Quỹ Tương Hỗ Là Gì ? Toàn Tập Kiến Thức Về Quỹ Tương Hỗ | Kim Dũng

Bất kỳ một công ty nào muốn mở rộng quy mô hoạt động đều cần phải có nguồn vốn. Hiện nay, có nhiều hình thức để doanh nghiệp huy động vốn. Quỹ tương hỗ ra đời đã mở thêm cơ hội cho nhà đầu tư. Đồng thời các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ dễ dàng huy động vốn hơn nhờ vào cơ chế tái đầu tư của loại quỹ này. Vậy quỹ tương hỗ là gì? Cần lưu ý gì khi đầu tư vào quỹ tương hỗ?

Xem thêm

  • Lạm phát là gì? Toàn tập thông tin về lạm phát
  • Dòng tiền ( CF ) là gì? Toàn tập kiến thức về Dòng tiền ( CF )
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận gộp

Quỹ tương hỗ là gì? 

Quỹ tương hỗ ( mutual fund ) hiểu đơn giản là một mô hình đầu tư tập thể. Theo đó, nguồn vốn mà quỹ nắm giữ thường huy động từ công chúng. Sau đó, số vốn này sẽ được tái đầu tư vào việc thu mua trái phiếu, chứng khoán.

Quỹ tương hỗ là gì? 

Như vậy, giá trị quỹ sẽ lên xuống dựa vào giá trị của các mã cổ phiếu, trái phiếu trong từng thời điểm. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần theo dõi báo cáo sát sao tình hình tài chính của từng mã chứng khoán khi đầu tư vào các công ty hoạt động theo mô hình quỹ như vậy.

Một công ty quỹ có thể cùng lúc nắm giữ hàng trăm mã cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ cho công ty bảo đảm nguồn vốn với mức chi phí rẻ. Ngoài ra nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro trong trường mã cổ phiếu mà công ty quỹ đã rót vốn vào bị rớt giá.

Chẳng hạn như khi tự mình đầu tư vào mã cổ phiếu của Tesla, bạn chắc chắn phải chịu toàn bộ khoản lỗ nếu mã cổ phiếu này bị mất giá. Tuy nhiên nếu lựa chọn đầu tư vào quỹ tương hỗ, thiệt hại sẽ giảm đi đáng kể. Bởi cổ phiếu Tesla không phải là toàn bộ hạng mục đầu tư của công ty mà nó chỉ giữ một tỷ lệ phần trăm nhỏ nào đó.

Những loại phí phân bổ trong mô hình quỹ tương hỗ 

Chi phí cần trả trong mô hình mutual fund gồm phí cho khâu tiếp thị, phân chia cổ phần đến cổ đông và một vài loại phí dịch vụ khác. Các loại phí này sẽ phản ánh chính xác quỹ tương hỗ là gì.

Trong mô hình quỹ tương hỗ bao gồm khá nhiều loại phí 

Chi phí bán hàng 

Đây được xem như một phần hoa hồng cần trả cho bên môi giới. Chi phí bán hàng chỉ là một phần trong tổng số vốn huy động từ công chúng, tương ứng với giá trị ròng cộng với phí bán hàng trên từng cổ phiếu. Cổ đông chính là người phải trả khoản phí này và được trừ vào chính số tiền đầu tư.

Phí gánh nặng phía sau 

Ở một vài quỹ tương hỗ có thể tính thêm cả phí gánh nặng phía sau. Loại phí này cũng được chi trả bởi chính cổ đông nhưng lại trừ dần vào số tiền thu về khi mua lại.

Phí 12b-1

Đây là loại phí hàng năm sử dụng để bù đắp cho đội ngũ nhà phân phối cổ phiếu khi cung cấp dịch vụ đến các cổ đông khác trong quỹ. Người ta còn gọi loại phí này với thuật ngữ 12b-1. Khi thanh toán phí 12b-1 cũng đồng nghĩa giá trị tài sản ròng đã giảm xuống.

Phí quản lý 

Loại phí này sẽ được trả cho đội ngũ nhân sự quản lý quỹ hoặc người tài trợ cho quỹ. Ngoài ra người  cung cấp dịch vụ tư vấn hay bên cho phép sử dụng thương hiệu cũng có thể được trả phí quản lý. 

