Quy Trình Xét Kết Nạp Đảng Viên - Trang Chủ
Có thể bạn quan tâm
QUY TRÌNH
XÉT KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Điều 4 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Căn cứ Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Khoản 3 của Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW ngày 13/12/2021 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn thực hiện biểu mẫu thống kê cơ bản về công tác tổ chức xây dựng Đảng;
- Căn cứ Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 18/01/2022 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên và Công văn số 3028-CV/BTCTW, ngày 04/4/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về việc đính chính nội dung Phụ lục Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW.
2. Thành phần hồ sơ
TT | Mẫu biểu | Tên gọi | Ghi chú |
1 | Mẫu CN-NTVĐ | Giấy chứng nhận học lớp Nhận thức về Đảng | Do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp, có giá trị 5 năm. |
2 | Mẫu 1-KNĐ | Đơn xin vào đảng | Người xin vào đảng tự viết tay |
3 | Mẫu 2-KNĐ | Lý lịch của người xin vào đảng | Người xin vào đảng tự viết tay theo quyển in sẵn (nên photo lại để sử dụng về sau) |
4 | Mẫu 3-KNĐ | Giấy giới thiệu người vào đảng. Nếu 2 đảng viên giới thiệu thì sử dụng Mẫu 3A-KNĐ | Do người giới thiệu thực hiện |
5 | Mẫu 4-KNĐ | Nghị quyết Giới thiệu Đoàn viên ưu tú vào đảng (kèm theo Nghị quyết Đề nghị của Chi đoàn (Mẫu 4_1-KNĐ)) | Do BCH Đoàn Thanh niên cơ sở thực hiện (nếu người vào Đảng là Đoàn viên) |
6 | Mẫu 5-KNĐ | Tổng hợp ý kiến nhận xét (kèm theo phiếu Ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú (Mẫu 5a-KNĐ) và của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt (Mẫu 5b-KNĐ)) | Do Chi ủy và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện |
7 | Mẫu 6-KNĐ | Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên | Do Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở thực hiện. |
8 | Mẫu 8-KNĐ | Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên. | Tổ chức cơ sở đảng thực hiện |
9 | Mẫu 9-KNĐ | Quyết định kết nạp, kèm theo Biên bản họp Ban Thường vụ. | Do Ban Thường vụ, Ban Tổ chức và Văn phòng Đảng ủy thực hiện |
10 | Đối với sinh viên thì phải kèm theo Bảng điểm mới nhất do Phòng Đào tạo cấp. | Sinh viên liên hệ đơn vị quản lý đào tạo xin. |
Các biểu mẫu khác:
- Mẫu 19-KNĐ - Giấy giới thiệu Đảng viên đi thẩm tra lý lịch
- Mẫu 20-KNĐ - Phiếu thẩm tra lý lịch (trang 1) kèm theo Phiếu nhận xét Lý lịch của người xin vào Đảng (trang 2).
- Hướng dẫn khai lý lịch theo Mẫu 2 - KNĐ
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1- Bồi dưỡng nhận thức về ĐảngNgười vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2- Đơn xin vào ĐảngNgười vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3- Lý lịch của người vào Đảnga) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảnga) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).b) Nội dung thẩm tra- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.c) Phương pháp thẩm tra- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên- Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.- Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng. + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục "Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng..." ở phần cuối bản "Lý lịch của người xin vào Đảng". Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.
3.5- Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trúChi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.3.6- Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảnga) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.Ở những nơi có đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở.c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp.Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp.
3.7- Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viêna) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu.Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đương nhiệm đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.Đối với các đảng ủy, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản đề nghị để Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
3.8- Tổ chức lễ kết nạp đảng viêna) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm"; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác-Lênin (ở giữa) tiêu đề: "Lễ kết nạp đảng viên".c) Chương trình buổi lễ kết nạp- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
3.9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới. Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.
b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến. Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.- Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì cấp ủy có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền: + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền đã ra quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý để người vào Đảng chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.- Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến.
3.10- Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị chuyển công tác đến nơi làm việc hoặc nơi cư trú mới Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến nơi làm việc hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.
