English Vietnamese - TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- GIỚI THIỆU CHUNG
- LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
- NHÂN SỰ
- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- HOẠT ĐỘNG
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- ĐÀO TẠO & TẬP HUẤN
- HỢP TÁC QUỐC TẾ
- CÔNG TÁC NĂM
- HOẠT ĐỘNG KHÁC
- DỊCH VỤ
- KIỂM NGHIỆM PHÂN TÍCH MẪU
- ĐÀO TẠO
- ĐẤU THẦU QUA MẠNG
- TIN TỨC
- TIN THẾ GIỚI
- TIN TRONG NƯỚC
- TIN CỦA VIỆN
- THÔNG BÁO
- THƯ VIỆN
- VĂN BẢN
- GIỐNG LÚA
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT
- TRUNG TÂM
- CÂY DƯỢC LIÊU & THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
- LIÊN HỆ
Trang Chủ >> TIN TỨC » TIN CỦA VIỆN QUY TRÌNH TRỒNG BẮP (NGÔ) NẾP, NÙ TRÊN RUỘNG
20/01/2018 TIN CỦA VIỆN 8731 QUY TRÌNH TRỒNG BẮP (NGÔ) NẾP, NÙ TRÊN RUỘNG GS. TS Nguyễn Thị Lang Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL I. Mở đầu Bắp (Zea mays L) còn gọi là Ngô ( Miền Bắc). Cây bắp nếp có hàm lượng amylose thấp và hàm lượng dinh dưỡng cao. Protein cao từ 20 – 23,8%, Hàm lượng lipid biến động từ 18,5 đến 23,2% (Bảng 1 và 2 ). Do tính chất trên nên cây bắp nếp khó bảo quản. Bắp nếp có năng suất từ 3 đến 4 tấn / ha. Tuỳ điều kiện đất đai bắp năng suất có thể cao 5 đến 6 tấn/ha, Bắp Nù 8-9 tấn tuy nhiên năng suất cũng thấp hơn bắp lai. II. Đặc tính của bắp nếp Bắp nếp có độ dẽo và năng suất biến động 3- 5 tấn/ha. Hạt màu vàng nhạt. Đôi khi có pha trộn màu trắng. Trái dài cùi nhỏ, hạt nhỏ. Trong khi đó bắp Nù thì trái to, hạt lớn hơn rất nhiều so với bắp nếp. III. Các kỹ thuật trồng Bắp (Ngô) 1. GIỐNG BẮP: Chọn giống thuần, hạt đều, mút cùi, sạch bệnh. Nếu trồng xen canh với các cây trồng khác chú ý đến thời gian sinh trưởng. Thời gian sinh trưởng từ 80- 85 ngày. Dạng cây đứng, thu hoạch gọn. Hình 1: Dạng cây của bắp được chọn để trồng Hình 2: Dạng trái của Bắp nếp và Nù 2. THỜI VỤ: Bắp Nếp và Nù được trồng quanh năm tuy nhiên đạt năng suất cao chủ yếu trong 2 vụ: Đông Xuân, Xuân Hè, có nơi người ta trồng thêm vụ Hè Thu.Tuy nhiên trong vụ Hè Thu do trời mưa nên hạt trong trái không đầy. Đối với giống bắp nếp và Nù cần lưu ý tưới nước đầy đủ trong mùa khô và có biện pháp chống ngập, úng trong mùa mưa. Riêng đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long việc trồng bắp trong mùa mưa cần chú ý sự ngập úng nước. 3. SỬA SOẠN ĐẤT: Đối với cây bắp cần lên liếp để trồng, liếp nhỏ từ 1m chiều ngang. Giữa các liếp hoặc xẽ rãnh thoát nước, cách nhau khoảng 20-30 cm để chống úng. Phải cuốc đất để đất tơi xốp, dọn sạch hết cỏ để tiêu diệt các nguồn bệnh như bào tử bệnh sọc lá lớn là bệnh gây kinh hoàng cho bà con nông dân trong những năm vừa qua. 4. GIEO TỈA: - Lượng giống cho 1 ha: 30-50 kg. - Tỉa với khoảng cách: giữa 2 hàng là 70-80 cm. Cây cách cây trên hàng: 30 - 40 cm. Mỗi lỗ tỉa 2 