Quy Trình Thi Công Bê Tông Cốt Sợi Bạn đã Biết Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Các công trình kiến trúc hiện đại với quy mô và phương án thiết kế phức tạp yêu cầu cao về tính kiên cố và vững chắc, từ đó vấn đề được đặt ra là phải có nguyên liệu xây dựng phù hợp có tính năng cao. Bê tông cốt sợi ra đời đã giải quyết được yêu cầu kể trên và là một xu hướng xây dựng thịnh hành trong thời gian gần đây. Vậy bê tông cốt sợi là gì và quy trình thi công bê tông cốt sợi diễn ra như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết hiện 1 Bê tông cốt sợi là gì? 2 Các loại bê tông cốt sợi phổ biến hiện nay 2.1 Bê tông cốt sợi thủy tinh 2.2 Bê tông cốt sợi thép 2.3 Bê tông cốt sợi tự nhiên 2.4 Bê tông cốt sợi polyester 2.5 Bê tông cốt sợi amiăng 2.6 Bê tông cốt sợi nhựa dẻo 2.7 Cốt sợi polypropylene 2.8 Bê tông cốt sợi bazan 2.9 Bê tông cốt sợi carbon 2.10 Bê tông cốt sợi dramix 3 Ưu điểm bê tông cốt sợi: 3.1 Tính ứng dụng cao 3.2 Độ bền cao và đem đến hiệu quả cho công trình 3.3 Khả năng chịu tải tốt 3.4 Chống mài mòn 4 Nhược điểm bê tông cốt sợi 4.1 Các sợi bê tông phân tán không đồng đều khiến chất lượng bê tông thiếu nhất quán 4.2 Khó khăn trong việc vận chuyển 4.3 Khả năng cách âm và cách nhiệt kém 5 Ứng dụng bê tông cốt sợi 6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của bê tông cốt sợi 6.1 Độ cứng ma trận sợi tương đối 6.2 Khối lượng sợi 6.3 Tỷ lệ khung hình của sợi 6.4 Định hướng sợi 6.5 Khả năng đầm nén bê tông 7 Quy trình thi công bê tông cốt sợi 7.1 Bước 1: Công tác kiểm tra 7.2 Bước 2: Các bước chuẩn bị 7.3 Bước 3: Tiến hành đổ bê tôngBê tông cốt sợi là gì?
Bê tông cốt sợi là bê tông có tính năng cao, đạt được yêu cầu về sự kiên cố, chắc chắn cho công trình, thành phần của bê tông cốt sợi bao gồm bê tông thông thường và sợi chịu lực có thể là sợi thép, sợi thủy tinh, sợi amiang, sợi carbon. Với mỗi loại sợi khác nhau sẽ khả năng chịu lực khác nhau. Bê tông cốt sợi có thể giải quyết được những hạn chế của bê tông thông thường nên được sử dụng vô cùng rộng rãi trong xây dựng hiện nay, ngoài ra còn giúp tối ưu chi phí xây dựng một cách hiệu quả nên được áp dụng cho nhiều công trình khác nhau.
Các loại bê tông cốt sợi phổ biến hiện nay
Có nhiều loại bê tông cốt sợi khác nhau, mỗi loại được ứng dụng cho các công trình với độ phức tạp khác nhau. Dưới đây là các loại bê tông cốt sợi được sử dụng phổ biến hiện nay, hãy cùng tìm hiểu về từng loại nhé.
Bê tông cốt sợi thủy tinh
Như đúng tên gọi của nó, bê tông cốt sợi thủy tinh bao là sự kết hợp giữa các sợi thủy tinh và bê tông. Với những công trình có lối kiến trúc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao thì bê tông cốt sợi thủy tinh chính là giải pháp tối ưu nhất bởi khả năng biến tấu vô cùng đa dạng. Các sợi thủy tinh được trộn cùng với phụ gia dẻo nên có độ dẻo rất cao, đạt được chất lượng tốt nhất ngay cả với những công trình ngoài trời có thời tiết khắc nghiệt.
Bê tông cốt sợi thủy tinh thường được ứng dụng để trang trí, tạo hình cho phần mái của công trình, có hình dạng phong phú và màu sắc độc đáo.
Bê tông cốt sợi thép
Bê tông sợi thép luôn được đánh giá cao về độ đàn hồi nên thường được sử dụng cho những công trình lớn như cầu đường, tàu thuyền. Ngoài ra bê tông sợi thép có khả năng chống cháy vô cùng hiệu quả, vì vậy bê tông sợi thép chính là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều công trình khác nhau.
Bê tông cốt sợi tự nhiên
Để bê tông đạt được tính rắn chắc hơn thì người ta có thể sử dụng các sợi tự nhiên như: bông, len, rơm, rạ,… để trộn cùng bê tông thông thường. Tuy nhiên những công trình hiện đại đã không còn sử dụng cốt sợi tự nhiên bởi chi phí cũng như sự tối ưu của các loại cốt sợi công nghiệp khác.
