Quy Trình Vỗ Rung Lồng Ngực ở Bệnh Nhân Hồi Sức Cấp Cứu Và Chống ...

ĐẠI CƯƠNG

Vố rung là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ chủ động tác dụng một lực cơ học qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản nhỏ bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài hoặc được hút bằng sonde hút đờm.

CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân đặt ống NKQ, Mở Khí Quản..

Các bệnh về phổi: Viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tĩnh ( COPD),áp xe phổi, hen phế quản…

Bệnh nhân nằm lâu ngày ít cử động: bệnh nhân hôn mê, liệt, guilan bare….

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân đang trong tình trạng nặng: Suy hô hấp cấp, phù phổi cấp, sốc, trụy tim mạch…

Bệnh nhân sau mổ dẫn lưu nội sọ, tăng áp lực nội sọ, xuất huyết não những ngày đầu.

Bệnh tim mạch : Nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng..

Chấn thương phổi, xuất huyết phổi,

Bệnh nhân gẫy xương sườn chưa cố định.

Bệnh nhân có dẫn lưu màng phổi (chống chỉ định tương đối).

CHUẨN BỊ

Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:

02 Điều dưỡng hoặc 01 điều dưỡng và 01 kĩ thuật viên chăm sóc hô hấp.

Phương tiện:

Khăn bông to hoặc tấm vải mền lót lên vung lồng ngực, vùng lưng khi vỗ.

Găng tay sạch ( nếu cần), mũ, khẩu trang.

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh Aniosgel, dung dịch rửa tay savondoux.

Chuẩn bị người bệnh:

Thông báo ,giải thích cho người bệnh (nếu tỉnh ) hoặc người nhà lợi ích của việc vỗ rung lồng ngực, động viên họ cùng hợp tác.

Đặt bênh nhân ở tư thế thích hợp tùy theo vị trí tổn thương ở phổi: nằm ngửa thẳng, nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Đầu cao hoặc chân cao, hoặc cho bệnh nhân ngồi…

Hồ sơ bệnh án:

Phiếu chăm sóc ( Bảng theo dõi).

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Điều dưỡng đội mũ, rửa tay bằng dung dịch savondoux, đeo khẩu trang.

Thông báo, giải thích, động viên bệnh nhân cùng hợp tác

Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp, tiến hành vỗ trước, rung sau.

Kĩ thuật vỗ:

Điều dưỡng dùng hai bàn tay chụm các ngón tay, khum lòng bàn tay vỗ đều lên thành ngực hoặc vùng lưng, sao cho các cạnh của bàn tay tiếp xúc với thành ngực hoặc vùng lưng (nếu vỗ lưng) chỉ sử dụng lực của bàn tay, hoạt động khớp cổ tay. Vỗ nhẹ nhàng đều đặn dịch chuyển trên lồng ngực hoặc vùng lưng. Việc vỗ rung tạo ra áp lực dương tác dụng lên thành ngực và vào phổi làm cho đờm dãi và mủ long ra và dồn từ các nhánh với phế quản nhỏ về nhánh phế quản lớn hơn. Vỗ liên tục 10_15 phút /1 bên rồi chuyển sang rung.

Lưu ý: Khi vố rung chỉ tập trung vỗ lên bề mặt khung sườn, tránh vỗ lên cột sống, xương ức, dạ dày và phần dưới khung sườn vì có thể gây chấn thương cho lách, gan, thận và các tạng ở thấp.

Kỹ thuật rung:

Điều dưỡng duỗi bàn tay đặt bàn tay lên thành ngực, vùng lưng (nếu rung ở lưng). tương ứng với phân thuỳ phổi cần dẫn lưu, sử dụng lực rung của cơ cánh tay và vai tác động tới bàn tay truyền lực rung lên thành ngực và các phân thuỳ phổi tương ứng.

Chú ý: động tác rung được thực hiện trong thời kỳ thở ra, yêu cầu bệnh nhân thở ra từ từ để dễ thực hiện nếu có thể. Khuyến khích bệnh nhân ho tống đờm ra ngoài, tiến hành hút đờm ngay sau đó.

Sau khi thực hiện song kỹ thuật giúp bệnh nhân trở về tư thế thoải mái.

Điều dưỡng thu dọn dụng cụ. tháo găng (nếu đi găng), rửa tay bằng dung dịch savondoux dưới vòi nước.

Ghi phiếu chăm sóc.

THEO DÕI:

Theo dõi sát mạch ,spo2,nhịp thở của bệnh nhân trước,trong và sau khi tiến hành vỗ rung.

TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Suy hô hấp:

Spo2 tụt, sắc mặt tím tái,thở nhanh hoặc chậm…→ Ngừng vỗ rung, cho bệnh nhân về tư thế thích hợp, tăng oxy và hút đờm (nếu cần).

Chấn thương lồng ngực do kĩ thuật thô bạo

Khi vỗ phải đảm bảo đúng kỹ thuật.

Một số chú ý khi vỗ,rung:

Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30- 40 phút

Khi tiến hành phải luôn theo dõi sát mạch, nhịp thở, SPO2, sắc mặt bệnh nhân.

Khi vỗ ,rung nhắc bệnh nhân nhịn ho (Nếu bệnh nhân tỉnh) đến khi buồn ho nhiều thì gắng sức ho khạc cho đờm, mủ tống ra được nhiều.

Vỗ rung xong nên hút đờm ngay bên vừa vỗ rung rồi mới sang bên kia.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Cách Vỗ Rung đờm Cho Người Lớn