Quy Trình Trồng Nhân Sâm Cao Ly Hàn Quốc ( Chuẩn)

Chủ Nhật, 1/12/2024 Trang chủ| Thư viện ảnh| Thư viện video| Văn bản| Hỏi đáp| Lịch công tác| Sơ đồ site| Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Nông thôn mới
  • Chương trình OCOP
  • Hoạt động địa phương
  • Gương sáng tiêu biểu
  • Cẩm nang nhà nông
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Văn bản
  • Hỏi đáp
  • Lịch công tác
  • Sơ đồ site
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Nông thôn mới
  • Chương trình OCOP
  • Hoạt động địa phương
  • Gương sáng tiêu biểu
  • Cẩm nang nhà nông
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Thư viện ảnh
  • Thư viện video
  • Văn bản
  • Hỏi đáp
  • Lịch công tác
  • Sơ đồ site
  • Liên hệ
Cẩm nang nhà nông Thứ Năm, 24/9/2015 16:6'(GMT+7) Quy trình trồng nhân sâm Cao Ly Hàn Quốc ( chuẩn) Quy trình kỹ thuật trồng sâm Cao ly - Hàn Quốc. (Panax Ginseng C.A.Mey - Araliaceae)​ 1. Giới thiệu chung - Hàn Quốc không chỉ được biết đến với tên gọi “xứ sở kimchi” và còn nổi tiếng là vùng đất của nhân sâm. Nhân sâm Hàn Quốc có những giá trị to lớn cả về mặt y học lẫn kinh tế và văn hóa. - Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ gia bì... -Sâm Cao Ly: là loại nhân sâm dược sản xuất tại Hàn Quốc. Sâm Cao Ly là loại sâm nổi tiếng trên thế giới, sinh trưởng trong 6 năm, trở thành loại thuốc quý hiếm dùng để xuất khẩu. 2. Thành phần và tác dụng - Nhân sâm có chứa nhiều glucoxit nhân sâm, acid amin, các loại chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, tinh dầu, adcid sunfuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường glucose, nhưa quả, vitamin A, B1, B2, C… - Nhân sâm có tác dụng tăng lực, tăng cường vận động cơ thể, tăng sức bền, giảm mệt mỏi thể chất, rút ngắn thời gian phục hồi sau khi vận động quá độ… Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: cải thiện trí nhớ, gia tăng khả năng tư duy, minh mẫn, cải thiện thị giác, thính giác. Tác dụng giải lo âu, sợ hãi và chống trầm cảm. Tác dụng trên hệ tuần hoàn máu, tim mạch: phục hồi tuần hoàn máu não, làm tăng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cho những người thiếu máu (thường xảy ra ở người già và phụ nữ); tác dụng làm giảm lượng cholesteron toàn phần, giảm bệnh cao lipit và triglycerit, làm tăng HDL cholesteron có lợi; điều hòa huyết áp; phòng ngừa và làm tan huyết khối… Tác dụng đối với ung thư: ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và chống lại sự di căn của chúng. Tác dụng điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể: gia tăng sự hình thành kháng thể sơ cấp và thứ cấp của tế bào Hồng cầu, làm tăng hoạt tính tế bào tự nhiên, làm gia tăng số lượng bạch cầu, và tiểu cầu do đó đưa đến tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virut,… Tác dụng bảo vệ gan, giải độc, chống oxy hóa và lão hóa tế bào: cải thiện các triệu chứng lâm sang vàng da, chán ăn, đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, nôn ói… và các chỉ số sinh hóa gan trong giai đoạn đầu. Tác dụng tình dục và điều hòa nội tiết sinh dục. Tác dụng tại chỗ của sâm Hàn Quốc: được dùng để chế kem thoa mặt, kem toàn thân, giảm khô da và nhăn da ở người lớn tuổi. Tác dụng đối với stress: hỗ trợ cho sự tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides trong tuyến thượng thận, tăng khả năng chịu đựng sự kích thích. Tác dụng đối với chuyển hóa: gia tăng tổng hợp protein và acid nucleic 2.1 Phân loại sâm Tùy theo cách chế biến nhân sâm Hàn Quốc được phân loại theo như sau: + Sâm tươi Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm… + Bạch sâm Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô + Hồng sâm Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái. 3. Tập tính sinh