Quy Trình Thi Công Sơn Giao Thông - Bê Tông Nhựa Asphalt

Thi công sơn giao thông thường được áp dụng cho nhiều công trình giao thông. Vậy quy trình thi công sơn giao thông như thế nào? Có những lưu ý gì khi thi công sơn giao thông? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1 1

Nội Dung Chính

Toggle
  • Sơn giao thông là gì?
    • Sơn giao thông có những ứng dụng như:
  • Sơn giao thông có những loại nào?
  • Sơn giao thông có những ưu điểm gì?
  • Quy trình thi công sơn giao thông đạt chuẩn
    • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi phủ sơn
    • Bước 2: Thi công sơn lót cho những vị trí thi công sơn giao thông
    • Bước 3: Thi công lớp sơn nhiệt dẻo giao thông
    • Cách kiểm tra chất lượng lớp sơn thi công
  • HNUD – Đơn vị thi công sơn giao thông uy tín, chất lượng

Sơn giao thông là gì?

Sơn giao thông là những loại sơn gốc dầu. Chuyên sử dụng trong ngành giao thông nhằm cảnh báo, hướng dẫn cho người tham gia giao thông như: phân làn đường, gờ giảm tốc, bó vỉa giao thông,….

2 1

Sơn giao thông thường có độ bền cao. Chịu được áp lực cao dưới điều kiện thời tiết nắng gắt, mưa nhiều. Màng sơn khô nhanh, chịu được tải trọng nặng. Đặc biệt những nơi thường xuyên có xe cộ lưu thông.

Sơn giao thông có những ứng dụng như:

  • Dùng để thi công kẻ vạch đường giao thông.
  • Áp dụng để thi công sơn kẻ vạch bó vỉa
  • Sơn phản quang cho các vị trí như: chân cầu, ở các cọc km giao thông để dễ dàng quan sát vào buổi tối.
  • Sơn phản quang cho các giải phân cách giao thông.
  • Sơn kẻ vạch giao thông, tín hiệu cho tầng hầm, bãi giữ xe.

Sơn giao thông có những loại nào?

Trên thực tế, sơn giao thông được chia làm 3 loại chính gồm:

  1. Dòng sơn giao thông dẻo nhiệt 

Sơn thông dẻo nhiệt là được cấu thành bởi việc kết hợp với các chất kết dính. Bao gồm các nguyên liệu như: Maleic, Petroleum Resin, Hydrocarbon C9, Hydrocarbon C5,… Dòng sơn dẻo nhiệt mang tính cơ lý nên rất thích hợp với bề mặt bê tông. Độ dày của màng sơn dẻo nhiệt đạt chuẩn là 2.5mm.

  1. Dòng sơn giao thông lạnh

Sơn giao thông – sơn lạnh là dòng sản phẩm có cấu tạo từ gốc nhựa Alkyd hoặc gốc nhựa Acrylic. Dòng sơn này là loại sơn đã được pha và đóng gói sẵn, chỉ cần mở đóng gói khuấy đều và cho vào máy phun sơn là có thể thi công. Hoặc có thể thi công bằng cọ quét hoặc rulo là được. Tuy nhiên, cần lưu ý tỉ lệ sơn trên diện tích để tạo nên độ dày chuẩn cho lớp sơn kẻ vạch giao thông.

  1. Dòng sơn giao thông phản quang 

Sơn giao thông phản quang là một dòng sơn gốc dầu và có chứa bi thủy tinh phản quang để tạo tính phản quang cho đường kẻ vạch. Dòng sơn này thường được áp dụng cho các công trình sử dùng vào ban đêm hoặc những khu vực thiếu sáng. Cơ chế hoạt động là khi có ánh sáng chiếu sáng vào thì lớp sơn sẽ phản quang lại. Ưu điểm của sơn là có thể tăng khả năng quan sát tính hiệu chỉ dẫn vào ban đêm, giúp an toàn hơn cho người tham gia giao thông.

Sơn giao thông có những ưu điểm gì?

