Quy Trình Thí Nghiệm đo Thời Gian đóng Cắt - Kiểm định Đo Lường
I. MỤC ĐÍCH
– Tài liệu này nhằm hướng dẫn thực hiện qui trình thí nghiệm ghi dạng sóng đo thời gian đóng cắt của máy cắt, đồng thời cũng là hạng mục để đánh giá chất lượng của máy cắt để áp dụng trong công tác thí nghiệm lắp mới, thí nghiệm định kỳ.
II. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
– Nhà sản xuất
– IEC 60694: 1996 + A1: 2000+ A2: 2001; IEC 62271-100:2003; IEC 56: 1987 +A1:1992+ A2:1995; IEC 62271-200: 2003.
– TCVN. Xem các tiêu chuẩn tại đây
III. HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM
3.1. Thiết bị thí nghiệm
– Máy chụp sóng TM 1600
3.2. Công tác chuẩn bị
– Thử nghiệm viên nhận hiện trường thí nghiệm từ kỹ thuật viên theo các quy định của ngành Điện.
– Thử nghiệm viên kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp bên ngoài, vỏ thiết bị phải được nối đất.
– Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống.
– Kiểm tra nguồn, các đầu nối và dây đo của thiết bị thử nghiệm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của phương pháp thử nghiệm.
– Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người giám sát an toàn.
– Tháo các nối đất tạm thời đang nối ở một phía của đối tượng được thí nghiệm, phía còn lại vẫn được nối đất chắc chắn.
– Vệ sinh bề mặt các điểm kẹp dây đo.
– Đặt thiết bị đo vào vị trí đã chọn để thí nghiệm.
– Đấu đất chắc chắn dây cáp tiếp địa của thiết bị đo.
– Kiểm tra công tắc nguồn đang ở vị trí “ 0 ”.
– Ghi các thông số cần thiết của đối tượng thử nghiệm.
3.3. Tiến hành đo và lấy số liệu
– Bật công tắc nguồn thiết bị đo.
– Đặt thời gian đo cho phù hợp.
– Đặt độ lớn thời gian trên một khoảng (phù hợp với thời gian đặt).
– Bật các kênh đo (kênh nào không sử dụng thì tắt: OFF).
– Kiểm tra trạng thái các kênh đo thời gian.
– Đặt thông số cho shunt dòng.
– Chọn kiểu tiếp điểm của đối tượng đo.
– Chọn chu trình đo trên thiết bị đo.
– Chu trình có thời gian trễ thì đặt thời gian trễ trên thiết bị đo.
– Khởi động quá trình đo.
– Kết quả đo được hiển thị trên thiết bị đo.
– Kết thúc quá trình đo, đưa máy cắt về trạng thái cắt và bộ truyền động ở trạng thái nghỉ.
– Tiếp địa tạm thời các đầu cực còn lại của máy cắt.
– Tắt nguồn thiết bị đo và tháo phích cắm nguồn của thiết bị đo.
– Tắt nguồn điều khiển của máy cắt.
– Tháo dây nối ở các cực và tủ điều khiển của máy cắt, sau đó tháo ở thiết bị đo.
– Tháo dây tiếp địa của thiết bị đo, sau cùng tháo dây tiếp địa lưu động ra khỏi đối tượng đo.
– Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, thử nghiệm viên cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.
3.4. Tính toán độ không đảm bảo đo.
a). Sơ đồ thực hiện phép thử nghiệm
Độ không đảm bảo đo phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo. Trong một phép đo xác định, phạm vi phân bố của giá trị thực của phép đo phụ thuộc bởi các yếu tố:
– Phương tiện đo:
- Hợp bộ chụp sóng máy cắt TM 1600.
– Phương pháp đo, qui trình đo.
– Môi trường đo.
– Người đo.
Đối với dụng cụ đo điện mà phòng thí nghiệm tiến hành hiệu chuẩn, các yếu tố ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo của phép đo bao gồm: Độ chính xác của thiết bị chuẩn , mức độ thành thạo của người thực hiện phép hiệu chuẩn, ảnh hưởng các yếu tố nhiệt độ độ ẩm môi trường, độ rung và cường độ điện từ trường nơi tiến hành hiệu chuẩn, phương pháp và qui trình thực hiện…
Trong điều kiện hiện tại trung tâm thí nghiệm điện được đặt tại địa điểm thích hợp mà sự ảnh hưởng bởi các yếu tố về cường độ từ trường, độ rung xem như không đáng kể.
Để loại trừ yếu tố ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo của phép đo của người thực hiện phòng thí nghiệm phân công trách nhiệm thực hiện việc hiệu chuẩn bởi người có kinh nghiệm và thành thạo trong phép hiệu chuẩn.
Ghi chú
Yếu tố nhiệt độ và độ ẩm môi trường nơi tiến hành các phép hiệu chuẩn là một phần quan trọng đến độ không đảm bảo của phép đo của thiết bị. Để hạn chế điều này phòng thí nghiệm quy định thực hiện các phép hiệu chuẩn trong môi trường chuẩn, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng luôn được kiểm soát, đảm bảo hoạt động trong phạm vi nhiệt độ -10 ¸55C phạm vi độ ẩm không có hơi ẩm ngưng tụ.
