Quy Trình Tự Sản Xuất Hạt Giống - Những Bài Học Từ Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Việc tự sản xuất hạt giống thường không được lưu tâm đúng mức, nhưng đó là một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết cho những ai thực hiện nông nghiệp sinh thái.
Thứ nhất, hạt giống có sẵn trên thị trường địa phương thường mang lại nhiều vấn đề như chất lượng xấu, ít đáng tin cậy, tính thích ứng thấp, giá bán cao v.v… Hai là, các loài cây trồng trong nước thường dùng các giống cổ truyền đang được thay thế bằng việc phát triển một số giống HYV (năng suất cao) và giống lai. Việc này làm giảm cơ sở di truyền mà sau này sẽ gây nên khó khăn lớn.
Nội dung bài viết
- 1. Vấn đề với giống HYV lai (F1) và giống mua về
- 2. Lợi ích của việc tự sản xuất hạt giống
- 3. Quy trình tự sản xuất hạt giống
1. Vấn đề với giống HYV lai (F1) và giống mua về
Độ tin cậy và chất lượng thấp
Hầu hết nông dân đã có kinh nghiệm cho việc mua phải hạt giống chất lượng thấp hoặc không đúng loài qua tay các nhà buôn hạt giống. Ví dụ, họ mua hạt cải bắp, nhưng sau khi cây mọc thì mới biết rằng đó là hạt mùi tạc. Nông dân cũng thất thiệt khi mua hạt kém chất lượng – độ nẩy mầm kém, loài cây năng suất thấp, hạt bị nhiễm bệnh, hạt cũ v.v.. Các vấn đề đó không còn là riêng biệt mà rất phổ biến và nghiêm trọng đối với nông dân ở Băng la đét. Nếu một nông dân nào đó lỡ mất dịp gieo hạt do mua phải hạt xấu hoặc mua sai hạt, thì việc đó không thể không gây mất mùa.
Tính thích ứng thấp
Tính thích ứng của hạt giống là khá quan trọng đối với nông nghiệp sinh thái. Hạt giống HYV và đặc biệt là giống lai (F1) gây nhiều vấn đề do thích ứng thấp. Hạt HYV được sản xuất tại các viện nghiên cứu và hạt giống lai thì do các trại công ty giống tạo nên. Cả hai đều được tạo nên trong những điều kiện rất nhân tạo và sử dụng liều lượng rất cao các chất hóa học nông nghiệp. Thường chúng không đáp ứng tốt khi bón phân hữu cơ, bởi lẽ tính chất của hạt đã được thay đổi để thích ứng với phân bón hóa học.
Hơn nữa, việc gây trồng lấy hạt lại được thực hiện theo những điều kiện nhân tạo nhiều thế hệ. Do vậy, hạt giống bị hỏng và mất đi tính thích ứng với các điều kiện địa phương. Ngoài ra, phần lớn hạt lai đều được nhập các nước ngoài như từ Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan là những nước có điều kiện khí hậu (ôn đới) khác hẳn với khí hậu nhiệt đới của Bangladesh.
Giá thành cao
Giá hạt giống lại không hề rẻ đối với nông dân. Hạt giống địa phương đã khá đắt ở các địa phương, nhưng giá hạt giống HYV và giống lai lại thường đắt hơn 3 đến 5 lần so với những giá đó. Hạt giống lai mà chúng ta không có khả năng tạo ra loại cùng chất lượng trong thế hệ sau, lại đặc biệt đắt. Nếu nông dân quen dùng hạt giống lai, thì họ cứ phải mua hạt giống ở ngoài vào bất cứ vụ nào. Đó là mục tiêu của các công ty hạt giống, khi họ muốn nông dân luôn phải phụ thuộc vào hạt giống lai, vốn thường phải nhập từ ngoài vào.
Cung cấp không ổn định
Mùa giao hạt cho mỗi loài cây trồng thường cố định hàng năm. Nếu không gieo được hạt vào đúng thời vụ, thì mùa màng sẽ thất bát. Do vậy, việc có sẵn hạt giống vào đúng thời kỳ cần phải có là rất quan trọng. Chúng ta ít khi dám chắc là sẽ có hạt ở thị trường vào đúng mùa gieo. Nhiều nông dân có lúc đã vấp phải khó khăn và phải tiêu phí không biết bao nhiêu thời gian để kiếm hạt gieo.
