Quy Trình Xử Lý Nước Thải Ngành Bia - Dự án Việt
Có thể bạn quan tâm
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy theo mương dẫn tự chảy về hệ thống xử lý tập trung. Nước thải bắt đầu chảy qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tự chảy vào hầm bơm tiếp nhận và tiếp tục được bơm qua lưới chắn rác tinh. Lưới chắn rác tinh có nhiệm vụ giữ lại các bã malt, cặn lơ lưởng trong nước.
Tiếp theo, nước thải chảy vào bể điều hòa, trong bể có hệ khuấy bằng đĩa thổi khí tránh các hạt lơ lửng lắng xuống, tránh sinh mùi hôi, đồng thời giúp nước thải được ổn định lưu lượng, tải lượng và dòng chảy.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể UASB, giá trị pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7 - 7,5. Nước thải ra khỏi bể điều hòa có pH thấp nên trước khi vào bể UASB nước thải sẽ được nâng cao pH lên = 7, nhờ thiết bị đầu dò pH nối với tủ điều khiển hoạt động của bơm dung dịch NaOH. Sau khi qua thiết bị trộn tĩnh dung dịch NaOH được trộn đều trước khi vào bể UASB. Tại bể UASB dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại vùng phản ứng kị khí. Nước trong ra khỏi bể UASB được chảy tràn qua bể Anoxic thông qua máng thu nước.
Nước thải sau khi giảm được COD, BOD từ bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn sang bể sinh học thiếu ký. Tại bể thiếu khí, các chủng vi sinh thiếu khí hoạt động phân giải các chất ô nhiễm, làm giảm BOD, COD, N, P.
Tại bể Aerotank, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bể được thực hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và một phần tổng hợp thành tế bào vi sinh vật mới. Kết quả là nước thải được làm sạch. Hỗn hợp bùn, nước trong bể Aerotank được dẫn sang bể lắng bậc II theo nguyên tắc tự chảy.
Ở bể lắng bậc II sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ lửng trong nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aerotank, phần còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.
Bùn tạo ra từ bể lắng II sẽ được bơm về bể chứa bùn sau đó được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm bớt độ ẩm và thể tích bùn, sau đó tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được dẫn về hố gom để được tiếp tục làm sạch.
Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước đạt tiêu chuẩn thải sẽ được đổ vào cống thoát nước chung của khu vực.
Từ khóa » Thuyết Minh Bể Uasb
-
Bể UASB Xử Lý Nước Thải Bể Phốt Hiệu Quả - Tiết Kiệm
-
BỂ UASB - XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHỆ KỴ KHÍ
-
Bài Thuyết Trình: Các đặc điểm Chính Của Bể UASB - TaiLieu.VN
-
Bài Thuyết Trình: Các đặc điểm Chính Của Bể UASB - Tài Liệu Text
-
Bể UASB Là Gì? Cấu Tạo & Vận Hành UASB Trong Xử Lý Nước Thải
-
Bể UASB, Bể Sinh Học Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải
-
Bể Lọc Ngược Qua Tầng Bùn Kỵ Khí (bể UASB) - Westerntech Việt Nam
-
Bài Thuyết Trình: Các đặc điểm Chính Của Bể UASB - Tài Liệu Mới
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Kỵ Khí
-
Bể UASB Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động - Xử Lý Chất Thải
-
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Có Nồng độ ô Nhiễm Cao - Đại Nam
-
XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
-
Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Bằng Công Nghệ Tiên Tiến, Hiện đại
-
Xử Lý Nước Thải Mía đường | Công Ty Môi Trường Xuyên Việt