Phí quản lý luôn có giới hạn nhất định có nghĩa khi tài sản tăng thì phí sẽ giảm xuống. Người đưa ra mức phí quản lý chính là giám đốc dự án. Sau đó cổ đông lại tham gia biểu quyết khi phí quản lý được điều chỉnh tăng hoặc giảm. Thế nhưng người quản lý hay nhà tài trợ quỹ cũng có quyền phủ quyết toàn bộ hay chí ít là một phần phí quản lý nhằm giảm chi phí vận hành quỹ.

Phí nghiệp vụ cổ đông 

Cổ đông cũng có quyền yêu cầu lệ phí đối với một số nghiệp vụ quản lý đặc thù. Chẳng hạn, một quỹ đầu tư sẽ đưa ra khoản phí thường niên nhằm duy trì tài khoản hưu trí cho nhà đầu tư.

“Phí nghiệp vụ cổ đông” sẽ không tính trong phần tỷ lệ chi phí. Một vài quỹ thường mua lại “phí nghiệp vụ cổ đông” khi nhà đầu tư bán cổ phần ra công chúng trong vòng 90 ngày đổ lại.

Một số loại phí cơ bản khác 

Bên cạnh 5 loại phí cơ bản kể trên, mỗi quỹ tương hỗ còn áp dụng các loại phí bổ sung khác. Chẳng hạn như:

  • Phí lưu ký 
  • Phí cho khâu pháp lý và kiểm toán 
  • Phí truyền thông đến đội ngũ cổ đông 
  • Phí cho mảng nghiệp vụ kế toán 
  • Phí chi đội người ủy thác 

Hệ thống lớp cổ phần trong quỹ tương hỗ 

Bạn sẽ chưa thể hiểu “quỹ tương hỗ là gì” nếu chưa nắm rõ cơ cấu các lớp cổ phần. Theo đó, nhà đầu tư có thể sở hữu cùng lúc nhiều lựa chọn khi tham gia vào mô hình huy động vốn công chúng. Đó là bởi mỗi mutual fund thường bao gồm nhiều lớp cổ phần. Và mỗi lớp cổ phần như vậy lại có mức tài sản ròng, chi phí không hoàn toàn giống nhau. 

Mỗi lớp cổ phần trong quỹ tương hỗ lại thích hợp với từng đối tượng nhà đầu tư 

Hoạt động lớp cổ phần điển hình cho quỹ sẽ được bán đi thông qua bên trung gian môi giới.

  • Lớp cổ phần A: Lớp cổ phần có tính phí gánh nặng và một phần nhỏ dạng phí 12b-1.
  • Lớp cổ phần B: Đây là lớp cổ phần không tính phí gánh nặng nhưng lại phải chịu phí bán hàng. Tuy vậy sau một giai đoạn nắm giữ, lớp cổ phần B có xu hướng dịch chuyển sang lớp cổ phần A.
  • Lớp cổ phần C: Lớp cổ phần có tính phí 12b-1 tương đối cao, phí bán hàng sẽ dừng thu sau từ 1 đến 2 năm. Lớp C không thể chuyển đổi sang lớp A hoặc lớp B.
  • Lớp cổ phần I: Lớp cổ phần I yêu cầu mức đầu tư tối thiểu khá cao, thuộc hàng top trong các lớp cổ phần của mô hình huy động vốn mutual fund.
  • Lớp cổ phần R: Dạng cổ phần này phù hợp với nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khi nghỉ hưu. Lớp C không tính dạng phí gánh nặng đồng thời phí 12b-1 áp tương đối thấp.