hạt, sâu 2-3 cm dùng tro trấu đã rửa mặn để lấp hạt. Chú ý chọn cây khỏe mạnh giữ lại, loại bỏ cây ốm yếu - Chú ý tỉa theo hàng (như hình 3) Hình 3. Trồng bắp trên ruộng và phủ rơm để hạn chế cỏ dại Nơi nào có điều kiện dùng máy sạ hàng, sạ xong tủ rơm trên mặt ruộng để giữ ẩm.Tưới nước mổi ngày hai lần, 5 ngày sau cây sẽ nhú mầm. 5. BÓN PHÂN: Sau khi trồng khoảng 35 - 40 ngày thì bắp bắt đầu trổ cờ và cho trái, trái phun râu, lúc nầy cần chú ý vun dất vào gốc tránh đổ ngã: a- Lượng phân cho 1 ha (phân hóa học) Bón phân: Lượng phân cho 1 ha: - Urê: 300 kg - DAP: 100 – 150 kg (hoặc 300 kg supe lân) - KCl: 50 – 100 kg. Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân DAP (hoặc Supe lan) + ½ phân KCl lúc gieo hạt (trộn đều vào trong đất, cách hàng bắp từ 5 – 7cm). - Bón thúc lần 1: ½ lượng phân Urê lúc 15 – 20 ngày sau khi gieo (lúc bắp cao đến đầu gối). -Bón thúc lần 2: ½ lượng phân Urê còn lại + ½ KCL lúc bắp sắp trổ cờ (40 ngày sau khi gieo). 6. LÀM CỎ VUN GỐC: Phun đều trên mặt ruộng thuốc diệt cỏ Dual với liều lượng 1-1,2 lít/ha hai ngày sau khi gieo hạt lúc đất còn ẩm (một ngày sau khi tưới nước lần đầu). Kết hợp làm cỏ vun gốc vào giai đoạn 15 và 30 ngày sau khi gieo. 7. TƯỚI NƯỚC: Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). cây bắp có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. 8. CHĂM SÓC Sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đông ruộng để dậm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ ố cây, đảm bảo năng suất. Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. 9. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: ( Lương Minh Châu, 2005) A. Sâu hại trên bắp ( Ngô) 9.1. Sâu xám (Agrotis ypsilon) - Nhận diện hình thái Bướm dài 16-23mm, giang cánh rộng 42-54mm, màu nâu đậm. Trứng hình bán cầu, kích thước 0.3 x 0.6 mm, mới đẻ có màu trắng sữa hay vàng nhạt sau thành màu hồng rồi tím. Sâu non đẩy sức dài 37-47mm màu xám đất hay đen, đầu nâu xẩm, lưng có vạch và đốm đen. Nhộng dài 18-24mm màu vàng đậm, bề ngang 5-6mm. - Sự gây hại Sâu thường gây hại cây con và giai đoạn tăng trưởng. Sâu cắn đứt ngang gốc các cây bắp non mới nhú đọt. Chúng ăn lá tạo thành các lổ nhỏ, đục thân, trái va cắn cả cây. - Vòng đời Bướm Một con cái có thể đẻ 1000 trứng. Thời gian sống 9-15 ngày. Trứng: Thời gian trứng phát triển tùy theo nhiệt độ kéo dài 5-11 ngày. Sâu non: Sâu trải qua 6-7 tuổi, thời gian sống trung bình 25-35 Nhộng: Sâu hoá nhộng nằm trong đất ở độ sâu 2-10cm. Thời kỳ nhộng trung bình 12-15 ngày. - Biện pháp phòng trừ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ để diệt nhộng trong đất, bố trí thời vụ thích hợp, bẩy bả chua ngọt, đưa nước vào cho ngập rồi rút ra. Biện pháp cơ học: bắt tay vào ban đêm, vun đống rác cỏ thành đống để nhử sâu đến trú ẩn và dùng lửa đốt, dùng bẩy bả bắt bướm. Biện pháp hóa học: chỉ phun thuốc khi cần thiết khi có tỉ lệ hại 6%, hay 1-2 con /bẩy bả, với Trebon 5ND, Decis 5ND... 9.2. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) Sâu non tuổi 1-3 cắn phá bên trong lá non, khi lá bung ra thì có một hàng lổ thủng. Nếu sâu phá hại lúc gần trổ thì ăn cả cờ làm gảy ngang, phấn hoa khô héo. Đến tuổi 4 sâu mới đục lổ vào phá bên trong thân ngô làm thân gảy gục không cho bắp hay ngừng phát triển. Sâu cũng chui vào phá trái bắp từ đầu và đục vào giữa trái. Nhận diện hình thái: Bướm: Con cái dài 13-15mm, giang cánh rộng 28-34mm, cánh trước màu vàng có 2 đường vằn zigzag , viền cánh màu vàng đậm. Con đực nhỏ hơn con cái, dài 12-14mm. cánh rộng 22-28mm, màu nâu đến nâu vàng có vân màu đậm. Trứng: ổ trứng hình vẩy cá, trứng hình bầu dục dẹt màu trắng sữa sau đó biến thành màu vàng, có đường kính 1mm. Sâu non: sâu non mới nở dài 1.5mm, đâỷ sức dài 22-28mm, đầu màu đen, bụng màu nâu vàng với những sọc nâu nhạt. Nhộng: nhộng cái dài 18mm, rộng 3.5-4.5mm, nhộng đực dài 15-16mm, rộng 2.5-3mm, có màu đỏ nhạt đến đỏ đậm. - Vòng đời: Thời gian đẻ trứng khoảng 2-7 ngày. Một con cái có thể đẻ 400-600 trứng ở dưới mặt lá. Bướm có thể sống 6-24 ngày. Sâu non trải qua 5-6 tuổi trong khoảng 15-22 ngày vào mùa hè, 40-75 ngày vào mùa đông. Nhộng phát dục trong 5-6 ngày vào mùa hạ, và 13-27 ngày trong mùa đông. Biện pháp phòng trừ Giống kháng: Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, Bố trí lại thời vụ cho lệch pha giữa thời kỳ sinh trưởng của cây với thời kỳ cao điểm của sâu. Đặt bẩy bả chua ngọt để diệt các đợt bướm ra rộ. Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số thuốc hột như Basudin 10G, Regent 0.3G, Trebon 10ND để rắc hay phun trong loa kèn với liều lượng 10-20 kg/ha hoặc 1 l/ha vào thời kỳ tăng trưởng. 9.3. Sâu đục trái (Helicoverpa armigera) - Sự gây hại: Sâu chui vào trái lúc bắp phun râu Nhận diện hình thái: Bướm: dài 15mm, giang cánh rộng 30mm, màu vàng nâu hay vàng tươi Trứng: hình bán cầu, kính 0.5mm màu trắng vàng, Sâu non: đẩy sức dài 40-45mm có màu xanh nhạt. Nhộng: dài 17-20mm,có nhiều chấm nhỏ trên các đốt 5,6 và7, cuối bụng có 2 gai mông. - Vòng đời: mỗi con cái có thể đẻ từ 200-3000 trứng. Thời gian đẻ trứng có thể kéo dài 7-13 ngày. Bướm cái sống từ 10-18 ngày, bướm đực sống 6-11 ngày. Thời gian trứng kéo dài 2-12 ngày sau thì trứng nở. Sâu non có từ 4-7 tuổi với thời gian phát dục là 16-26 ngày. Thời gian cho nhộng phát triển là 19-30 ngày. Như vậy một lứa sâu kéo dài 40-80 ngày. - Biện pháp phòng trừ: như sâu đục thân. B. Bệnh hại bắp 1. Bệnh cháy lá (đốm lá lớn do Helminthosporium turcicum) Triệu chứng: Khi cây cao độ 0.5m, từ trên những đầu lá có những đốm nhỏ sủng nước hơi bầu dục có màu vàng ở giữa xung quanh nâu đỏ, kích thước 0.5 x 0.2 cm. Sau đó chúng chuyển thành những vết chết hoại hơi dài 3-5cm, hình thoi. ban đầu bệnh xuất hiện trên những lá dưới rồi lan dần lên các lá trên làm cháy rụi cả cây. Biện pháp phòng trừ: xem phần chung. 