Quy Trình Xử Lý Nước Hồ Bơi đạt Chuẩn Bể Bơi Sạch - Toàn Á

Tổng quan về xử lý nước hồ bơi

Xử lý nước hồ bơi là gì?

Xử lý nước hồ bơi là một trong những công việc vô cùng quan trọng và cần thiết khi duy trì quá trình hoạt động của bể. Bởi nó sẽ giúp loại bỏ hết các thành phần ô nhiễm trong nước hồ. Nhờ đó, giúp cho cho chất lượng nước trở nên sạch sẽ an toàn hơn với người bơi.

Lợi ích khi xử lý bể bơi

Có rất nhiều lợi ích trong việc xử lý nước hồ bơi. Cụ thể như sau:

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Nâng cao tuổi thọ của các thiết bị trong bể.
  • Bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.

Xử lý nước hồ bơi

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con người khi sử dụng bể bơi thì việc xử lý nguồn nước để đảm bảo sự sạch sẽ và an toàn là điều cực kỳ cần thiết. Hơn thế nữa, với công nghệ lọc nước tiên tiến như hiện nay, cách xử lý không còn tốn kém quá nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí.

Vì vậy, chủ hồ bơi hoàn toàn có thể tiến hành công việc này để giữ cho nước hồ sạch sẽ mà không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Quy trình xử lý nước hồ bơi hiện đại nhất hiện nay

Công nghệ xử lý nước hồ bơi thường được áp dụng nhiều nhất vẫn là xác định chính xác tình trạng nước trong bể. Để rồi từ đây có những phương án cụ thể nhất

Kiểm tra và duy trì nồng độ pH - Clo trong bể

Trước khi tiến hành làm sạch nước hồ bơi, việc đảm bảo cho nồng độ pH của nước trong hồ khá quan trọng. Bởi chỉ khi nước hồ có độ pH dao động từ 7,2 - 7,6 và độ kiềm khoảng 80 - 120 ppm thì các hóa chất sử dụng để làm sạch nước mới có thể phát huy được công dụng tối đa.

Quy trình xử lý nước bể bơi

Để kiểm tra được nồng độ pH trong hồ, bạn có thể sử dụng máy đo chuyên nghiệp hoặc bộ kit test nước. Cách làm cụ thể như sau:

  • Bước 1: Lấy nước hồ vào trong ống nghiệm. Không nên lấy nước ở trên bề mặt mà nên sử dụng nước có độ sâu khoảng 40cm để cho kết quả tốt nhất.
  • Bước 2: Đối với ống nghiệm kiểm tra độ PH, cho vào trong khoảng 2 - 3 giọt dung dịch phenol. Với ống nghiệm kiểm tra Clo, cho vào 2 - 3 giọt dung dịch OTO.
  • Bước 3: Tiến hành đậy kín nắp ống nghiệm và lắc đều trước khi đọc kết quả.

Sử dụng hóa chất để xử lý nước bể bơi

Sau khi kiểm tra nồng độ pH và Clo trong bể bơi thông minh, tùy thuộc vào tình trạng nước bể mà bạn có thể sử dụng loại hóa chất xử lý sao cho phù hợp nhất.

Trên thị trường hiện nay có 4 nhóm hóa chất được dùng khá phổ biến trong quy trình xử lý nước hồ bơi như sau:

Nhóm 1: Nhóm hóa chất dùng để khử trùng

Nhóm này gồm có các chất sau: Chlorine dạng bột, Clo dạng viên…

Mục tiêu chính khi sử dụng hóa chất khử trùng nước là loại bỏ vi trùng, vi khuẩn có trong nước bể bơi. Những loại vi sinh vật này sinh sôi và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như bụi bẩn, mồ hôi và các chất bẩn bám trên cơ thể người bơi… Nếu không được xử lý sẽ gây ra rất nhiều các căn bệnh nguy hiểm cho con người.

Nhóm hóa chất dùng để khử trùng bể bơi

  • Đối với những bể thường xuyên sử dụng, bạn cần phải sử dụng khoảng 2g - 3g Chlorine dạng bột/m3 nước.
  • Với bể bơi gia đình hoặc bể có ít người dùng và không thường xuyên sử dụng thì có thể giảm lượng bột Chlorine khi xử lý nước.
  • Với bể hoạt động kinh doanh,công cộng thì nên tăng thêm liều lượng để đảm bảo hiệu quả khử trùng cho nước.

Nhóm 2: Nhóm hóa chất điều chỉnh pH cho nước

Nhóm này bao gồm các chất có khả năng cân bằng nồng độ pH của nước bao gồm: NaCLO, pH, pH-, Soda ash…

Khi đo nồng độ pH trong bể, cần phải kết hợp với quá trình đánh giá độ kiềm của nước. Bởi kiềm có vai trò như một chất đệm cho pH. Độ pH của nước hồ bơi rất nhạy cảm và dễ bị thay đổi khi nồng độ kiềm thấp hơn hoặc vượt quá tiêu chuẩn. Chính vì lý do đó, để đo được nồng độ PH một cách chính xác nhất thì độ kiềm phải giữ được ở mức 80 - 120ppm.