Cơ chế hoạt động của quỹ tương hỗ 

Để có cái nhìn chính xác nhất về quỹ tương hỗ, bạn cần tham khảo cơ chế hoạt động của mô hình quỹ này. Dựa vào ý kiến của đội ngũ cố vấn đầu tư và báo cáo phân tích tài chính độc lập của từng doanh nghiệp, công ty chứng khoán sẽ bắt đầu mua cổ phiếu. Cùng lúc, công ty quỹ có thể đặt lệnh mua nhiều mã cổ phiếu, trái phiếu. Nhằm tối ưu hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Mô hình cơ chế hoạt động của các quỹ tương hỗ 

Đội ngũ cố vấn phải là người có kinh nghiệm, am hiểu tường tận về lĩnh vực đầu tư tài chính. Họ còn có nhiệm vụ trong mảng pháp lý khi làm việc với những công ty chứng khoán. Nhằm đảm bảo mức lợi nhuận cao hơn cổ đông tham gia vào quỹ tương hỗ. Trong một vài trường hợp, chuyên viên phân tích lại đồng thời nắm một quỹ tương hỗ khác.

Phần lớn công ty quỹ đều sở hữu đội ngũ nhân sự khá tinh giản. Trong đó hầu hết đội ngũ nhân sự thường là chuyên gia phân tích, kiểm toán, nhà quản lý. Vai trò của người nghiên cứu, phân tích đặc biệt quan trọng. Họ có nhiệm vụ theo dõi sát mọi thay đổi trên thị trường, giá trị ròng tài sản hiện đang nắm giữ của quỹ.

Mặt khác, họ còn phải theo dõi sự biến động của các mã cổ phiếu giao dịch trên các sàn lớn trong ngày. Mỗi công ty quỹ tương hỗ cũng cần có một đội ngũ pháp lý riêng bao gồm một số luật sư. Nhiệm vụ chính của đội ngũ luật sư là đưa ra tư vấn và theo dõi chính sách của chính phủ liên quan đến đầu tư.

Các nhóm quỹ tương hỗ chủ yếu 

Thực tế, quỹ tương hỗ có thẻ phân tách thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong mỗi nhóm quỹ lại được chia thành các loại quỹ khác nhau. Mục đích chính của việc phân loại quỹ là giúp nhà đầu tư hiểu hơn về từng dòng chứng khoán, lợi nhuận có thể thu về. Từ đó, thuyết phục họ mạnh tay rót vốn.

Thực tế, quỹ tương hỗ có thẻ phân tách thành nhiều nhóm riêng lẻ

Quỹ tương hỗ thu nhập cố định

Loại quỹ này có quy mô cực lớn. Hạng mục đầu tư chủ yếu tập trung vào loại tài sản thu về lãi suất định kỳ cố định. Chẳng hạn như trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là một số khoản nợ khác. Các hạng mục đầu tư này luôn thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư.

Quỹ chỉ số 

Quỹ chỉ số phù hợp với nhà đầu tư dám chơi lớn, không ngại rủi ro có khả năng gặp phải. Chiến lược đầu tư không dựa trên tính toán theo quy trình quen thuộc mà chủ yếu dựa vào tin đồn trên thị trường, niềm tin của người rót vốn.

Phần lớn bảng chỉ số đều xây dựng bởi các công ty lớn, sở hữu số vốn ở mức trung bình. Bên cạnh đó là hệ thống chỉ số thị trường trái phiếu và các chỉ số toàn cầu khác. So với quỹ tương hỗ cố định, quỹ chỉ số có phần mạo hiểm hơn.

Một số loại quỹ tương hỗ khác 

Ngoài quỹ tương hỗ cố định hay quỹ chỉ số, nhà đầu tư vấn còn vô số lựa chọn khác khi tham gia vào hình thức huy động vốn công chúng. Một vài loại quỹ tương hỗ phổ biến mà nhà đầu tư có thể tham khảo phải kể đến như:

  • Quỹ thị trường quốc tế 
  • Quỹ tương hỗ ngành 
  • Quỹ tương hỗ cổ phần 
  • Quỹ tương hỗ mua cổ phần từ những quỹ khác
  • Quỹ giao dịch trao đổi 
  • Quỹ tín thác cho đơn vị đầu tư 

Nhìn chung quỹ tương hỗ sẽ được phân chia thành ba nhóm chính dựa theo số vốn nắm giữ. Bao gồm quỹ có số vốn nhỏ, trung bình và lớn. Tiếp theo, chúng lại phân loại dựa theo tốc độ tăng trưởng, tổng giá trị và lợi nhuận thu về. Tương tự với cổ phiếu (cổ phiếu quốc tế, cổ phiếu nước ngoài), chúng đều nằm trong tầm ngắm đầu tư của các quỹ tương hỗ.

