Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Chuẩn Nhất Từ A Đến Z

Bạn đã xem TOP +100 VIỆC LÀM THÊM LƯƠNG CAO cần tuyển gấp chưa? Bấm xem ngay! Bạn đã xem TOP +100 VIỆC LÀM THÊM lương cao cần tuyển gấp chưa? Bấm xem ngay! Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Chuẩn Nhất Từ A Đến Z

Ngày đăng bài: 07/10/2020

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một quy trình không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho công ty. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất từ A đến Z để các nhà tuyển dụng tham khảo. MỤC LỤC: Nội dung bài viết 1. Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn 2. Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất Bước 1. Chuẩn bị tuyển dụng Bước 2. Thông báo tuyển dụng Bước 3. Thu nhận, phân loại và nghiên cứu hồ sơ Bước 4. Phỏng vấn sơ bộ Bước 5. Phỏng vấn lần 2 (kiểm tra, trắc nghiệm Bước 6. Phỏng vấn sâu Bước 7. Xác minh điều tra Bước 8. Khám sức khoẻ Bước 9. Ra quyết định tuyển dụng

1. Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn

Chúng tôi xin giới thiệu tới các nhà tuyển dụng về Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất hiện nay Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn

2. Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất

Bước 1. Chuẩn bị tuyển dụng

Trước khi quá trình tuyển dụng được tiến hành cần phải thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng. Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến tuyển dụng như; Bộ luật lao động, Pháp lệnh ngày 30/8/1990 của Hội đồng Nhà nước về hợp đồng lao động; Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992; Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên Danh sách +50 Việc làm thêm Hà Nội lương cao hấp dẫn Xác định tiêu chuẩn các bước tuyển dụng: Theo Liwis, tiêu chuẩn tuyển chọn được hiểu ở ba khía cạnh: tiêu chuẩn đối với tổ chức doanh nghiệp, tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ sở và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc. Tiêu chuẩn cá nhân đối với thực hiện công việc là những tiêu chuẩn liệt kê trong bản mô tả công việc được thực hiện qua quá trình phân tích công việc.

Bước 2. Thông báo tuyển dụng

Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức, quy trình tuyển mộ, tuyển dụng sau: +/ Quảng cáo trên báo đài ti vi. +/ Thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. +/ Yết thị trước cổng cơ quan, doanh nghiệp. +/ Thông qua các trang web. +/ Thông báo nội bộ doanh nghiệp. Thông báo nên ngắn gọn, rõ ràng chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho ứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đặc điểm cá nhân là bước quan trọng trong các bước tuyển dụng nhân sự

Bước 3. Thu nhận, phân loại và nghiên cứu hồ sơ

Tất cả các hồ sơ xin việc được thu nhận phải ghi vào sổ, và phải được phân loại chi tiết để sử dụng sau này. Hồ sơ xin việc có thể theo mẫu chung của Nhà nước, hoặc cũng có thể do doanh nghiệp tự quyết định để phù hợp với vị trí của công việc cần tuyển. Mục đích của giai đoạn này là nhằm loại bỏ các ứng viên không đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của công việc. Xem thêm: Chức Năng Của Quản Trị Nhân Sự Là Gì? Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin về ứng viên như: học vấn, kinh nghiệm, quá trình công tác, khả năng tri thức, sức khoẻ, mức độ lành nghề, nguyện vọng, chữ viết, văn phong... và các khía cạnh liên quan khác có thể tham khảo mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự này

Bước 4. Phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sơ bộ của quy trình tuyển dụng thường kéo dài khoảng 5 - 10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà trong quá trình nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.

Bước 5. Phỏng vấn lần 2 (kiểm tra, trắc nghiệm)