Bê tông cốt sợi polyester
Là cốt sợi bê tông với khả năng chống nứt và co ngót vô cùng hiệu quả, đồng thời giúp ngăn chặn các vết nứt hình thành đem lại sự dẻo dai cho bê tông nên loại sợi này được sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà kho, xí nghiệp…
Bê tông cốt sợi amiăng
Sợi khoáng amiăng không phải là loại sợi công nghiệp mà nó được tìm thấy sẵn tự nhiên. Đặc điểm nổi bật nhất của loại sợi này là không bị tác động bởi nhiệt và chất hóa học nên được sử dụng cho các công trình ngoài trời hay dùng để làm mái nhà, không chỉ vậy giá thành lại rất rẻ. Tuy nhiên amiăng lại không thân thiện với môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên ngày nay, loại bê tông cốt sợi này không còn được sử dụng nữa, thay vì thế mà sử dụng các chất liệu cốt sợi lành tính hơn.
Bê tông cốt sợi nhựa dẻo
Bê tông cốt sợi nhựa dẻo đã mang tới giải pháp tiết kiệm tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường nhờ việc có thể tái chế một lượng nhựa khá lớn để làm bê tông cốt sợi. Tuy ra đời chưa lâu nhưng bê tông cốt sợi nhựa dẻo đã chiếm một ưu thế nhất định trên thị trường nhờ đáp ứng được yêu cầu thi công cũng như giá thành hợp lý.
Cốt sợi polypropylene
Là sự kết hợp giữa bê tông và cốt sợi polypropylene. Các sợi polypropylene được sản xuất bằng công nghệ hiện đại là kéo sợi ly tâm, sau đó trộn với các chất phụ gia và một số biện pháp kỹ thuật để cho ra thành quả là các sợi polypropylene với chức năng ngăn chặn các vết rạn nứt trên bề mặt của các công trình, giúp công trình được cải thiện một cách linh hoạt và đạt tính ổn định cao.
Bê tông cốt sợi bazan
Sợi bazan với chức năng chính là giúp hạn chế các vết nứt bên trong công trình cũng như có khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả so với bê tông thông thường nên được ứng dụng phổ biến cho các khu vực thường xuyên gặp ẩm ướt.
Bê tông cốt sợi carbon
Bê tông cacbon đạt được những ưu thế của các loại bê tông thông thường nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Bê tông sợi carbon giúp công trình thi công đơn giản, đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Ngoài ra, bê tông sợi carbon còn giúp giữ nguyên các kết cấu của công trình có lối kiến trúc phức tạp, hiện đại.
Bê tông cốt sợi dramix
So với các loại bê tông thông thường thì bê tông cốt sợi dramix được đánh giá là có mức chi phí phải chăng, tuy nhiên vì thế mà tính ứng dụng của nó không cao. Bê tông dramix là giải pháp tối ưu giúp giảm chiều dày của khối bê tông nên nếu muốn công trình trở nên thanh thoát thì lựa chọn bê tông cốt sợi dramix là sự lựa chọn hàng đầu đấy nhé.
Ưu điểm bê tông cốt sợi:
Tính ứng dụng cao
Bê tông cốt sợi có thể đáp ứng đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như cường độ cao, kích thước thì ổn định, tính bám dính tốt, không rạn nứt, chịu uốn và chịu cắt. bê tông cốt sợi được đánh giá cao nói có các tính năng hữu dụng, giảm giá thành xây dựng nhờ có thể rút ngắn thời gian thi công, nâng cao khả năng chịu lực đồng thời cũng nâng cao tuổi thọ cho công trình.
Độ bền cao và đem đến hiệu quả cho công trình
Bê tông cốt sợi được đánh giá cao về tính dẻo dai và có độ bền cao. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như yêu cầu của công trình mà lượng cốt sợi trộn trong bê tông sẽ khác nhau và đem đến hiệu quả riêng.
Khả năng chịu tải tốt
Nhờ kết hợp với cốt sợi mà độ kiên cố và rắn chắc của bê tông cốt sợi được tăng lên rất nhiều lần, vì thế giúp tăng khả năng chịu tải tốt, so với bê tông truyền thống thì bê tông cốt sợi được đánh giá cao hơn rất nhiều bởi khả năng chịu tải tuyệt vời của nó.