2. Bệnh đốm lá nhỏ ( H. maydis ) Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu nhỏ màu vàng lợt hay nâu vàng có hình thoi với kích thước 5-10 x 3-5mm, càng về già vết bệnh càng dài ra 2-6 x 3-22mm. Thường có từ 50-100 vết bệnh kéo dài giữa gân lá, cách nhau bằng các viền song song, khi lá già đốm có màu nâu đậm. Các vết bệnh liên kết lại với nhau thành một vùng cháy lá rộng trên lá. Biện pháp phòng trừ: * Biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng: chôn vùi tàn dư thực vật trên đồng, làm sạch cỏ bờ, cỏ ruộng. Tìm Giống kháng. Dùng thuốc Hóa học: dinocap, benlate, mancozeb, maneb, dithane, propiconazol, chlorothanil. Biện pháp sinh học: dùng antagonism như Streptomyces sp., Trichosporon sp., Pseudomonas cepacia 3. Bệnh rỉ sắt (Puccinia sp. và Physopella zeae) Nhận diện triệu chứng: Rỉ do Puccinia sorghi: Sau khi bắp trổ cờ 5-10 ngày, trên mặt lá ban đầu chỉ là những đốm hoại tử nhỏ, sau đó thành đốm màu nâu vàng hay nâu đỏ kích thước (2-3) x (0.5-1.0) mm, vết bệnh cũng lan ra dọc theo gân lá và đi xuống bẹ lá với vết bệnh lớn hơn gấp 2 lần so với vết bệnh trên mặt lá. Bệnh có thể phát triển các bộ phận Có thể nhận ra bệnh nhờ những ổ nấm nhỏ giống như bột sắt ở cả 2 bên mặt lá, Rỉ do P. polysora: Vết bệnh nhỏ,tròn và màu nhạt hơn vết bệnh của P. sorghi , lại nằm ở cả 2 mặt lá , không làm rách biểu bì. Bệnh thường có ở vùng nóng và ẩm. Rỉ do Physopella zeae: Vết bệnh có hình dạng từ tròn đến bầu dục, nhỏ và nằm dưới biểu bì, màu trắng đến vàng nhạt ở giữa, viền màu đen. Biện pháp phòng trừ: * Giống kháng bệnh: hiệu quả nhất trong nhiều trường hợp. Do cơ chế làm giảm số lượng bào tử hoặc làm giảm vết bệnh. ** Hóa học: carbendazim, maneb, mancozeb, propiconazol có thể ngăn chận được bệnh, nhưng giá thành đắc. *** Phối hợp giống kháng bệnh và phun thuốc trừ nấm. 4. Bệnh đốm vằn ( Rhizoctonia solani) Sự gây hại: Bệnh làm thối trái bắp ,có màu nâu của khuẩn ty và hạch khuẩn màu đen. Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên lá và bẹ lá với những đốm đồng tâm, vằn vện da beo, màu xám xanh nhạt khi còn nhỏ và khi lan rộng có màu trắng xám, viền nâu. Khi bệnh nặng làm cháy cả lá và vỏ trái bắp. Trong trường hợp, bệnh xuất hiện sớm khi gieo hạt, có thể gây chết cây con hoặc làm cây lụn xuống. Khi bệnh tấn công gốc thân thì gây ra ghẻ thối màu đen sủng nước, sau đó làm héo chết cả cây. Biện pháp phòng trừ: * Canh tác: thoát nước tốt ở những vùng bị bệnh, bón cân đối NPK và nhiều phân silicon và vôi, trồng theo hàng để giảm ẩm độ và nhiệt độ có thể làm giảm được bệnh. ** Sinh học: sử dụng nấm ký sinh Trichoderma spp., vi khuẩn Pseudomonas huỳnh quang. *** Hóa học: Validamycin A, triazol group, benomyl.. 