Để tiến hành các phép hiệu chuẩn các thiết bị đo nằm trong phạm vi hoạt động của phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm đã xây dựng phương pháp thích hợp và thực hiện theo phương pháp đo trực tiếp bằng hợp bộ chụp song máy cắt TM 1600 có cấp chính xác cao. Các thiết bị chuẩn được xây dựng và thực hiện đảm bảo dẫn xuất chuẩn đo lường theo quy định.
Để tính độ không đảm bảo đo của phép của phép thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, căn cứ vào phương pháp đo, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo ta lập mô hình toán của phép đo.
b). Mô hình toán học: Tính toán cho hợp bộ chụp sóng máy cắt
(1)
Trong đó: TX : Trị số thời gian cần đo.
TS: Trị số thời gian đọc được từ hợp bộ chụp sóng TM 1600.
DTX: Trị số hiệu chỉnh của các thiết bị tham gia phép thử nghiệm.
- Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp của phép đo:
(2)
Xác định độ không đảm bảo chuẩn từng phần u(xi) của đại lượng ảnh hưởng ( gồm độ KĐB loại A và độ KĐB loại B ):
+ Tính u(TS): Độ không đảm bảo của giá trị chuẩn loại A của cầu đo, tra từ sổ tay kỹ thuật của thiết bị với cấp chính xác P thì độ không đảm bảo chuẩn:
(3)
Gía trị đo là trị trung bình của các lần đo
+ Tính u(TX): Độ không đảm bảo chuẩn loại A, xác định từ các lần lặp lại
(4)
- Độ không đảm bảo mở rộng:
(5)
Chọn k = 2.
-
Cách báo cáo kết quả cùng với độ KĐB:
– Khi báo cáo kết quả của một phép thử và khi độ lớn của độ KĐB là độ KĐB mở rộng U = k.uc(y) nên:
- Tuyên bố kết quả phép thử là T = ± u(TX) và đưa ra đơn vị của T.
+ Nêu giá trị k sử dụng để tính u (để thuận lợi cho người sử dụng kết quả có thể đưa ra cả k và u(TX).
- Cho biết mức tin cậy gần đúng gắn với khoảng T = ± u(TX)
VD: Tính toán thực tế đo thời gian đóng cắt của hợp bộ chụp sóng máy cắt TM 1600.
– Thông số kỹ thuật TM 1600: Nhiệt độ cho phép làm việc: -10 ¸55C.
– Cấp chính xác đo thời gian đóng cắt: 0,02%
– Thực hiện phép đo thời gian đóng cắt cho một thiết bị ta thu được một dãy số liệu:
T đo lần một: 42 ms
T đo lần hai: 43,2 ms
T đo lần ba: 42,6 ms
Trị trung bình của nhiều lần đo:
+ Độ không đảm bảo chuẩn do thực hiện nhiều lần đo:
+ Độ không đảm bảo của hợp bộ chụp sóng máy cắt TM1600:
– Cấp chính xác đo thời gian đóng cắt: 0,02%
Giá trị của cầu đo là giá trị trung bình nhiều lần đo cho bằng .
+ Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp của phép đo:+ Độ không đảm bảo mở rộng:
Giá tri đo thời gian đóng cắt của hợp bộ chụp sóng máy cắt TM 1600
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Đánh giá kết quả theo số liệu của nhà sản xuất
* Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên đối tượng thiết bị, thử nghiệm và cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.
Bài viết liên quan:
Quy trình thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc
Hướng dẫn thí nghiệm cáp lực
Từ khóa » Chụp Sóng Máy Cắt Là Gì
-
Máy Chụp Sóng Máy Cắt - Egil - Công Ty TNHH Thiết Bị Vu Gia
-
Chụp Sóng Máy Cắt: Nguyên Lý Là Gì? - Thủ Thuật IT
-
Chụp Sóng Máy Cắt: Nguyên Lý Là Gì? - YouTube
-
Chụp Sóng Máy Cắt: Nguyên Lý Là Gì? - Nieschmidtlaw
-
Hợp Bộ Phân Tích Và Chụp Sóng Máy Cắt
-
Kỷ Nguyên Mới Của Thiết Bị Chụp Sóng Máy Cắt - 3C
-
Máy Chụp Sóng Máy Cắt (CB) - HISAC Swift
-
Máy Chụp Sóng Máy Cắt - ACTAS P260 | TT-GROUP VIETNAM
-
Máy Chụp Cắt Lớp: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và Phân Loại | Vinmec
-
Thiết Bị Chụp Sóng Máy Cắt Model PME-500-TR - HAINTEC
-
Chụp Sóng Máy Cắt - Mivatec Co., Ltd
-
Đo đặc Tuyến điện Trở động - Sự Cần Thiết Cho Bảo Dưỡng Máy Cắt ...
-
Thiết Bị Phân Tích Cát - Logo
-
Máy Cắt Chân Không VCB Là Gì? - Thiết Bị điện Schneider