Nhóm hóa chất điều chỉnh pH cho nước

Độ pH tiêu chuẩn của nước hồ bơi dao động từ 7.2 - 7.6. Nếu nồng độ này thấp hơn hoặc vượt quá với tiêu chuẩn thì cần phải tiến hành xử lý, cụ thể như sau:

  1. Muốn tăng độ pH trong nước hồ bơi: Bạn có thể sử dụng hóa chất pH+ với tỷ lệ khoảng 1kg/100m3. Khi đó, độ pH của nước sẽ tăng lên khoảng 0,2. Khi đó, tùy thuộc vào nồng độ pH trong bể mà bạn có thể tính toán và cho vào lượng hóa chất phù hợp.
  2. Muốn giảm độ pH trong nước hồ bơi: Sử dụng hóa chất pH- với liều lượng 1kg/100m3. Khi đó, nồng độ pH sẽ giảm khoảng 0,1 độ. Tùy vào nồng độ pH trong bể mà bạn sử dụng lượng hóa chất sao cho phù hợp nhất.

Lưu ý:

Trong quá trình xử lý nồng độ pH trong nước hồ bơi, cần phải chia nhỏ số lượng hóa chất để thêm vào nhiều lần. Điều này sẽ giúp cho nước không bị sốc hoặc mất cân bằng. Đồng thời, sau khi đã thêm hóa chất vào bể thì bạn cần phải đợi ít nhất 6 tiếng mới cho người xuống bơi.

Nhóm 3: Nhóm trợ lắng và làm trong nước hồ bơi

Nhóm hóa chất này bao gồm các chất như sau: Trợ lắng Flocculant, PAC, PAM và chất kết lắng dạng bột.

Muốn loại bỏ nhanh chóng các tạp chất, chất bẩn lơ lửng trong nước cần phải sử dụng hóa chất trợ lắng. Với phương pháp xử lý nước hồ bơi này, chất bẩn sẽ nhanh chóng bị lắng hết xuống phía đáy bể và bạn chỉ cần sử dụng thiết bị chuyên dụng để xử lý hết phần cặn bẩn đó là có thể trả về cho hồ nước sự trong sạch và an toàn.

Nhóm trợ lắng và làm trong nước hồ bơi

Để thực hiện quá trình trợ lắng cho nước bể, bạn cần phải đảm bảo rằng nước hồ đang trong trạng thái yên tĩnh. Tuyệt đối không quấy động hoặc sử dụng hệ thống lọc nước khi đang tiến hành công việc này.

Hiện nay, hóa chất trợ lắng được sử dụng phổ biến nhất là PAC với tỷ lệ 2kg/100m3 nước/ lần. Sau khi cho hóa chất vào nước khoảng 6 tiếng thì có thể tiến hành vệ sinh đáy bể để hút chất bẩn ra khỏi hồ bơi.

Nhóm 4: Nhóm hóa chất diệt rêu tảo

Để diệt rêu tảo, người ta thường sử dụng các hóa chất như: Đồng bột (CuSO4), đồng ngậm nước. Hai loại hóa chất kể trên có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo. Đồng thời, tiêu diệt chúng và trả lại sự trong lành cho nước trong hồ.

Xử lý nước bể bơi

Theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng hóa chất này mỗi tháng 1 lần với tỷ lệ 1 lít CuSO4 / 10m3 nước. Trong quá trình xử lý cần lưu ý: đồng CuSO4 phản ứng với Clo. Vì vậy, cần phải đổ hóa chất ở phía trước cửa vòi xả.

Tiến hành lọc tuần hoàn bằng hệ thống lọc

Sau khi đã xử lý các vấn đề tồn tại trong nước hồ bơi, cần phải tiến hành lọc hàng ngày để đảm bảo cho nước luôn được sạch sẽ và an toàn. Trên thị trường hiện nay, có hai hình thức lọc nước bể bơi được áp dụng phổ biến nhất là lọc theo đường ống và máy lọc thông minh.

Tiến hành lọc tuần hoàn bằng hệ thống lọc

Phương pháp lọc theo đường ống bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là máy bơm và bình lọc cát. Trong đó, bình lọc cát có 6 van chức năng giúp bạn điều khiển quá trình lọc một cách hiệu quả nhất như sau:

  • Lọc nước.
  • Rửa ngược.
  • Rửa đường ống.
  • Xả thải.
  • Tuần hoàn nước.
  • Đóng van.

Cứ sau khoảng 4 - 8h hoạt động cần phải cho nước chạy qua hệ thống lọc tuần hoàn 1 lần. Thời gian lọc không nên quá ngắn để cho hệ thống vận hành trơn tru và chất lượng nước được nâng cao.

Một số lưu ý khi xử lý nước hồ bơi

Mỗi loại hóa chất xử lý nước bể bơi đều có những quy tắc sử dụng riêng biệt. Vì vậy, để chúng phát huy được tối đa công dụng và hạn chế các tác dụng phụ, cần đặc biệt tuân thủ đầy đủ quy định về liều lượng cũng như hướng dẫn sử dụng đối với các loại hóa chất.

Trong quy trình xử lý, kỹ thuật viên cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Nếu muốn kết hợp các hóa chất với nhau trong hệ thống xử lý nước hồ bơi. Cần phải nắm rõ công dụng, phản ứng hóa học của chúng. Tuyệt đối không nên trộn chung hoặc sử dụng nhiều loại hóa chất cùng 1 lúc. Sau khi đã được xử lý xong cần phải đợi ít nhất từ 3 - 6 tiếng mới cho sử dụng lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bơi.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quý vị. Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0913.543.469 hoặc đến trực tiếp theo đia chỉ: L7-39 Khu Đô thị Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

Từ khóa » Bơi Dat