QUY TRÌNH XỬ LÝ BỆNH GHẺ LỞ TRÊN CÁ LÓC

I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỆNH

- Cá bị ghẻ lở thường do bội nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh. - Cá bị xây xác, nhiễm khuẩn xuất huyết, tạo điều kiện để vi nấm và ký sinh trùng tấn công, gây bệnh ghẻ lở phát triển. - Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, nuôi mật độ cao, nước ao bị ô nhiễm.

Hình 1: Nấm Aphanomyces invadans gây lở loét

II. QUY TRÌNH XỬ LÝ

- Ban đầu xuất hiện các vết loét nhỏ ngoài da, sau đó lan dần rộng hơn và hoại tử vào bên trong thân cá, cá ăn ít hoặc bỏ ăn, làm cá yếu dần và chết. (Hình 2)

Hình 2: Cá bị bệnh ghẻ lở

III. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ GHẺ LỞ TRÊN CÁ LÓC

- Ngày 1: Cắt mồi, xử lý DE AGA (8h, 1L/1.000m3 nước) + PRONAZOL (9h, 1L/1.000m3 nước) khuẩn, nấm gây bệnh trong ao. - Ngày 2, 3, 4, 5: Cho ăn VB-ANTIDIA + VB-RIDO (1Kg/10-12 tấn cá) diệt khuẩn gây bệnh trong cơ thể và hạn chế lây lan trong đàn cá. - Ngày 6: + Cho ăn BIO-X pro + LIVERMIN pro (1L/10-15 tấn cá) phục hồi tổn thương đường ruột và giải độc gan sau điều trị. + Xử lý lại PRONAZOL (1L/5.000m3 nước) diệt nấm, vi khuẩn sau khi ăn kháng sinh. - Ngày 7: Cho ăn BIO-X pro + LIVERMIN pro (1L/10-15 tấn cá) phục hồi tổn thương đường ruột và giải độc gan sau điều trị.

* Lưu ý: - Trường hợp có nội ký sinh nên kết hợp cho ăn VB-PRAZI chung với kháng sinh trong 2 ngày đầu để tăng hiệu quả điều trị. - Nên giảm 30-50% lượng thức ăn so với bình thường.

Từ khóa » Cá Cảnh Bị Ghẻ