Trong đó dạng quỹ trái phiếu sẽ phân chia theo thời hạn trái phiếu (loại ngắn hạn, trung hạn và loại dài hạn). Tiếp đến các loại quỹ này tiếp tục được chia nhỏ hơn nữa. Phổ biến nhất là quỹ trái phiếu doanh nghiệp hoặc tín phiếu thuộc kho bạc của Mỹ.

Phần lớn quỹ tương hỗ đều có thể mua lại, chẳng hạn như quỹ chỉ số. Như vậy, đội ngũ quản lý hạng mục đầu tư không chủ động trong việc mua hoặc bán cổ phiếu. Thực chất, họ chỉ đóng vai trò liên kết với bên nắm giữ chỉ số tiêu chuẩn, chẳng hạn như S&P 500. Nếu là người mới tham gia vào đầu tư quỹ, bạn nên khởi đầu với quỹ chỉ số S&P 500.

Làm sao để bắt đầu tham gia vào các quỹ tương hỗ?

Tham gia vào các quỹ tương hỗ giúp nhà đầu tư giảm được khá nhiều rủi ro so với việc đầu tư độc lập. Tuy nhiên trước khi tham gia vào mô hình quỹ này, bạn cần đề ra mục tiêu rõ ràng, lường trước rủi ro, cách mua và bán.

Đề ra mục tiêu rõ ràng

Nhà đầu tư cần đề ra mục tiêu rõ ràng khi tham gia đầu tư quỹ tương hỗ 

Khi tham gia vào bất kỳ mô hình quỹ tương hỗ nào, bạn cũng cần phải đề ra 3 mục tiêu cơ bản. Bao gồm tăng vốn, tăng thu nhập, dành ra được khoản tiết kiệm sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.

  • Tăng vốn: Đầu tư vào mô hình tương hỗ hiệu quả là khi giá vốn phải tăng so với ban đầu. Nếu số vốn ban đầu giảm có nghĩa việc đầu tư của bạn đang kém hiệu quả.
  • Đem lại nguồn thu nhập: Nguồn thu nhập từ đầu có thể không ổn định nhưng khi chia trung bình cho từng tháng phải đạt mục tiêu đã đề ra.
  • Thu về khoản tiết kiệm sau khi hoàn thuế: Đầu tư vào mô hình quỹ tương hỗ cũng cần phải nộp thuế. Bạn được xem là đã đầu tư hiệu quả khi dành ra được khoản tiết kiệm sau khi đã hoàn thuế.

Lường trước các rủi ro 

Đã quyết định rót vốn vào các quỹ tương hỗ, bạn nên xem đó như một khoản đầu tư dài hạn. Từ quỹ tương hỗ lại để ra mục tiêu và triển khai chiến lược theo cách khác nhau. Thậm chí có những quỹ đầu tư còn áp dụng chiến lược đi ngược thị trường mang tính rủi ro. Có thể trong ngắn hạn khoản đầu tư chưa đem về lợi nhuận ngay. Thế nhưng trong dài hạn, nguồn vốn của bạn vẫn được bảo toàn và sinh lời.

Mô hình quỹ tương hỗ vẫn tồn tại rủi ro nhưng sẽ không khiến nhà đầu tư thiệt hại lớn như khi đầu tư riêng lẻ 

Theo như các chuyên gia tài chính, nhà đầu tư cần xác định rủi ro trước khi quan tâm đến lợi nhuận. Chẳng hạn như mục tiêu tham gia quỹ của bạn là kiếm thêm tiền dành cho cuộc sống về hưu, quỹ thu nhập cố định sẽ là phù hợp nhất.

Quỹ tương hỗ không phải lúc nào cũng đủ sức vượt qua chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, hệ số beta rủi ro lại luôn nằm ở ngưỡng an toàn. Đương nhiên nếu muốn số vốn đầu tư luôn được bảo toàn, nhà đầu tư cần chấp rằng lợi nhuận sẽ hiếm khi tăng trưởng đột biến mà sẽ thiên về sự ổn định.