Chống mài mòn
Một ưu điểm nổi bật khác không thể bỏ qua của bê tông cốt sợi là là khả năng chịu mọi tác động của của thời tiết khắc nghiệt, nếu như hạn chế của những loại bê tông thông thường là dễ bị mài mòn thì bê tông cốt sợi chính là giải pháp tối ưu khắc phục mọi hạn chế liên quan đến tác động xấu mà thời tiết đem lại. Bê tông sợi có kết cấu đặc biệt nên ít bị mài mòn hơn, ngăn chặn mặt sàn bê tông xuất hiện các vết thủng lỗ gây mất thẩm mỹ và thiếu an toàn.
Nhược điểm bê tông cốt sợi
Ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên thì bê tông cốt sợi cũng có những hạn chế mà bạn cần nắm rõ để có thể khắc phục cũng như đưa ra phương án tốt nhất cho công trình. Dưới đây là nhược điểm của bê tông cốt sợi.
Các sợi bê tông phân tán không đồng đều khiến chất lượng bê tông thiếu nhất quán
Trong quá trình thi công bê tông cốt sợi rất dễ xảy ra tình trạng các sợi không được trộn và phân tán đồng đều, điều đó ảnh hưởng lớn tới chất lượng của bê tông. Tuy nhiên, đây là việc hoàn toàn có thể khắc phục bằng phương pháp thi công chuẩn, đạt yêu cầu.
Khó khăn trong việc vận chuyển
Nếu công trình thi công nằm ở khu vực thuận tiện giao thông thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng trường hợp công trình xây dựng tại những khu vực khó vận chuyển thì đây lại là điểm hạn chế của bê tông cốt sợi bởi chúng có trọng tải nặng hơn rất nhiều so với bê tông thông thường, việc vận chuyển sẽ gặp khó khăn, phát sinh thêm chi phí vận chuyển.
Khả năng cách âm và cách nhiệt kém
So với bê tông thông thường thì bê tông cốt sợi có khả năng cách âm không cao cũng như cách nhiệt kém. Đối với các công trình đòi hỏi sự riêng tư thì chúng ta nên cân nhắc lựa chọn loại bê tông cho công trình để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ứng dụng bê tông cốt sợi
Bê tông cốt sợi so với bê tông thông thường đạt được độ bền cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy nó được ứng dụng cho rất nhiều công trình với các hạng mục khác nhau. Thực tế cho thấy rằng bê tông cốt sợi có khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả và tình trạng nước trong bê tông thoát ngoài, từ đó hạn chế được các vết nứt trên bê tông. Trong quá trình ngót khô của bê tông cốt sợi sẽ ít xảy ra sự cố hơn, đồng thời làm giảm sự mài mòn của thời tiết cũng như các tác động bên ngoài như va đập, chống vỡ vô cùng hiệu quả.
Bê tông cốt sợi ngày nay được ứng dụng cho nhiều công trình với các hạng mục khác nhau, có thể kể đến là:
Các công trình mặt đất như vỉa hè, sàn nhà, mái nhà, tấm lợp, ngói.
Các hạng mục trong thi công nhà xây dựng nhà ở như: móng tầng hầm, trụ cột xây dựng, hỗ trợ dầm
Các công trình giao thông như: cầu, đường bộ
Các công trình chứa nước như: bể chứa nước, bể bơi, đường nước trong nông nghiệp,
hệ thống cống rãnh, ống thoát nước.
Ngoài ra bê tông cốt sợi còn được ứng dụng để làm bể tự hoại,lăng mộ, két sắt,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của bê tông cốt sợi
Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cũng như hiệu suất của bê tông cốt sợi. Dưới đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của bê tông cốt sợi bạn cần lưu ý:
Độ cứng ma trận sợi tương đối
Hiệu suất của bê tông cốt sợi phụ thuộc rất lớn vào mô đun đàn hồi của nền bê tông và sợi. Chính vì vậy để bê tông truyền ứng hiệu quả, mô đun đàn hồi của sợi phải cao hơn mô đun đàn hồi của nền bê tông.
Xét về tính chất của các loại sợi khác nhau thì sợi nylon và sợi polypropylene có mô đun đàn hồi không cao nên cường độ tổng thể sẽ không thể cải thiện, hiệu suất sẽ được hấp thụ giúp bê tông cứng hơn và có khả năng chống lại ứng suất tốt hơn.
Còn đối với thi công bê tông cốt sợi thép, thủy tinh và sợi carbon hì bê tông sẽ cứng hơn rất nhiều so với các loại khác.
Khối lượng sợi
Thi công bê tông cốt sợi yêu cầu khối lượng phải đủ để phân tán đều đảm bảo độ cứng và rắn chắc của bê tông. Khối lượng sợi càng tăng tỉ lệ thuận với độ bền và độ cứng của bê tông, tuy nhiên nếu khối lượng sợi quá cao cũng gây ra sự phân tách và độ cứng không phù hợp với công trình. Vì vậy cần phải tối ưu lượng sợi trong bê tông để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tỷ lệ khung hình của sợi
Cũng giống như khối lượng sợi, khi tỷ lệ khung hình của sợi tăng lên sẽ mang đến tính dẻo dai cũng như độ bền của bê tông. Tuy nhiên cũng cần phải tối ưu tỷ lệ khung hình của sợi sao cho đạt tỷ lệ chuẩn của 75 tránh tình trạng bê tông sẽ không đạt được độ bền cao nhất.
