Quyền Trổ Cửa Ra Lối đi Chung? Mở Cổng Ra Ngõ đi Chung?

Hiện nay, giá đất ngày càng cao nhất là đối vói những nơi có nên kinh tế phát triển chính vị vậy mà tranh chấp là điều không thể không sảy ra và đó là một vấn đề rất phức tạp vì nó còn liên quan đến vấn đề tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng, láng giềng. Đối với việc tranh chấp về lối đi chung cũng vậy và khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vẫn phải nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy quyền trổ cửa ra lối đi chung? Mở cổng ra ngõ đi chung? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Bộ luật Đất đai năm 2013

1. Lối đi chung là gì?

Lối hay ngõ đi chung là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Theo quy định của pháp luật tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, quy định này chỉ đặt ra đối với hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản bị vây bọc, buộc phải yêu cầu được sử dụng một phần bất động sản liền kề để đảm bảo sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ; trường hợp bất động sản của hộ gia đình, cá nhân không bị vây bọc bởi các bất động sản của nhà khác, có lối đi ra đường công cộng không được sử dụng một phần bất động sản liền kề để làm lối đi. Trừ trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận khác.

2. Quyền trổ cửa ra lối đi chung? Mở cổng ra ngõ đi chung?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư. Trước đây gia đình tôi có một lối đi riêng bây giờ gia đình họ làm thẻ đỏ và trở thành đường đi chung. Khi trở thành đường đi chung họ mở cửa ngõ ngay trước mặt nhà tôi phía bên trái song song lối đi khoảng chừng 2m trở thành điểm vuông góc, gia đình tôi không cho vì thấy không hợp lý thì gia đình tôi có được quyền đó không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật dân sự năm 2015, chủ sở hữu chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Và mặt dưới mái che trên cửa ra vào quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Điều 175 và Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo thông tin bạn cung cấp, khi trở thành đường đi chung gia đình hàng xóm mở cửa ngõ ngay trước mặt nhà bạn phía bên trái song song lối đi khoảng chừng 2m, trở thành điểm vuông góc gia đình bạn. Pháp luật quy định khi xây dựng nhà ở và các công trình trên đất như trổ cửa ra vào không được vượt quá ranh giới thửa đất, không có một bộ phận nào của ngôi nhà được phép vượt quá ranh giới của thửa đất trong đó có việc trổ cửa, nếu họ không vượt quá ranh giới thì họ được phép trổ cửa trong giới hạn đất của họ.

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, nếu việc trổ cửa ra vào ngay sát nhà của bạn mà xâm phạm ranh giới của thửa đất và gây khó khăn cho sinh hoạt chung, hoặc gây mất an toàn thì bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu khắc phục hậu quả, nếu chủ sở hữu không thực hiện thì bạn có quyền nhờ tới chính quyền địa phương để có biện pháp can thiệp theo quy định pháp luật.

3. Thỏa thuận về mở lối đi chung

Pháp luật tôn trọng quyền của các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Trong đó, sự thỏa thuận về lới đi chung có vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định về quyền lời của các bên khi thủa thuận về việc mở lới đi là chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó thì phần bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

4. Hướng giải quyết tranh chấp

Tranh chấp lối đi chung quy định là một tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó, trong trường hợp một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp. Hướng giải quyết tranh chấp đất đai thì trong đó có một phần quy định theo quy định tại Điều 202, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định nếu lối đi này được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đóng tiền án phí và xử lý theo quy định. Ngoài ra, nếu lối đi này không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn giải quyết một trong hai cơ quan sau:  Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, trong trường có đơn xin hợp lựa chọn giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì:

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quyền trổ cửa sổ ra đường lối đi chung theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về quyền đất liên kề khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Từ khóa » Việc Mở Cửa Ra Lối đi Chung