Cách mua và bán 

Tại mỗi thị trường chứng khoán đều tồn tại vô số các quỹ huy động vốn từ công chúng. Phần lớn trong số này đều đã được mua qua một công ty chuyên về quản lý quỹ tương hỗ hoặc một ngân hàng, công ty môi giới tài chính nào đó.

Tại mỗi thị trường chứng khoán đều tồn tại vô số các quỹ huy động vốn từ công chúng

Tỷ lệ chia phần trăm hoa hồng của quỹ tương hỗ còn phụ thuộc vào công ty chủ quản và phương thức hoạt động của quỹ đó. Một quỹ tương hỗ thường thu phí trên các cổ phiếu được thu mua. Quỹ không thu phí hoa hồng hoặc bất kỳ dạng phí bán hàng nào cả. Có điều chi phí quản lý sẽ tương đối cao.

Nhà đầu tư hiện đã có mua hoa tặng bán quỹ tương hỗ trên môi trường internet. Bạn nên tìm hiểu qua Bạch quỹ. Đây giống như một combo thông tin về chi phí tổng hợp, mục tiêu và tình hình hoạt động. Bạn cần xem xét đối chiếu từng hạng mục trong Bạch quỹ.

Điều quan trọng khi tham gia vào một mô hình quỹ tương hỗ nào đó là bạn cần tìm rõ bên môi giới và tính minh bạch trong quản lý quỹ. Đội ngũ cố vấn đầu tư đóng vai trò đầu não và quyết định lớn đến tính thành bại của từng hạng mục đầu tư. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ profile của đội ngũ nhân sự quan trọng này.

Nguồn lợi nhuận khi tham gia mô hình quỹ tương hỗ 

Nhà đầu tư tham gia quỹ tương hỗ được phân chia lợi nhuận minh bạch từ quá trình phân chia cổ phiếu, lãi suất trái phiếu 

Khi tham gia vào mô hình quỹ tương hỗ, nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận từ nguồn chủ yếu. 

  • Nguồn lợi nhuận số 1: Lợi nhuận dễ nhìn thấy nhất là từ quá trình phân chia cổ phiếu và lãi suất từ nguồn trái phiếu. Nhà đầu tư sẽ được chi trả toàn bộ nguồn thu trên định kỳ hàng năm dưới dạng phân chia cổ tức.
  • Nguồn lợi nhuận số 2: Trong trường hợp thị trường chứng khoán tăng giá các mã cổ phiếu bán đi thu về lợi nhuận cao, nhà đầu tư đương nhiên sẽ được chia lãi. Tỷ lệ phân chia lãi phụ thuộc vào số vốn bạn đã góp.
  • Nguồn lợi nhuận số 3: Khi bán đi chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cũng có thể thu về lợi nhuận từ khoản chênh lệch. Đó là trong trường hợp công ty quản lý quỹ không bán chứng chỉ quỹ ra thị trường bên ngoài nhưng chủ đầu tư nắm giữ lại quyết định bán.

Như vậy nếu như giá cổ phiếu hay thị trường chứng khoán đi xuống, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận thấp hơn, thậm chí là ở mức âm. Tuy nhiên, mức thua lỗ sẽ không cao như khi bạn đầu tư độc lập. Bởi mỗi quỹ tương hỗ thường đầu tư cùng lúc vào nhiều mã cổ phiếu. Và không phải lúc nào tất cả các mã cũng đồng loạt giảm. Có thể mã này giảm nhưng mã kia lại tăng giảm rủi ro cho bên rót vốn.

Tổng kết 

Quỹ tương hỗ ra đời từ những năm 1770 tại Châu Âu. Đến nay mô hình quỹ kêu gọi vốn công chúng này đã lan ra thị trường toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán. Khi tham gia vào “mô hình mutual fund” nhà đầu tư sẽ giảm thiểu được rủi ro từ biến động thị trường. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết của Dũng, bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa quỹ tương hỗ là gì!

Từ khóa » Các Loại Quỹ Tương Hỗ ở Việt Nam