo từng loại vết thương (nếu có).
- Chất trơn (nếu da xung quanh có rơm lở).
* Dụng cụ sạch:
- Mâm.
- Băng keo.
- Băng cuộn (nếu cần).
- Túi rác y tế.
- 1 đôi găng sạch.
- 1 kềm sạch gắp băng dơ.
- Tấm lót không thấm.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
3. Tiến hành kỹ thuật:
- ĐD mang dụng cụ đến giường bệnh kiểm tra số phòng, số giường, họ tên, tuổi NB.
- Báo và giải thích lại cho NB biết việc sắp làm.
- Để mâm nơi thuận tiện, gần vết thương.
- Bộc lộ vùng vết thương (giữ cho NB được kín đáo và thoải mái).
- Đặt tấm lót không thấm phía dưới nơi vị trí vết thương.
- Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay sạch.
- Tháo băng dơ (bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch), rửa lại tay (rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh nếu cần).
- Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn.
- Lấy kềm vô khuẩn an toàn.
- Dùng kềm gắp gòn viên rửa bên trong vết thương: từ trong ra ngoài rìa (từ vùng trên cao xuống thấp, từ bên xa đến bên gần) với dung dịch rửa vết thương (tiếp liệu gòn khi rửa).
- Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra ngoài 5 cm bằng dung dịch rửa vết thương.
- Dùng gạc miếng chậm khô bên trong vết thương (nếu cần).
- Lau khô vùng da xung quanh vết thương (nếu da bị rơm lở dùng gạc).
- Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn da (nếu da không rơm lở). Trường hợp da xung quanh vết thương bị rơm lở, thoa chất trơn lên vùng da xung quanh.
- Đắp thuốc lên vết thương nếu có y lệnh.
- Đặt gạc, gòn bao hoặc băng sinh học che kín vết thương (rộng ra 3 - 5cm).
- Rút tấm lót ra.
- Tháo găng tay.
- Cố định băng bằng băng keo hoặc băng cuộn (nếu cần).
- Báo cho NB biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.
4. Dọn dụng cụ:
- Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng cách.
- Rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh
5. Ghi hồ sơ:
- Ngày, giờ thay băng.
- Tình trạng vết thương.
- Dung dịch sử dụng để rửa vết thương đã dùng, thuốc đắp lên vết thương (nếu có).
- Loại băng dùng trên vết thương (nếu có).
- Các can thiệp trên vết thương nếu có: cắt lọc mô chết,....
- Phản ứng của NB (nếu có).
- Tên ĐD thực hiện.
Viết bài: Đỗ Đình Huynh
Từ khóa » Dụng Cụ Thay Băng Rửa Vết Thương
-
Hướng Dẫn Quy Trình Thay Băng Rửa Vết Thương Của điều Dưỡng
-
KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG THƯỜNG - Health Việt Nam
-
Bộ Thay Băng Rửa Vết Thương 11 Món Gia đình | Shopee Việt Nam
-
Bộ Thay Băng Rửa Vết Thương Gia đình | Shopee Việt Nam
-
Thay Băng Vết Thương Nhiễm - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Quy Trình Thay Băng Vết Thương | Vinmec
-
[PDF] THAY BĂNG VẾT THƯƠNG SẠCH - ATCS
-
Thay Băng Rửa Vết Thương Sạch
-
Thay Băng Rửa Vết Thương Nhiễm Khuẩn
-
Bộ Dụng Cụ Rửa Vết Thương Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Quy Trình Thay Thế Băng Rửa Vết Thương Và Cắt Chỉ
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thay Băng Và Rửa Vết Thương Cho Người Bệnh
-
Chi Tiết Các Bước Thực Hiện Trong Quy Trình Thay Băng Cắt Chỉ