Một số vấn đề cần lưu ý:- Theo quy định của Đảng ủy Trường ĐHCT thì người xin vào đảng phải có trình độ văn hóa là 12/12 hoặc tương đương.- Theo Điều lệ đảng: "Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu". Để Ban Chấp hành đoàn cơ sở có căn cứ giới thiệu thì Chi đoàn phải ra Nghị quyết đề nghị giới thiệu (Mẫu 4_1-KNĐ).- Về việc lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Theo quy định "Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên": + Nếu người xin vào đảng vừa là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vừa là Công đoàn viên thì phải lấy ý kiến của đại diện cả hai tổ chức trên. + Nếu người xin vào đảng là Công đoàn viên và đã hết tuổi Đoàn thì chỉ xin ý kiến của đại diện Công đoàn.- Trình tự thực hiện các thủ tục hồ sơ: Theo đúng các bước trong mục 3.
4. Sau khi kết nạp- Chi ủy ghi ngày tổ chức lễ kết nạp vào Quyết định kết nạp, ký tên và gởi cho Văn phòng Đảng ủy Trường để lưu vào hồ sơ của đảng viên.- Đảng viên viết Lý lịch đảng viên (theo Mẫu 1-HSĐV) và Phiếu đảng viên (theo Mẫu 2-HSĐV), cả 2 mẫu này do cơ sở đảng nhận tại Văn phòng Đảng ủy Trường để phát cho đảng viên. Sau khi đảng viên viết xong, Chi ủy và cấp ủy cơ sở xác nhận vào Phiếu đảng viên, cấp ủy cơ sở chứng nhận vào Lý lịch đảng viên, gởi Lý lịch đảng viên và Phiếu đảng viên cho Văn phòng Đảng ủy để cập nhật cơ sở dữ liệu và lưu vào hồ sơ đảng viên.
Lưu ý:
- Việc viết Lý lịch Đảng viên có khác so với Lý lịch của Người xin vào Đảng, do đó cần đọc kỹ hướng dẫn ở 2 trang bìa trước khi viết lại. Ví dụ: Trong mục khai Ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột: Chỉ khai những người có đặc điểm lịch sử đặc biệt, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với bản thân (cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công với nước, anh hùng, dũng sĩ… hoặc có tội ác, bị cách mạng xử trí…)- Chi ủy cử đảng viên mới học lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp (khi có thông báo mở lớp của Văn phòng Đảng ủy, thông thường vào Quý 4 mỗi năm).- Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh xin liên hệ Văn phòng Đảng ủy Trường (điện thoại 0292 3830 188) hoặc Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2023 Văn phòng Đảng ủy ĐHCT
Từ khóa » Cách Ghi Lý Lịch đảng Viên Mới
-
Hướng Dẫn Viết Lý Lịch Đảng Viên Mới Nhất - LuatVietnam
-
Hướng Dẫn Viết Lý Lịch Đảng Viên Mới Nhất
-
Mẫu Lý Lịch Đảng Viên Của Người Xin Vào Đảng (02-KNĐ) 2022
-
Hướng Dẫn Khai Lý Lịch đảng Viên, Phiếu đảng Viên Và Phiếu Bổ ...
-
HƯỚNG DẪN KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
-
Tổng Hợp 10 Mẫu Lý Lịch Người Xin Vào Đảng Hay Nhất - 123doc
-
[DOC] Hướng Dẫn Khai Và Chứng Nhận Lý Lịch Của Người Xin Vào Đảng ...
-
[DOC] HƯỚNG DẪN KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG (Theo ...
-
Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Quy Trình Xem Xét Kết Nạp Đảng Viên
-
Mẫu Lý Lịch Đảng Viên Mới Nhất Năm 2022 - Luật Nhân Dân
-
Mẫu Lý Lịch Của Người Xin Vào Đảng - Văn Phòng Đảng ủy
-
[DOC] KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI - VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
-
[DOC] Phiếu Bổ Sung Lý Lịch đảng Viên
-
HƯỚNG DẪN VIẾT LÝ LỊCH ĐẢNG VIÊN DÀNH CHO NGƯỜI ...