Xói mòn cơ sở di truyền (giống địa phương)
Mặc dù vấn đề này chưa được các nhà nông học, nông dân và nhiều người khác ở Bangladesh hiểu rõ, bảo tồn cơ sở di truyền (nguồn giống địa phương) là cực kỳ quan trọng.
Có hai lý do chính, một là giống địa phương đóng vai trò lớn lao trong việc làm giàu tính đa dạng cây trồng. Tính đa dạng về giống cây trồng là chìa khóa để tiến tới hệ sinh thái – nông nghiệp ổn định chính là tính đa dạng về giống cây trồng.
Hai là, chính các giống địa phương là những tài nguyên di truyền cho cả nước. Nông dân đã tạo nên được những loại hạt giống năng suất cao ở địa phương thông qua những giống nguồn gốc từ địa phương. Các giống địa phương là nguồn gốc chính yếu. Không có chúng, không thể tiến hành cải tạo được hạt giống. Ngay cả các loại giống HYV và giống lai cũng không thể tạo nên được nếu không có các giống địa phương.
Không chỉ có vậy, các giống địa phương còn rất quan trọng cho tương lai. [Ghi chú: Nhiều nhà khoa học của những nước đã công nghiệp hóa và của các công ty đa quốc gia cỡ lớn đã hiểu rất rõ tiềm năng của các giống địa phương về mặt tài nguyên và họ đã bắt đầu thu nhập một cơ sở di truyền (giống địa phương) rộng rãi từ các nước nhiệt đới là những vùng có tài nguyên về cơ sở di truyền rất phong phú].
Nếu chúng ta hiểu được tiềm năng của giống địa phương, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ để cho tình trạng như hiện nay xảy ra khi nhiều giống địa phương quý giá đang tiếp tục biến mất.
2. Lợi ích của việc tự sản xuất hạt giống
Nếu ta hiểu thật rõ các vấn đề (khó khăn) xảy ra khi mua hạt giống ở ngoài, hạt giống HYV và giống lai, thì có thể hiểu dễ dàng được tầm quan trọng và lợi ích của việc tự sản xuất hạt giống.
Độ tin cậy và chất lượng cao
Điều này được bảo đảm do người sử dụng hạt (nông dân) tự thu hái và bảo quản hạt nên họ hiểu rõ mọi vấn đề có liên quan tới chúng (giống gì, đã thu hái và bảo quản theo phương pháp nào)
Tính thích ứng cao
Điều này được bảo đảm bởi vì loài cây đã được gây trồng nhiều thế hệ trong điều kiện địa phương. Chuyển hạt giống thích ứng cao với hóa chất sang thích ứng với chất hữu cơ là rất quan trọng đối với nông nghiệp sinh thái.
Hầu như không đắt
Người nông dân tự thu hái và bảo quản hạt giống cho chính họ. Họ chỉ chi các chi phí tối thiểu về vật tư khi cần. Chi phí sản xuất do vậy giảm hẳn xuống.
Luôn sẵn có
Người nông dân sử dụng hạt, bảo quản chúng và có thể dùng chúng vào lúc cần.
Bảo tồn di truyền
Cách bảo tồn tốt nhất các giống địa phương là để nông dân trồng trọt và bảo quản hạt giống cho chính họ.
3. Quy trình tự sản xuất hạt giống
Để thực hiện việc tự sản xuất hạt giống, ta cần nắm cá điểm cơ bản về công tác giống. Dưới đây, quy trình tự sản xuất giống được mô tả từ việc chọn cây đến việc bảo quản và ghi hồ sơ.
Giai đoạn 1: Chọn cây và đánh dấu
Nhiệm vụ đầu tiên là xác định các cây dành cho việc thu hái giống và đánh dấu cây. Việc đánh dấu là rất quan trọng để tránh không thu hoạch làm trên cây đã dành lại. Các bước chọn cây là:
- Cây khỏe mạnh (không bị dịch bệnh phá hoại, vị trí phù hợp)
- Cây năng suất cao (kích cỡ, hình dáng, màu sắc v.v… đều tốt…)
- Có vị thơm ngon
Giai đoạn 2: thu hái hạt giống
Khi cây được xác định đã thành thục, thì đúng là lúc cầu thu hái. Các bước quan trọng là:
- Xác định đúng thời gian (giống thành thục đúng mức)
- Thu hoạch giống vào một ngày trời đẹp (tránh các ngày mưa)
Giai đoạn 3: Phơi khô hạt giống
Hạt giống đã thu hút phải được phơi khô càng sớm càng tốt. Một số hạt giống (như cà chua, đu đủ v.v..) cần được rửa sạch. Quá trình phơi khô là điểm quyết định xem giống có đạt chất lượng cao hay không, hay dịch bệnh có thể phát sinh từ đó.
