Quyền Lợi Của Vợ Khi Ly Hôn - [Cập Nhật 07/2022] - Luật Quang Huy

Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

GỌI YÊU CẦU BÁO GIÁ CHI TIẾT

Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.630

Hiện nay, thực trạng vợ chồng ly hôn đang xảy ra khá phổ biến.

Khi ly hôn, không chỉ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng mà còn đặt ra vấn đề đảm bảo các quyền lợi về tài sản hay con cái khi ly hôn và đời sống của người phụ nữ sau ly hôn.

Không phải ai cũng hiểu rằng, người phụ nữ khi ly dị chồng thường gặp khó khăn hơn đàn ông trong việc tìm kiếm một cuộc sống mới và phải chịu những thiệt thòi như thế nào.

Vì vậy, với bài viết này, Luật Quang Huy chỉ ra đầy đủ các quyền lợi của vợ khi ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay.

Tổng quan về bài viết

Toggle
  • 1. Quyền được ly hôn
  • 2. Được giành quyền nuôi con
  • 3. Quyền được chia tài sản khi ly hôn
  • 4. Quyền lưu cư sau khi ly hôn
  • 5. Quyền được cấp dưỡng sau khi ly hôn
  • 6. Căn cứ pháp lý

1. Quyền được ly hôn

Theo như quy định Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Trong quá trình hôn nhân, việc hạn chế quyền ly hôn không đặt ra với người vợ.

Ở bất kỳ thời điểm nào khi nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của bản thân và con cái, người vợ có quyền yêu cầu ly hôn.

Ngay trong quá trình mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu có căn cứ ly hôn theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hay về việc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì người vợ được quyền yêu cầu ly hôn bao gồm:

Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng

Tuy nhiên tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đối chiếu với quy định trên đã đặt ra một vài trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng.

Khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn với vợ mình.

Dựa trên quy định này, pháp luật mong muốn bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em là những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhằm đảm bảo đời sống của họ trong những giai đoạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Như vậy, có thể thấy rằng, quyền ly hôn của người vợ được ưu tiên và linh hoạt hơn so với người chồng khi có căn cứ yêu cầu ly hôn.

2. Được giành quyền nuôi con

Theo Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Phụ nữ khi ly hôn có quyền được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Nếu con đã trên 36 tháng tuổi thì vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Trong trường hợp vợ chồng không đi đến thỏa thuận cuối cùng thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với bố hay với mẹ.

Tòa án căn cứ các yếu tố như điều kiện vật chất (như ăn ở, điều kiện học tập tốt, thu nhập của bạn đủ chi trả đời sống,…) và kết hợp điều kiện về tinh thần (như môi trường sống xung quanh, thói quen, nhân cách đạo đức và trình độ học vấn …) xem xét đứa trẻ sống với người nào sẽ phát triển tốt hơn và không ảnh hưởng đến tâm sinh lý đứa trẻ nhất để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng.

Nếu các điều kiện của người vợ tốt hơn thì người vợ sẽ được quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Đặc biệt, với vấn đề giành nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được trao quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc giữa cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quyền lợi của vợ khi ly hôn
Quyền lợi của vợ khi ly hôn

3. Quyền được chia tài sản khi ly hôn

Căn cứ Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Theo nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn, nếu tài sản của người vợ được xác định là tài sản riêng, thì khi ly hôn tài sản này sẽ không phải chia mà thuộc quyền sở hữu riêng của người vợ.

Đối với việc chia tài sản chung khi ly hôn pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc phân chia tài sản chung.

Vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về toàn bộ tài sản chung vợ chồng.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể quyền yêu cầu Tòa án phân chia khối tài sản chung khi ly hôn.

Đối với trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo luật định mà không thể thỏa thuận về phương án chia tài sản thì về nguyên tắc, tài sản chung được chia đôi cho mỗi bên vợ chồng.

Nhưng không phải trong mọi trường hợp đều áp dụng nguyên tắc chia đôi.

Tòa án phải tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ phân chia tài sản như:

Công sức đóng góp của vợ, chồng trong quá trình duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng;

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ và chồng;

Việc chia tài sản chung vợ chồng phải bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để sau khi ly hôn các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và đảm bảo cuộc sống; yếu tố lỗi của mỗi bên vợ chồng khi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn tới việc hôn nhân trầm trọng, vợ chồng phải ly hôn.

Khi giải quyết chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xem xét đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân mình.

Như vây, quyền lợi của người vợ trong khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được bảo đảm khi ly hôn.

4. Quyền lưu cư sau khi ly hôn

Trên cơ sở Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền lưu cư như sau :

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chúng ta biết rằng tâm lý phụ nữ sau ly hôn thường bất ổn và bế tắc.

Họ mất phương hướng và cảm thấy nhạy cảm với mọi thứ xung quanh hơn.

Vì vậy phụ nữ sau ly hôn thường vấp phải nhiều khó khăn trong việc cân bằng lại cuộc sống.

Chỗ ở cũng là một trong những vấn đề mà người phụ nữ lo lắng khi không tiếp tục sống chung với chồng nữa.

Vì thế với quy định tại Điều 63 khi người vợ có khó khăn về chỗ ở sau khi ly hôn thì vẫn được quyền lưu cư tại ngôi nhà đã được sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân mặc dù ngôi nhà này không thuộc sở hữu riêng của người vợ.

5. Quyền được cấp dưỡng sau khi ly hôn

Tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có đặt ra quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn:

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Như vậy, nếu người vợ sau khi ly hôn lâm vào tình trạng khó khăn thì được quyền yêu cầu người chồng cấp dưỡng khi có lý do chính đáng.

Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận căn cứ theo thu nhập và khả năng thực tế của chồng cùng với nhu cầu sống thiết yếu của người vợ trong trường hợp không thỏa thuận được mức cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án can thiệp.

Nếu người chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì vợ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người chồng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật.

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Trên đây là toàn bộ lời tư vấn về vấn quyền lợi của vợ khi ly hôn?

Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này hoặc cần tư vấn ly hôn, cách làm đơn ly dị hay muốn sử dụng dịch vụ ly hôn, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài ly hôn trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:

DỊCH VỤ LY HÔN DỊCH VỤ LY HÔN

Trân trọng./.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Những Quyền Lợi Của Phụ Nữ Khi Ly Hôn