trưởng của nhân sâm - Nhân sâm là thực vật âm tính, ưa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sợ ánh mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, kị mưa và nhiệt độ cao, sợ gió nóng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 20 – 28oC. 4. Xử lý hạt giống - Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ( 360m2) khoảng 0.2- 0.3 kg hạt. 4.1 Chọn giống: Hạt giống được thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3 mới đảm bảo chất lượng hạt giống. quả chín đỏ, đều cho vào nước chà nhẹ cho vỡ vỏ quả, rửa sạch để khô ráo, phơi trong nắng nhẹ trong 3 ngày. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. + Gieo hạt: - Trong túi bầu: Túi bầu D = 9 - 12, dùng que chọc giữa túi bầu sâu 2cm, cho hạt vào dùng cát ngọt phủ kín bề mặt bầu, phủ 1 lớp vỏ trấu, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. - Gieo thẳng lên luống ươm: Làm đất tơi xốp, bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, rạch rãnh theo chiều ngang của luống rộng 7 -10cm, sâu 3 - 4cm, điểm từng hạt, hạt cách hạt 5cm, 200 hạt/m2, phủ một lớp cát ngọt và 1 lớp trấu, giữ ẩm thường xuyên cho luống ươm. * Chú ý: (Ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 5h, vớt hạt ủ trong khăn ẩm 3 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần vào buổi chiều). Thời gian nảy mầm 110 ngày. + Khi cây nảy mầm, phát triển cao 5 -7 cm, bứng cây ra ruộng sản xuất trồng. 5. Đất trồng - Bằng phẳng, thoát nước tốt, cuốc ải phơi đất. Chuẩn bị vào vụ trồng cuốc đập đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, phân luống rộng 150cm, luống dài khoảng 5m, vét luống cao 30-35cm, rãnh luống 25 - 30cm. Cuốc hố trên mặt luống thành hàng cách nhau 20cm, hàng cách hàng 25 - 30cm. 6. Phân bón - Tiến hành bón lót các loại phân bao gồm: 2-3 tạ phân chuồng mục + 12-15kg supe lân + 12- 15 kg NPK( 15-15-15) + 4- 5kg ure. + Bón thúc mầm: Khi cây sâm nhú mầm, dùng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục rải đều một lớp trên mặt luống phủ thêm một lớp đất màu, phun phòng bệnh thối nhũn 10 ngày một lần. + Bón thúc lần 2: Sau lần một 2 tháng, bằng phân tổng hợp và phân chuồng như trên. * Chú ý:Sử dụng phân vi sinh, phân gà đã hoai mục là tốt nhất. 7. Mái che - Dùng lưới phản quang mầu đen che dọc theo luống… * Chú ý:Trồng nhân sâm trong khay, rọ không có lưới che, cần để trong mát, tránh ánh nắng mặt trời vào mùa hè. 8. Cách trồng - Thời gian nhân sâm sinh trưởng cũng phân biệt rõ rệt. Năm đầu là thời kì rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Năm thứ hai đến năm thứ tư mới là thời kì nuôi dưỡng cây, phần rễ bắt đầu phình to không ngừng, mỗi năm rễ cũng lớn thêm một nhánh. Qua 6 năm, rễ sẽ thành nhân sâm và bắt đầu thu hoạch được. - Trồng cây: Bóc bầu nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến rễ cây, hố sâu 10 – 12cm, ấn nhẹ gốc, vun một lớp đất mỏng kín hố, không để hố úng đọng nước gây thối củ...Khi cây cao 10cm theo dõi đất trồng thường xuyên xới nhẹ phá váng, không làm ảnh hưởng tới rễ và thân cây. 9. Rắc rạ phủ luống: Nhân sâm nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3- 4cm giữ ấm trong mùa đông. 10. Chăm sóc: - Cần giữ ẩm cho cây nhưng không để quá ẩm kéo dài gây thối củ. Làm rãnh thoát nước ngoài ruộng trồng, không để nước mưa tràn qua ruộng sâm, sau mưa phải tháo nước triệt để. - Nhổ cỏ bằng tay và vét rãnh luống, tháng 3 cho sâm nhú mầm, tháng 4-5 đảm bảo tưới giữ ẩm, tránh nắng hạn. - Trước tháng 6 làm vệ sinh vườn, vét rãnh luống, khơi thông hệ thống thoát nước. - Cuối mùa mưa bón phân quanh gốc, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại cho sâm ngủ đông. KS. Nguyễn Tiến Ban ĐT: 01685409144 Nguồn: nhanonglamgiau.com
  • Tweet
Tags:

Phản hồi

Ý kiến của bạn:(Không quá 1000 ký tự) Còn lại: 1000 ký tự

Thông tin người gửi phản hồi

  • Họ và tên*
  • Email*
  • Mã bảo vệ*
Các tin khác
  • Tỷ phú vịt trời tiết lộ bí quyết "hái tiền"
  • "Bỏ túi" cách trồng cải cầu vồng siêu ngon-bổ-đẹp
  • Nổi danh khắp vùng nhờ kiếm tiền tỷ từ cá giòn
  • Trồng "thần dược" chùm ngây thế nào cho đúng cách?
  • Trồng ngô nếp lai - nhàn mà thu nhập khá
  • 1001 cách làm ăn: Trồng dưa chuột
  • Kỹ thuật canh mai nở đúng Tết
  • Trồng cỏ nuôi nai - mô hình hiệu quả
  • 1001 cách làm ăn: Trồng khế
  • Bí quyết trồng môn, khổ qua thu trăm triệu
  • Khoai tây sạch bệnh - năng suất cao, giá bán cao
  • Bón phân đúng cách, năng suất tăng 1,5 lần
  • Bón phân NPK Văn Điển cho cây bưởi Diễn sau thu hoạch
  • Bí xanh lai năng suất cao, nhanh thu hoạch
  • Cùng nhà nông xây dựng thương hiệu lúa gạo
Thư viện video Nông thôn mới Phú Thọ - Đảm bảo an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới
  • Nông thôn mới Phú Thọ - Đảm bảo an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới
  • Nông thôn mới Phú Thọ - Y tế đạt chuẩn trong xây dựng NTM
  • Cả nước phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Mới nhất
  • Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Phú Thọ Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Phú Thọ
  • Khảo sát, tuyên truyền điểm đến du lịch Xuân Sơn - Long Cốc Khảo sát, tuyên truyền điểm đến du lịch Xuân Sơn - Long Cốc
  • Nhiều rào cản ở các xã miền núi Nhiều rào cản ở các xã miền núi
  • Vĩnh Phúc: Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc: Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Lạc
  • Xã Trung Giáp tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 Xã Trung Giáp tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
Thư viện ảnh

Ảnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện Phù Ninh đạt chuẩn nông thôn mới

Ảnh huyện Thanh Ba tổ chức lễ đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ảnh thẩm tra xã Cao Xá, Vĩnh Lại - huyện Lâm Thao đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ảnh Thị xã Phú Thọ đón nhận bằng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Văn bản - tài liệu
  • Thông tư số 75/2024/TT-BTC ngày 31/10/2024 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • Văn bản 4758/UBND-NNTN ngày 06/11/2024 của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
  • Văn bản 4670/UBND-NNTN ngày 01/11/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị trực tuyến đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024.
  • Văn bản số 4292/UBND-KTTH ngày 101/10/2024 của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024
  • Hướng dẫn số 25/HD-STTTT ngày 21/10/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu ngành Thông tin và Truyền thông sửa đổi theo Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và ban hành một số tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025; triển khai thực hiện xã nông thôn mới thông minh
  • Văn bản 4272/UBND-NNTN ngày 08/10/2024 của UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
  • Văn bản số 4106/UBND-KGVX ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
  • Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND ngày 21/8/2024 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Quy định tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Thông tư số 07/2024/TT-BNNPTNT 31/5/2024 Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2022/TT-BNNPNTNT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
  • Văn bản 1613/TNMT-CCMT ngày 28/6/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ Tiêu chí xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Xem nhiều nhất
  • 1 Nuôi 10.000 con chim cút kiếm bạc triệu mỗi ngày
  • 2 Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Phú Thọ
  • 3 Trồng "thần dược" chùm ngây thế nào cho đúng cách?
  • 4 Quy trình trồng nhân sâm Cao Ly Hàn Quốc ( chuẩn)
  • 5 Phú Thọ: Đẩy mạnh phát triển cây chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng
  • 6 13 nguyên tố dinh dưỡng cần cho lúa
  • 7 Phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao
  • 8 Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống
  • 9 Phát triển nông nghiệp hàng hóa
  • 10 Khảo sát, tuyên truyền điểm đến du lịch Xuân Sơn - Long Cốc
Liên kết website Liên kết website © Bản quyền thuộc về Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ. Địa chỉ: Số nhà 1518 - Đường Hùng Vương - Phường Gia Cẩm - TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Điện thoại: (0210) 3992.715 - 0915382382 - Fax: (0210) 3992.715 - Email: vanphongdieuphointmphutho@gmail.com. Thiết kế bởi Acomm

Từ khóa » Trồng Cây Nhân Sâm