Quy Trình Tổ Chức Lửa Trại

  1. Phần chuẩn bị:

–  Địa điểm tổ chức lửa trại, địa điểm phóng lửa.

–  Nội dung hay chủ đề của lửa trại (lửa vui, lửa kết thân, lửa truyền thống hay lửa trại chính thức).

–  Nội dung tham gia sinh hoạt lửa trại của các đơn vị (phải nắm chắc).

–  Chuẩn bị là tập dợt cho đội nhảy lửa có thể chọn bài hát lửa trại vui của Nguyễn Văn Hiên.

–  Quy định hình thức hóa trang của đội nhảy lửa.

–  Chuẩn bị lời mở lửa và tàn lửa.

–  Qui định quản trò, quản ca, quản lửa.

–  Chuẩn bị: Củi, dầu, dụng cụ phóng lửa.

–  Chương trình lửa trại phải được soạn trước nhiều ngày. Nhưng hình thức lẫn nội dung của chương trình cần được giữ kín để tạo sự ngạc nhiên, lý thú… không ai biết sẽ khai mạc lửa trại với hình thức nào (ngoại trừ những người được phân công). Các đội hình sẽ trình bày những tiết mục gì, hoạt cảnh hóa trang ra sao…

–  Sửa soạn đốt lửa trại, củi lửa, lối đến vòng lửa của các đội, các phương tiện tạo lửa màu, bông lửa.

–  Chuẩn bị các trò chơi mới, băng reo, bài hát sinh hoạt mới để tạo không khí trong lửa trại là trách nhiệm quan trọng của 3 nhân vật: quản trò, quản lửa, quản ca.

–  Vai trò của quản trò: Là linh hồn của đêm lửa trại, nó bắt buột bạn phải chuẩn bị vai trò của mình thật kỹ. Bạn cần luôn sinh động, có óc hài hước và xử trí linh hoạt các công việc trong đêm lửa trại… nói chung là lúc sôi nổi cũng như khi tàn lửa, bạn luôn biết hành động phù hợp và biết kích thích mọi thành viên tham gia chương trình.

Nếu bạn là quản trò thật sự của đêm lửa trại, bạn sẽ cùng quản ca, quản lửa để trở thành một sợi dây thân ái nối kết toàn vòng tròn.

–  Vai trò của quản ca: Đặc tính của quản ca là hay hát chứ không cần hát hay. Bạn ấy biết tất cả các bài hát sinh hoạt được các thành viên tham dự lửa trại yêu thích và biết bắt nhịp chiếm lĩnh khi cần thiết.

     Nếu bạn là người mới của tập thể bạn cần tìm hiểu những bài ca, điệu múa tập thể mà tập thể đó đã biết để không lạc lỏng khi bắt lời.

     Nghệ thuật quản ca là đáp ứng những bài hát phù hợp với tiết mục đang trình diễn để đẩy mạnh cao trào hay gọi về sự êm dịu cần thiết, để cả vòng tròn không cảm thấy lúng túng ở những khoảng dừng. Biết cọn những bài ca ngắn, dài phù hợp và biết ngừng khi quản trò cần. Nếu là sân khấu thì quản ca là dàn nhạc phụ họa cho các tiết mục hay kéo màn.

–  Vai trò của quản lửa: Là người làm cho ngọn lửa bùng lên khi khai mạc và tối thiểu 10 đến 15 phút cho lửa cháy mà không cần ra sửa hoặc dựng thêm củi (vì lúc này là lúc thủ tục khai mạc lửa). Do đó, người quản lửa phải biết kỹ thuật chất củi cho lửa cháy đều, kể cả đặc tính của cây và số lượng củi cần xếp để đoán được thời gian lửa cháy hết.

     Khi cần thiết thì xuất hiện để khơi hay hãm bớt ngọn lửa hoặc điều khiển tạo lửa màu hay bông lửa, còn nếu không thì nên hạn chế ra vòng lửa.

* Ghi chú:  Nếu vòng lửa khá lớn, số lượng quá đông thì chúng ta phải cần nhiều quản trò, quản ca, quản lửa phụ tá để hỗ trợ cho đêm lửa trại thành công.