3 1

Các công trình giao thông thường phải thi công ngoài trời, chịu các tác động của môi trường bên ngoài. Dòng sơn giao thông sở hữu những tính năng đặc biệt có thể đáp ứng những nhu cầu của các công trình sơn giao thông như:

  • Sơn có độ bám dính, liên kết tốt với bề mặt nhựa đường hoặc bề mặt bê tông.
  • Màng sơn có độ bền cơ học cao, còn có khả năng chịu mài mòn tốt.
  • Sơn giúp cho người tham giao thông được chỉ dẫn rõ ràng, an toàn cả ban ngày lẫn ban đêm nhờ khả năng phản quang.
  • Màng sơn còn có khả năng chống trượt cao, đảm bảo tính an toàn cho các phương tiện lưu thông.
  • Thi công đơn giản, lớp sơn khô nhanh nên không tốn quá nhiều thời gian cho quá trình thi công sơn.
  • Màng sơn cứng rắn, không bị biến dạng khi chịu tải trọng lớn, nhiệt độ cao, nắng mưa thất thường.
  • Ngoài việc lựa chọn được dòng sơn chất lượng thì kỹ thuật thi công cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của lớp sơn.

Quy trình thi công sơn giao thông đạt chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi phủ sơn

Thi công cho bề mặt bê tông hay bê tông asphalt (nhựa đường) thì đều phải làm sạch bề mặt, loại bỏ đi các tạp chất bám trên bề mặt đường.

Nếu trên bề mặt có các vết bẩn khô làm sạch (dầu mỡ, các chất hữu cơ,…). Thì có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc súng bắn nước cao áp để làm sạch bề mặt, đảm bảo bề mặt khô lại hoàn toàn thì mới có thể thi công.

Những bề mặt có vết nứt thì cần trám trét lại cho bằng phẳng. Đối với bề mặt bê tông thì cần phải mài nhám bề mặt để sơn bám tốt hơn. Tiến hành đánh dấu các đường kẻ vạch cho mặt đường theo bảng vẽ hoặc có thể dùng băng keo giấy để cố định, giúp cho các đường kẻ được thẳng.

Bước 2: Thi công sơn lót cho những vị trí thi công sơn giao thông

Tiến hành lăn hoặc phun một lớp sơn lót chuyên dụng cho các đường kẻ giao thông. Lớp sơn khô khá nhanh chỉ từ 10 đến 15 phút nên thường không mất thời gian đợi sơn khô vì khi thi công xong thì có thể bắt đầu phủ lớp sơn dẻo nhiệt ngay.

Đây là lớp sơn trung gian để tăng độ kết dính cho lớp sơn phủ với mặt đường. Lớp sơn còn che đi các khuyết điểm của mặt đường.

Bước 3: Thi công lớp sơn nhiệt dẻo giao thông

3.1. Nấu sơn 

Để tránh biến màu sơn nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu. Cho máy khuấy hoạt động cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700C – 2100C) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công.

Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50oC, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép.

Khi đã nóng chảy cần chú ý:

  • Với sơn gốc Hidrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ
  • Với sơn gốc Alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ.
  • Không nên đun nóng quá quy định của nhà sản xuất vì như vậy đồng nghĩa với việc phải loại bỏ sơn này.

Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 30oC – 40oC thì nấu sơn từ 1800C – 2100C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 60oC – 70oC thì nấu sơn từ 1700C – 1900C.

3.2. Trải sơn

Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 200oC thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 170oC – 190oC. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 170oC – 180oC. Đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt asphalt. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục.

3.3. Tạo độ phản quang bề mặt

Khi có yêu cầu thi công một lớp bi trên bề mặt vạch trải. Loại bi sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình. Bi phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp. Với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của vạch.

Cách kiểm tra chất lượng lớp sơn thi công

  • Dùng thước cặp để đo độ dày mỏng của lớp sơn và các thông số khác của đường kẻ vạch.
  • Dùng búa đập vào lớp sơn để kiểm tra độ bền và độ kết dính của sơn.
  • Nếu bề mặt màng sơn bị bong ra những mảnh có kích thước từ 2 – 3 cm2 chứng tỏ độ kết dính của lớp sơn chưa đạt.
  • Nếu chỉ bong các mảnh nhỏ li ti thì độ kết dính và độ bề của lớp sơn đã đạt chất lượng.

HNUD – Đơn vị thi công sơn giao thông uy tín, chất lượng

HNUD tự hào là một trong những đơn vị thi công sơn hàng đầu hiện nay. Chúng tôi sở hữu một đội thợ thi công chuyên nghiệp có tay nghề cao và được trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho quá trình thi công.

4 1 

Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn và báo giá chi tiết về từng giải pháp thi công. Nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ khảo sát tại công trình và đưa ra giải pháp thi công phù hợp nhất. 

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI HNUD

Địa chỉ: Ngõ 191 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Website: https://betongnhuaasphalt.com/

VPGD: Tầng 5 số 475 Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 094.292.1668.

Email: hnud.jsc@gmail.com.

Từ khóa » Gờ Giảm Tốc Bằng Nhựa Asphalt