10. THU HOẠCH: Chọn trái to khỏe, không sâu bệnh vừa đủ già bắt đầu thu hoạch trái. Lột võ phơi dưới ánh sáng mặt trời. 11. CHỌN GIỐNG ĐỂ VỤ SAU Chọn giống để cho vụ sau phải chọn và chú ý lúc cây cho trái đầu tiên và chín . Chọn lựa dạng hình cây khỏe . Đối với hạt nên chọn hạt đều , màu vàng , Lựa trái dể làm giống bảo quản cẩn thận nơi thoáng mát. Giống có thể bảo quản trong điều kiện bình thường 4 tháng. Giống có thể treo trên giàng. Dùng dây cột nơi thoáng và treo lên để nơi khô thoáng. Giống có thể liên hệ Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp công nghệ cao ĐBSCL. Tài liệu tham khảo: Lương Minh Châu, 2005. Phòng trừ sâu bệnh cho bắp. Tập huấn Chọn giống cây trồng cạn. Nguyễn thị Lang, 2009. Ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng giống bắp nếp, bắp nù của tỉnh An Giang. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp tỉnh. Tin Mới Tin Mới Tác động của việc bón phân N, P, K, Ca và Mg đến cây đậu phộng tại tỉnh Trà Vinh, Việt Nam
26/11/2024 Những Ấn Phẩm 19 BẢN TIN KHOA HỌC (Tuần lễ từ 25-11 đến 2 tháng 12 năm 2024)
25/11/2024 TIN KHOA HỌC THẾ GIỚI 8 BẢN TIN KHOA HỌC (Tuần lễ từ 18 đến 24 tháng 11 năm 2024)
18/11/2024 TIN KHOA HỌC THẾ GIỚI 25 BẢN TIN KHOA HỌC (Tuần lễ từ 11 đến 17 tháng 11 năm 2024)
11/11/2024 TIN KHOA HỌC THẾ GIỚI 45 BẢN TIN KHOA HỌC (Tuần lễ từ 4 đến 10 tháng 11 năm 2024)
04/11/2024 TIN KHOA HỌC THẾ GIỚI 40 THÔNG BÁO THÔNG BÁO Tác động của việc bón phân N, P, K, Ca và Mg đến cây đậu phộng tại tỉnh Trà Vinh, Việt Nam
26/11/2024 Những Ấn Phẩm 19 2025 Call for Nominations - L′Oréal-UNESCO For Women in Science
12/06/2024 THÔNG BÁO 223 THÔNG BÁO
08/03/2024 THÔNG BÁO 253 ĐI VÀ HỌC - KÝ SỰ CỦA GIÁO SƯ BÙI CHÍ BỬU (TẬP 2 VÀ 3)
02/01/2024 Những Ấn Phẩm 492 THÔNG BÁO TRAO BẰNG TIẾN SĨ CHO NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN TRỌNG PHƯỚC
28/12/2023 THÔNG BÁO 456 Video Clip
- Ký sự truyền hình Hành trình đại nghĩa Tập 5 Noi gương Đại Nghĩa
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Giống lúa chống chịu biến đổi khí hậu
- Đánh giá giống thích ứng với biến đổi khí hậu vụ ĐX 2022-2023
- Chia sẽ về giống HATRI 200
- Hội thảo đánh giá giống vụ Hè Thu 2022
Thống kê lượt truy cập
| Hôm nay: | 14 |
| Hôm qua: | 815 |
| Tuần này: | 2997 |
| Tháng này: | 22098 |
| Tất cả: | 369540 |
| Đang trực tuyến: | 14 |
VIỆN NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐBSCL Địa chỉ: G9-11, Đường 31, Khu 586, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ Liên hệ: 02923 846 511 - Website: http://hatri.org - E-mail: hatri.mk@gmail.com CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HIẾU BÙI TÂY ĐÔ Địa chỉ: C37, Đường 57, Khu 586, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ Liên hệ: 0932866631 - Website:
http://hieubuitaydo.com.vn- E-mail: bchihieu@gmail.com