  1. Địa điểm nơi tổ chức lửa trại:

–  Địa điểm phải rộng, thoáng, tránh những tàn cây tấp phía trên, lửa sẽ làm khô cây hay cháy, gây nên phiền phức cho tổ chức. Lửa trại được đốt ở điểm quy tụ được mọi tầm nhìn ở các lều.

–  Chứa đủ số lượng trại viên của trại.

–  Khu vực được dọn sạch đá, sỏi lớn hoặc các ổ côn trùng nhỏ đề tránh tai nạn cho trại sinh hay làm bẩn quần áo.

–  Nếu là đất xi măng hay đường nhựa thì phải xin phép trước. Để bề mặt của sân không bị nứt. Cần tìm cát to, trãi đầy tối thiểu 20 cm, sau đó đặt tấm cách nhiệt lên để giảm nhiệt, đồng thời chuẩn bị những xô nước, để thỉnh thoảng tưới nhẹ vào nhằm giảm sức nóng.

  1. Tiến trình đêm sinh hoạt lửa trại: 

* Củi được xếp sẵn, bộ phận phụ trách lỹ thuật phóng lửa chuẩn bị sẵn sàng.

–Quản ca xuất hiện tại sân lửa trại, dùng tiếng vọng mời gọi các đơn vị tham gia. Các đơn vị đáp lại bằng những băng reo, rồng rắn xuất hiện và cùng sinh hoạt vòng tròn để tạo không khí vui ban đầu.

– Đọc lời mở lửa và gọi lửa.

– Khi lửa xuất hiện, toàn bộ vòng tròn đều làm 1 băng reo vui hoặc hát bài hát: Lửa trại vui của Nguyễn Văn Hiên. Đồng thời đội nhảy lửa sẽ xuất hiện. Các trại sinh (không nằm trong đội nhảy lửa) cùng tham gia nhảy kết thúc bài nhảy lửa. Trại trưởng xuất hiện khai mạc lửa trại (ngắn gọn, truyền cảm) và trao quyền điều hành cho quản trò.

– Quản trò xuất hiện bất ngờ và theo lời mời gọi của vòng tròn rồi điều khiển chương trình sinh hoạt lửa trại.

– Khi nhận ra cuộc vui đã kết thúc, bạn mời tất cả mọi người khép vòng, ngồi quanh đống lửa và hát những bài trầm lắng.

–Trại trưởng phát biểu tâm tình gắn với đôi điều nhắn nhủ trại sinh. Sau đó, tất cả cùng hát bài ca tàn lửa và chia tay trở về lều trong im lặng.

   – Bộ phận chuẩn bị dập tắt lửa thật kỹ để tránh cháy, nhất là ở trong rừng, đồng cỏ.

* Mở đầu buổi lửa trại:

–  Tùy theo loại hình lửa trại mà cấu tạo chương trình, tuy nhiên chúng ta có thể thực hành theo quy trình sau: Xin được giới thiệu với các bạn một ví dụ:

  1. Gọi lửa:

Bằng những băng reo để cuốn hút sinh hoạt sôi động của tất cả các thành viên và tiếp theo với các bài hát. Người gọi lửa: “Hỡi những người con can đảm của núi rừng cùng về đây mừng lửa”. Các đội cùng đáp: “A…” kéo dài và chạy đến theo lối đi đã thống nhất, tạo thành một vòng tròn khép kín.

  1. Nhảy lửa:

Mọi người cùng múa theo bài “Nhảy lửa” mà đa số thành viên đã biết.

  1. Lời kai mạc lửa trại: 

Khi ngọn lửa đã bùng sáng, vòng tròn im lặng tuyệt đối. Trại trưởng sẽ phát biểu khai mạc lửa trại. Lời phát biều cần ngắn gọn, nhưng tạo được sức truyền cảm nêu cao tinh thần của chủ đề hoạt động trại. Sau đó, trại trưởng sẽ giới thiệu quản trò, quản ca, quản lửa (từ đó chương trình lửa trại do quản trò điều hành).