Định hướng sợi
Khi thi công bê tông cốt sợi định hướng sợi ảnh hưởng rất lớn đến cường độ của bê tông, các sợi được định hướng vuông góc hoặc ngẫu nhiên sẽ cung cấp độ bền kéo và độ bền cao hơn các sợi được sắp xếp song song.
Khả năng đầm nén bê tông
Thi công bê tông cốt sợi thép cần chú ý chiều dài và đường kính của các sợi thép ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầm nén của bê tông, trong trường hợp này các sợi thép sẽ làm giảm khả năng là việc của bê tông.
Ngoài ra, các sợi trong bê tông nếu phân bố không đồng đều cũng sẽ làm giảm khả năng làm việc và đầm nén của bê tông. Để cải thiện tình trạng trên cần phải xử lý đúng kỹ thuật bằng cách tăng lượng nước so với xi măng hoặc có thể sử dụng chất phụ gia giảm nước cho bê tông cốt sợi.
Một điều cần lưu ý nữa khi trộn bê tông cốt sợi là lượng phụ gia và ma sát có thể làm tăng hoặc giảm độ kết dính của bê tông. Cần phải đảm bảo kích thước tối đa của các cốt liệu thô phải là 10mm để tránh làm giảm cường độ của bê tông.
Quy trình thi công bê tông cốt sợi
Quy trình thi công bê tông cốt sợi cần phải được thực hiện bài bản và đúng theo các bước dưới đây để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất.
Bước 1: Công tác kiểm tra
Trước khi thực hiện đổ bê tông cần phải có bước kiểm tra thật kỹ lưỡng cốp pha và cốt thép để quá trình thi công diễn ra thuận lợi.
Cần phải đo đạc và xác định vị trí cốp pha để đảm bảo tính chính xác trước khi thi công
Cần đảm bảo số lượng và vị trí thép khi đổ bê tông.
Bước 2: Các bước chuẩn bị
Các bước chuẩn bị chính là công đoạn không thể thiếu khi thi công bê tông cốt sợi để công trình đạt được hiệu quả và chất lượng tốt nhất. Dưới đây là các bước chuẩn bị trước khi thi công bê tông cốt sợi.
– Tính toán nguyên vật liệu xây dựng và nguồn nhân công.
– Tính toán thời gian đổ bê tông sao cho thuận lợi nhất, tránh trường hợp để thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
– Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công
– Xử lý và vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công cũng như làm sạch cốp pha, cốt thép.
Bước 3: Tiến hành đổ bê tông
Tiến hành đổ bê tông cho từng hạng mục cột, dầm, sàn. Thực hiện theo đúng các biện pháp kỹ thuật tiêu chuẩn.
Với các công trình kiến trúc hiện đại đòi hỏi về nguồn nguyên liệu đạt được những yêu cầu và độ bền cao. Thi công bê tông cốt sợi chính là giải pháp hiệu quả giải quyết được những nhu cầu trong xây dựng. Trên đây là toàn bộ những thông tin về thi công bê tông cốt sợi mà chúng tôi muốn các bạn biết. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về loại bê tông này.
Đánh giá bài viết!Từ khóa » Các Loại Bê Tông Cốt Sợi
-
Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? Ứng Dụng Và Phân Loại Bê Tông Cốt Sợi
-
Những điều Cần Biết Về Bê Tông Cốt Sợi - Vật Liệu Xây Dựng Việt Nam
-
Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? Ưu Nhược Điểm Bê Tông Cốt Sợi
-
Tìm Hiểu Tấm Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? Các Loại Sợi Thủy Tinh | Carbon
-
Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? Đặc điểm & Phân Loại Bê Tông Cốt Sợi Hiện Nay
-
Bê Tông Cốt Sợi (FRC) Là Gì? Tính Chất Của Bê ...
-
Bê Tông Cốt Sợi - Loại Bê Tông Ưu Tú
-
TCVN 12393:2018 - Bê Tông Cốt Sợi - Yêu Cầu Kỹ Thuật Và Phương ...
-
Bê Tông Cốt Sợi Và Những điều Cần Biết - Meeyland
-
Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? - Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng
-
BÊ TÔNG CỐT SỢI
-
Bê Tông Cốt Sợi Là Gì? Ứng Dụng Và Phân Loại Bê Tông Cốt Sợi
-
Kiến Thức Xây Dựng: Khái Niệm Bê Tông Cốt Sợi - OIP.COM