Các bước :1. Phơi khô hạt giống dưới ánh nắng mặt trời, không đùng là2. Phơi khô hạt giống đúng mức độ.
Giai đoạn 4: Làm sạch và xử lý
Sau khi đã phơi khô hạt giống, ta cần làm sạch và xử lý hạt. Quá trình này bao gồm các bước:
- Loại trừ các tạp chất và hạt xấu, chỉ chọn lấy hạt tốt
- Xử lý hạt giống bằng cách trộn chúng với các chất chống côn trùng.
Vật từ để xử lý có thể đúng là:
- Tro khô
- Lá xoan khô
- Các loại lá thích ứng tại địa phương
- Vật liệu khác
Giai đoạn 5: Bảo quản, cất trữ
Sau khi xử lý, hạt giống phải được cất giữ trong điều kiện sạch sẽ, khô, tối và nhiệt độ thấp càng sớm càng tốt.
- Dùng chai hay hộp kín gió
- Để hạt cùng với các chất hút ẩm như gạo rang, tro khô, v.v.. 3. Cất chai và hộp vào một chỗ khô, tối, mát
Giai đoạn 6: Ghi hồ sơ và dán nhãn
Ghi hồ sơ (ghi các chi tiết về hạt giống) và dán nhãn (ghi tên trên chai và hộp đựng hạt) đều rất quan trọng để xác định trong vụ tới và giữ lại các chi tiết về hạt giống cho việc tham khảo sau này.
Nhãn phải gồm có số liệu hồ sơ, tên và ngày thu hái.
Ngoài ra, các thông tin dưới đây cần được ghi lại vào một biểu mẫu có sẵn:
- Số liệu hồ sơ
- Tên cây (địa phương, tiếng anh/tên khoa học)
- Tên loài phụ (tên giống)
- Ngày thu hái
- Nơi thu hái
- Tên người thu hái
- Các nhận xét (mô tả tính chất của hạt giống)
Đối với một người nông dân, chỉ cần ghi nhãn là đủ, còn đối với một tổ chức và một nhà băng hạt giống của cộng đồng, thì việc giữ hồ sơ là điều bắt buộc.
PHỤ LỤC: MỘT SỐ CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP Ở BANGLADESK
Cây đa mục đích thường gặp ở Bangladesh
Cây lấy gỗ thường gặp ở Bangladesh
Cây ưa bóng thường gặp ở Bangladesh
Cây ăn quả thường gặp ở Bangladesh
Trích tác phẩm: Những bài học từ thiên nhiên (Lessons from Nature) – Shimpei Murakami (1991)
Nguồn ảnh: Apachai
Nội dung tác phẩm: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên – Shimpei Murakami
- Thiên nhiên và Nông nghiệp
- Đất, chức năng và đặc tính của đất
- Các vấn đề với nông nghiệp hóa học
- Những nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái
- Bài học Bón phân và Bảo tồn đất
- Bài học về Hệ thống canh tác
- Quản lý dịch bệnh và cỏ dại
- Quy trình tự sản xuất hạt giống
Từ khóa » Trình Bày Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng Gồm Mấy Giai đoạn
-
Hệ Thống Sản Xuất Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào?
-
Hệ Thống Sản Xuất Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào?
-
Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng Gồm Mấy Giai đoạn? - HOC247
-
Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào?
-
Câu 2 Trang 17 SGK Công Nghệ 10
-
Hệ Thống Sản Xuất Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào?...
-
Bài 3: Sản Xuất Giống Cây Trồng - Hoc24
-
Bài 4: Sản Xuất Giống Cây Trồng (tiếp Theo)
-
Hệ Thống Sản Xuất Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào? - Lazi
-
Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng Gồm Mấy Giai đoạn? - CungHocVui
-
Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng Bắt đầu Từ Khi Nào - Blog Của Thư
-
Bài 3 + 4: Sản Xuất Giống Cây Trồng
-
Hệ Thống Sản Xuất Cây Trồng Gồm Các Giai đoạn Nào?
-
Top 10 Vệ Sơ đồ Hệ Thống Sản Xuất Giống Cây Trồng 2022