Nhằm kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên để chọn ra được các ứng viên xuất sắc. Các bài kiểm tra, sát hạch thường được sử dụng để đánh giá ứng viên về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành. Áp dụng hình thức trắc nghiệm cũng có thể sử dụng để đánh giá ứng viên về một khả năng đặc biệt như trí nhớ, mức độ khéo léo của bàn tay. Xem thêm: Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Chuẩn Nhất Từ A Đến Z Các nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống tuyển chọn của quá trình tuyển dụng nhân sự tốt là: +/ Độ tin cậy: Sự nhất quán về tiêu chuẩn đánh giá giữa những thời điểm và người đánh giá với nhau, để cho ra kết quả ít có sự lệch lạch nhất có thể. +/ Giá trị xác thực (mức độ phù hợp): mức độ cho điểm các ứng viên từ việc kiểm tra hay phỏng vấn tương ứng với kết quả thực hiện công việc thực tế. Nghĩa là đánh giá thật sự cái ta cần đánh giá - Chính xác của sự tiên đoán. Mục đích của trắc nghiệm là: Tiên đoán về khả năng của từng ứng viên. Khám phá những khả năng đực biệt của từng ứng viên, mà đôi khi ứng viên cũng không hề hay biết nhằm huấn luyện phát triển các tài năng đó. Giúp tìm hiểu các đặc tính của ứng viên để quản lý, tổ chức và bố trí công việc phù hợp. Các loại trắc nghiệm trong tuyển dụng nhân viên như: trắc nghiệm kiến thức tổng quát, tâm lý, độ thông minh, cá tính, năng lực, chuyên môn, năng khiếu... có trong quy trình tuyển dụng nội bộ của công ty

Bước 6. Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như; tính cách, khí chất, khả năng hoà đồng và những phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức doanh nghiệp mà các loại giấy tờ, các chứng chỉ tốt nghiệp hay các bài kiểm tra trắc nghiệm không thực hiện được hoặc thể hiện một cách không rõ ràng... Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất Mục đích của nhóm phỏng vấn sâu: +/ Tìm hiểu về kiến thức, trình độ, kỹ năng và năng lực của từng ứng viên đạt được trước đây. +/ Đánh giá liệu ứng viên có đặc điểm cá nhân cần thiết để đảm nhiệm tốt vị trí cần tuyển hay không và để đánh giá độ chín chắn và kiêm khiết của họ. +/ Xác định nguyện vọng nghề nghiệp, các mục tiêu trước mắt và dài hạn các khả năng thăng tiến của ứng viên. +/ Đánh giá sắc thái bên ngoài của ứng viên như: tướng mạo, dáng vóc, cách ăn mặc, khoa ăn nói, cách ứng xử... +/ Đây là dịp để ứng viên lẫn lãnh đạo trong tương lai có dịp gặp gỡ để hiểu biết nhau hơn. Như vậy phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm những gì mà ứng viên “có thể làm” trong hiện tại và “sẽ làm” trong tương lai. Các yếu tố “có thể làm” cần xem xét ở ứng viên: tướng mạo, cách cư xử, khả năng sẵn sàng làm việc, trình độ học vấn, trí thông minh, kinh nghiệm trong lĩnh vực đang xét, kiến thức về sản phẩm thị trường, thể lực, sức khoẻ... trong quy trình tuyển dụng của công ty Các yếu tố “sẽ làm” cần xem xét: Đặc điểm tiêu biểu (các thói quen cơ bản), tính ổn định (duy trì công việc lâu dài và sở thích), bản sắc (mức độ thành thật của tinh thần sẵn sàng làm việc, lời nói đi đôi với việc làm), tính kiên định (đã bắt tay vào làm là quyết hoàn thành), sự trung thành (một lòng với lãnh đạo doanh nghiệp), tính tự lực (khả năng đứng yên trên đôi chân của mình, tự quyết định cho mình).

Bước 7. Xác minh điều tra

Xác minh điều tra làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên có triển vọng tốt, thông qua tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc với lãnh đạo cũ của ứng viên (theo các địa chỉ trong hồ sơ), công tác xác minh điều tra sẽ biết thêm về trình độ kinh nghiệm, tính cách của ứng viên trong quy trình tuyển dụng nhân viên

Bước 8. Khám sức khoẻ

Khám sức khoẻ là yếu tố quan trọng của quá trình tuyển dụng. Một ứng viên đạt kết quả tốt khi phỏng vấn nhưng sức khoẻ không tốt thì không phải là ứng viên có chất lượng tốt, do đó không nên tuyển dụng ứng viên này. TOP 10 công việc làm thêm Hồ Chí Minh lương siêu cao Thông thường trong hồ sơ xin việc có yêu cầu nộp bản khám sức khoẻ tổng quát. Tuy nhiên là khám sức khoẻ mang tính chuyên môn nên có những yêu cầu riêng để thực hiện công việc tốt hơn. Do đó cần phải cho bác sĩ biết công việc mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này để các bác sĩ chú trọng đến các yếu tố nào của sức khoẻ.