  1. Chương trình lửa trại:

     Phần này quan trọng nhất của đêm lửa trại. Đó là kết quả của nghệ thuật sáng tạo và tinh thần hợp tác. Xin gửi đến các bạn một số gợi ý thực hành như sau:

     Tìm mọi cách để đạt mục đích hoặc đề tài đã định cho buổi lửa trại. Vì thế cần chú ý đến ý thích, sự hiểu biết, trình độ học vấn của người tham dự, kể cả những đặc điểm phong tục tập quán của địa phương.

     Quản trò đừng nên bắt buộc mọi người luôn phải đứng lên, ngồi xuống, hô reo mà nên linh hoạt, khéo léo, tạo nhịp điệu hấp dẫn cho cuộc họp, chiếm khắp không gian và khoảng đất của vòng họp bằng sự thông minh và tao nhã. Người quản trò phải duyệt chương trình của các đội, nhóm để làm chủ thời gian và quyết định đội nhóm nào sẽ trình diễn trước, sau. Thông thường các tiết mục hấp dẫn được xếp ở phần mở đầu và kết thúc.

     Kịch ở lửa trại không là kịch trên sân khấu, kịch lửa trại bộc lộ ý nghĩa như một tinh thần chung của người tham dự và tìm được sự thông cảm nơi người xem cũng như từ chính giá trị đó. Kịch ở lửa trại thường giản lược, ít lời đối thoại nhưng rất phong phú động tác diễn cảm. Người diễn và người xem đôi lúc có cả những giao tiếp trực tiếp.

     Câu chuyện sinh hoạt ở lửa trại là một sinh hoạt quan trọng ở lửa trại. Với một câu chuyện hay một đoạn văn được sáng tác hoặc được chọn lọc từ sách báo, trong một mục đặc sắc. Dĩ nhiên, loại hình này đòi hỏi nơi bạn một sự tự tin và khả năng diễn đạt tài nghệ… nhưng mong bạn hãy cứ bắt đầu.  

     Nhảy múa reo hát: Những loại này nội dung rất phong phú nhưng không phải hiếm khi bạn bỗng nhiên quên, không biết cần xướng lên bài hát nào. Để tránh không bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn nên tự soạn một tập ghi các bài hát, điệu múa, băng reo… và thưởng mở ra xem lại trước giờ khai mạc lửa trại.

     Hình dáng: Người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghỉnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút, chú ý của vòng tròn.

  1. Tàn lửa:

     Nếu lửa trại được khởi đầu trong không khí reo vang bằng âm thanh và sự tưng bừng của mọi tâm hồn, thì lửa trại cần được kết lại trong sự luyến tiếc và trào dâng nhưng cảm xúc cao cả.

     Khi nhận ra rằng cuộc chơi đã kết thúc, bạn hãy mời tất cả mọi người tiến vào gần, ngồi vòng quanh khép kín vòng lửa và cùng cất lên những bài hát trầm lắng. Có thể trước đó, bạn hãy yêu cầu mọi người chuẩn bị sẵn một cây nến nhỏ. Và giờ đây chúng lung linh truyền đi thắp sáng cả vòng tròn. Trong im lặng thì mọi sự đùa giỡn, nghịch phá dù chỉ trong giây phút này thì thật vô duyên.

     Trại trưởng sẽ nói đôi điều nhắn nhủ và chúc cho tình thân ái luôn ngự trị trong anh em. Sau đó, tất cả cùng hát bài ca tàn lửa và chia tay trở về trong im lặng.

     Nên nhớ: Xin đừng vỗ tay hoặc hô giải tán lúc này.

  1. Lưu ý:

     – Quản trò là người duy nhất được tự do trong vòng tròn lửa trại (nên tránh mặt khi các đơn vị trình diễn).

     – Quản lửa coi lửa khi nào cần cháy bùng hay pha màu.

     – Bạn nào muốn cho tiếng reo hay bài hát đều báo cho quản trò biết trước, sau đó mới được vào vòng tròn, tránh tình trạng vô tổ chức, gây rối trong lửa trại.

     – Bài hát và trò chơi phải được mọi người đều biết nhưng không nên dài dòng gây nhàm chán cho lửa trại.

     – Kể cả quản lửa cũng phải tránh vòng lửa để khỏi gây phiền cho các đơn vị trình diễn.

Bình luận Facebook

Từ khóa » Hình Thức Lửa Trại