Quy Trình Thi Công Và Nghiệm Thu Công Tác Trát Tường - Học Thật Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Trình tự thi công nghiệm thu công tác trát tường
Việc thi công và nghiệm thu công tác trát tường thực hiện theo 3 Bước
- Bước 1: Công tác chuẩn bị thi công
- Bước 2: Thi công trát tường
- Bước 3: Nghiệm thu công tác trát tường
Nội dung chi tiết của từng bước
Công tác chuẩn bị thi công trát tường
Chuẩn bị bản vẽ thi công
- Trước khi thi công nhà thầu cần triển khai bản vẽ Shop chuyển Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư phê duyệt trên cơ sở hồ sơ thiết kế được duyệt; - Tư vấn giám sát và Giám sát của Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra kỹ bản vẽ trước khi phát hành cho thi công.
Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Mặt bằng tập kết chuẩn bị sạch sẽ, đủ diện tích để vận chuyển và thao tác; - Thời điểm bắt đầu khi khối xây đã khô mặt và tối thiểu sau 3-5 ngày phụ thuộc thời tiết. - Đã nghiệm thu vệ sinh công nghiệp, tưới ẩm, đắp mốc trát; - Đã nghiêm thu hệ thống M&E ngầm tường: ống kỹ thuật điện nước, lỗ mở kỹ thuật…; - Đã nghiệm thu phần đóng lưới thép tại các vị trí giao giữa bê tông và gạch, tại các vị trí đặt ống cho hệ M&E.
Chuẩn bị trong công tác an toàn lao động
- Cán bộ kỹ thuật, công nhân phải được trang bị mũ, giầy, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động đầy đủ; - Khi thi công trát trên độ chênh cao 2m sàn thao tác phải có hệ lan can an toàn; - Với công tác trát ngoài, sử dụng giáo hoàn thiện mặt ngoài được neo chắc vào thép chờ sẵn ở sàn. Cứ 5 tầng phải có hệ neo đỡ giáo và lưới chắn vật rơi.
Chuẩn bị công tác vật tư phục vụ thi công
- Toàn bộ các vật liệu sử dụng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, thỏa mãn các Tiêu chuẩn Việt Nam và đăng ký chất lượng của nhà sản xuất; - Cát (phải sàng loại tạp chất), xi măng phải được lấy mẫu theo quy định cho mỗi lô hàng về công trường và phải được thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn; - Nhà thầu cung cấp các chứng chỉ cần thiết đối với vật liệu sử dụng như: CO, CQ…; - Nhà thầu bằng chi phí của mình chịu trách nhiệm thực hiện các thí nghiệm vật liệu cần thiết và cung cấp các kết quả thí nghiệm cho Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư. Các chi phí thí nghiệm này được đưa vào giá chào thầu. Tất cả các kết quả thí nghiệm và chứng chỉ vật liệu phải do các đơn vị có thẩm quyền chứng nhận.
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công
- Hộc gỗ hoặc tôn, bay, thước mét, ống nivo, thước cán, máy trộn vữa, bàn chà, xe rùa, xẻng, xô, dây cước, máy tời…
Trình tự thi công trát tường
- Các mốc trát được gắn vào tường bằng vữa xi măng. Khoảng cách giữa các mốc trát không vượt quá 3m. Hàng mốc đầu tiên cách mặt sàn từ 10-15cm; - Các lưới thép được đóng vào ví trí tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông hoặc các vị trí cắt đục M&E và phải chờm về mỗi phía không ít hơn 5cm; - Vữa trát đảm bảo chất lượng, trộn đúng cấp phối thiết kế và phải lấy mẫu thí nghiệm ngay tại nơi trộn. Số lượng tổ mẫu thí nghiệm phụ thuộc khối lượng của từng đợt trát. Vữa trát phải được chứa trong máng vữa; - Khi trát vách, trụ cột, dầm bê tông, phải tạo nhám bằng phương pháp vảy vữa hồ dầu tỉ lệ xi măng: cát là 1:1 để khô sau 12h (nhưng không quá 36h) mới được trát đảm bảo sự bám dính lớp vữa trát với bê tông; - Tiến hành trát trần, dầm rồi mới đến tường cột. Trát theo bề dày đánh dấu mốc. Tiến hành trát thử để kiểm tra độ bám dính kết cấu; - Chiều dày trát từ 1,2 đến 2cm, trát chia làm 02 lớp. Thực hiện tuần tự 02 lớp: trát lót, lớp ngoài. Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy cho lớp vữa vừa thi công; - Yêu cầu bề mặt vữa trát không được có dạng chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ cũng như các khuyết tật khác ở góc cạnh; - Các đường gờ cạnh của tường phải phẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước ke vuông. Các cánh cửa sổ, cửa đi phải song song. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất 10mm; - Phải kiểm tra bám dính bằng phương pháp gõ (bằng đầu gậy sắt). Sửa chữa phồng rộp bằng cách mở rộng và miết chặt mép vữa se mặt mới trát lại; - Phải kiểm tra độ phẳng bề mặt trát bằng thước nhôm 3m, dây dọi, kiểm tra các góc bằng ke vuông; - Sau khi trát phải che đậy cẩn thận tránh tác động thời tiết và va chạm. Sau khi trát xong 6h phải tưới nước bảo dưỡng và giữ ẩm bề mặt trong khoảng 3 ngày.
Nghiệm thu công tác trát tường
Sai số với công tác trát tường
Đối với mặt trát trong:
- Sai số độ phẳng bề mặt tường: Khi ốp bẳng thước 2m khoảng hở không vượt quá 2mm;
- Sai số độ thẳng đứng của cả bức tường không vượt quá 10mm.
Đối với mặt trát ngoài:
- Sai số độ phẳng bề mặt tường: Khi ốp bẳng thước 2m khoảng hở không vượt quá 3mm;
- Sai số độ thẳng đứng của cả bức tường không vượt quá 10mm.
Nội dung nghiệm thu công tác trát tường
- Công tác nghiệm thu phải căn cứ theo các tài liệu sau: Bản vẽ thiết kế, nhật ký công trình, kết quả thí nghiệm vữa và các loại vật liệu,…; - Nghiệm thu hoàn thành bức trát: Thỏa mãn các sai số cho phép về kích thước, đảm bảo kỹ - mỹ thuật và vệ sinh bề mặt; - Phiếu yêu cầu nghiệm thu:
- Vật liệu đầu vào;
- Nghiệm thu bức trát.
Tham khảo Quy trình thi công và nghiệm thu công tác XÂY TƯỜNG Tại đây
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Trát Ngoài
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9377-2:2012 Công Tác Hoàn Thiện Trong ...
-
TCVN 9377-2:2012 - Công Tác Trát Trong Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Trát Tường - Lưới Inox
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Trát Tường Mới Nhất Hiện Nay
-
TCVN 9377-2:2012 - CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG ...
-
Các Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Trát Tường Trong Xây Dựng
-
TCVN-9377-2-2012-Cong-tac-hoan-thien-trong-xay-dung
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 9377-2:2012 - TaiLieu.VN
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9377-1:2012 Về Công Tác Hoàn Thiện ...
-
Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Trát Tường
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4085:2011
-
Các Tiêu Chuẩn Trát Tường Khi Thi Công Xây Dựng
-
Nghiệm Thu Công Tác Hoàn Thiện Xây Dựng - Giám Sát Công Trình
-
Quy Trình 5 Bước Ghém Tường- Đắp Mốc (chi Tiết) - GENTA