Bước 9. Ra quyết định tuyển dụng

Mọi bước trong quá trình tuyển chọn đều quan trọng, bước quan trọng nhất vẫn là ra quyết định tuyển chọn hoặc loại bỏ ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt ứng viên về quy trình tuyển chọn Các doanh nghiệp thường quan tâm đến khả năng ứng viên có thể làm được gì và muốn làm như thế nào. Xem thêm: Quản Trị Nuồn Nhân Lực Là Gì? Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Ra Sao? Ngoài ra cách thức ra quyết định tuyển chọn cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của tuyển chọn. Nếu hội đồng tuyển chọn và tìm việc làm thêm không thống nhất ngay từ đầu về phương pháp tuyển dụng, tiêu chuẩn đánh giá sẽ dẫn đến có nhiều ý kiến trái ngược nhau của các thành viên trong hội đồng tuyển chọn về ứng viên, từ đó công tác tuyển chọn không mang lại kết quả như mong muốn. Để cho quá trình tuyển chọn đạt kết qua cao, thì hình thức ra quyết định kiểu thống kê sẽ đảm bảo chính xác cao. Khi đó hội đồng tuyển chọn sẽ xác định các tiêu thức, yếu tố quan trọng nhất đối với từng công việc và đánh giá tầm quan trọng như: điểm kiểm tra, trắc nghiệm, điểm phỏng vấn... sẽ được tổng hợp lại, ứng viên có tổng số điểm cao nhất sẽ được tuyển chọn. Lưu ý: Các bước và nội dung tình tự tuyển dụng có thể thay đổi linh hoạt (có thể thêm hoặc bớt). Điều này phụ thuộc vào yêu cầu công việc, đặc điểm của doanh nghiệp, trình độ của Hội đồng tuyển chọn. Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ Quy trình tuyển dụng nhân sự từ A đến Z và hy vọng sẽ là mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự để các công ty tham khảo xây dựng quy trình tuyển dụng cho mình Vieclamthemtot.vn | Tìm việc làm thêm tại nhà, Việc làm Part time Job - Kênh tìm kiếm các công việc làm thêm, việc làm part time cho mọi người uy tín nhất hiện nay - Chúng tôi cam kết 100% tin tuyển dụng đều được kiểm duyệt thông tin trước khi đăng tải lên website Với mong muốn xây dựng một kênh thông tin việc làm thêm chất lượng hơn nữa, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý bạn đọc Mọi đóng góp vui lòng gửi về: - Điện thoại (Zalo): 0948.498.186 (Trong giờ hành chính) - Email: Hotro.vieclamthemtot@gmail.com - Website: https://vieclamthemtot.vn/ việc làm thêm tốt

Bài viết liên quan

  • 10 Điều Cần Tránh Trong Một Buổi Phỏng Vấn Xin Việc (Ngày đăng bài: 26/09/2020)

  • 07 Nguyên Tắc Vàng Khi Tìm Kiếm Việc Làm Trên Mạng (Ngày đăng bài: 26/09/2020)

  • Top 07 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Và Cách Trả Lời (Ngày đăng bài: 14/11/2019)

  • 6 Cách Chứng Tỏ Bạn Rất Thích Công Việc Ứng Tuyển (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • 04 Bí Quyết Giúp Bạn Phát Hiện Điểm Mạnh Của Bản Thân (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • 04 Điều Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Giúp Bạn Tạo Ấn Tượng Tốt (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • Việc Làm Thêm Tại Nhà Giúp Các Bạn Trẻ Khởi Nghiệp (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • Việc Làm Thêm Giúp Sinh Viên Tích Lũy Kỹ Năng Việc Làm (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • Top 04 Việc Làm Thêm Tại Nhà Lương Siêu Cao (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

  • 03 Điều Cần Nhớ Cho Sinh Viên Muốn Làm Thêm Hiệu Quả (Ngày đăng bài: 28/09/2020)

Banner đăng ký" LIKE PAGE ĐỂ NHẬN VIỆC LÀM MỚI NHẤT
Facebook

Từ khóa » Sơ đồ Tuyển Dụng Nhân Sự