Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? Đối Tượng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Những đối tượng nào được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật tại Việt Nam.
1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.
2. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:
2.1. Đối tượng quyền tác giả
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
2.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được xác lập như sau:
3.1. Quyền tác giả và quyền liên quan
– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
– Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký quyền tác giả trọn gói uy tín
3.2. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
3.3. Quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
Trên đây là nội dung bài viết Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được tư vấn.
Xem thêm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
Từ khóa » Các Loại Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì
-
PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - HUST
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì ? Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì ? Bảo Vệ Quyền SHTT
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Công Ty Luật Việt An
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Luật Việt Tín
-
Sở Hữu Trí Tuệ Bao Gồm Các đối Tượng Nào? - Phan Law Vietnam
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Phạm Law - Luật Phamlaw
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? Đặc điểm, Nội Dung Và đối Tượng?
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - InvestOne Law Firm
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Gồm Những Gì? - Luật Công Chính
-
[PDF] Những điều Chưa Biết Về Sở Hữu Trí Tuệ - WIPO
-
Phân Loại Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Winco
-
[PDF] Dμnh Cho L·nh ®¹o Doanh NghiÖp - Cục Sở Hữu Trí Tuệ
-
[PDF] LUẬT - Cục Sở Hữu Trí Tuệ
-
[PDF] Câu 1. Khái Niệm Tài Sản Trí Tuệ, Quyền Sở Hữu Trí Tuệ? - Amilawfirm