Quyết định 1723/QĐ-UBND - Hà Giang
Có thể bạn quan tâm
Hà Giang
- CSDL Quốc Gia
- Trang chủ
- Tìm kiếm
Danh sách quận huyện quận huyện Hà Giang
Trung ương Lên đầu trang- Văn bản quy phạm pháp luật
- Hệ thống hóa VBQPPL
- HĐND tỉnh Hà Giang
- UBND tỉnh Hà Giang
- Nghị quyết
- Chỉ thị
- Quyết định
- 1945 đến 1950
- 1951 đến 1960
- 1961 đến 1970
- 1971 đến 1980
- 1981 đến 1990
- 1991 đến 2000
- 2001 đến 2010
- 2011 đến 2020
- CSDL quốc gia về VBPL »
- CSDL Hà Giang »
- Văn bản pháp luật »
- Quyết định 1723/QĐ-UBND
- Toàn văn
- Thuộc tính
- Lịch sử
- VB liên quan
- Lược đồ
- Tải về
- Bản in
- Hiệu lực: Còn hiệu lực
- Ngày có hiệu lực: 27/06/2006
UBND TỈNH HÀ GIANG Số: 1723/QĐ-UBND |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Giang, ngày 27 tháng 6 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Tổ chức bộ máy của ban Dân tộc Tôn giáo – Định canh định cư tỉnh Hà Giang.
------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003:
- Căn cứ Nghị định số: 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính Phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Căn cứ Nghị định số: 53/2004/NĐ-CP ngày 18/2/2004 cùa Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND các cấp:
- Căn cứ Nghị định số: 22/2004/NĐ-CP ngày 21/01/2004 cùa Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp;
- Căn cứ Kết luận số: 45/KL-TTr UB ngày 27/4/2006 của Thường trực UBND tỉnh Hà Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh định cư tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh định cư tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh định cư và Thủ trường các đơn vị có liên quan căn cứ quyết đinh thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG CHỦ TỊCH (Đã ký)
Nguyễn Trường Tô
|
QUY ĐỊNH
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh Định cư tỉnh Hà Giang.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1723/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 6 năm 2006
của UBND tỉnh Hà Giang.)
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG
Điều 1. Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh Định cư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; công tác định canh định cư phát triển vùng kinh tế mới trên địa bàn tỉnh; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền, phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh Định cư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Điều 3. Ban Dân lộc Tôn giáo - Định canh Định cư tỉnh Hà Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 4. Ban Dán tộc Tôn giáo - Định canh Định cư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định. Chỉ thị về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, định canh định cư phát triển vùng kinh tế mới thuộc phạm vi quản lý ở địa phương.
2. Trình UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm, các dự án quan trọng thuộc lĩnh vực dân lộc, tôn giáo, định canh định cư phát triển vùng kinh tế mới. Các biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đó sau khi được phê duyệt.
3. Tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác dân tộc:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp nguồn gốc lịch sử sự phát triển của các dân tộc, đặc điểm hình thành các dân tộc, đặc điểm thành phần dân tộc, kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán và những vấn đề khác về dân tộc trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp quản lý;
b) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, mô hình thí điểm, các chính sách về quyền dùng tiếng nói, chữ viết, về phát triển giáo dục, mở mang dân trí, ưu liên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về chăm sóc sức khoẻ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;
c) Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách của Nhà nước để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Gìn giữ, tăng cường đoàn kết và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương:
d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cụ thể để duy trì, bảo tồn và phát triển các tộc người trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyêfn phê duyệt;
đ) Tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp đón, thăm hỏi đồng bào các dân tộc thiểu số, phối hợp với các cơ quan Nhà nước ở địa phương giải quyết các nguyện vọng chính đáng của đồng bào theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật;
e) Bồi dưỡng lựa chọn những điển hình lập thể và các cá nhân tiêu biểu, có uy tín là người dân tộc thiểu số ờ địa phương gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm hạt nhân trong phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội củng cố quốc phòng, an ninh, giúp UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn Tỉnh;
g) Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp trong việc thực hiện đào tạo, bổi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, bố trí tỷ lệ biên chế là người dân tộc thiểu số tại chỗ; Việc chuyển đổi dân tộc và cấp giấy chứng nhận là người dân tộc theo quy định của pháp luật.
4. Tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác tôn giáo:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, đảm bào sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật. Chống mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước;
b) Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Tỉnh: Giúp UBND tỉnh xem xét việc đề nghị xây dựng, sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật;
c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thẩm định các yêu cầu của các cá nhân và tổ chức tôn giáo trên các lĩnh vực như: Tổ chức Đại hội. Hội nghị của các tổ chức tôn giáo: Việc nhập tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm. thuyên chuyển các chức sắc, chức việc nhà tu hành trong phạm vi của tỉnh:
d) Giúp UBND tỉnh thực hiện hợp tác Quốc tê về lĩnh vực tôn giáo, tổ chức quản lý Nhà nước đối với hoạt động của nhà tu hành, chức sắc, nhân sỹ tôn giáo theo quy định của pháp luật:
đ) Tham gia quản lý các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có liên quan đến tôn giáo trên địa bàn Tỉnh:
c) Nghiên cứu xây dựng, đề xuất với UBND tỉnh về chính sách và thực hiện chính sách đối với tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhân sỹ tôn giáo theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
5. Tham gia với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương về những vấn đề có liên quan đến dân tộc, tôn giáo; về lĩnh vực sắp xếp ổn định dân cư, định canh định cư phát triển vùng kinh tế mới. Tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình dự án được thực hiện ở Vùng dân tộc thiểu số của địa phương. Phốii hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo và định canh định cư.
6. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giải quyêts khiếu nại, tố cáo chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện công tác khen thưởng và đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng theo thẩm quyền về lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo, định canh định cư trên địa bàn của tỉnh.
8. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc, tôn giáo, định canh định cư kinh tế mới đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn Tỉnh.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, tôn giáo, định canh định cư thuộc thẩm quyền quản lý.
10. Quản lý tài chính, tài sản cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Thực hiện chuơng trình cải cách hành chính của cơ quan theo mục tiêu, nội dung được UBND tỉnh phê duyệt.
12. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu về công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo và định canh định cư kinh tế mới.
13. Tổng hợp thông tin, thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định với Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 5. Cơ câu Tổ chức của Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh Định cư tỉnh Hà Giang:
1. Lãnh đạo Ban: Gồm có: Trưởng ban và 02 Phó trưởng ban.
- Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban và nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm và báo cáo công lác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu;
- Phó trưởng ban là người giúp việc Trường ban, phụ trách một số lĩnh vực công tác do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban và các Phó trường ban do Chủ tịch ỦY ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định hiện hành cùa Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban:
2.1. Văn phòng
2.2. Thanh tra
2.3. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban: 02 phòng
+ Phòng Dân tộc
+ Phòng Tôn giáo
2.4. Đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Ban: Chi cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới.
* Cơ cấu tổ chức của Chi cục:
a) Lãnh dạo Chi cục: Gồm Chi cục trưởng và 01 Phó Chi cục trưởng
TM. Ủy ban nhân dân |
Chủ tịch |
(Đã ký) |
Nguyễn Trường Tô |
- Bản PDF:
- File đính kèm:
- 2815.QD.doc - (Xem nhanh)
- 2815.QD.doc - (Xem nhanh)
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.Từ khóa » địa Chỉ Ban Dân Tộc Tỉnh Hà Giang
-
TỈNH HÀ GIANG - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Tỉnh Hà Giang - Ủy Ban Dân Tộc
-
Ban Dân Tộc Tỉnh Hà Giang | Từ Khóa
-
Trưởng Ban - Trang Thông Tin điện Tử Đại Biểu Nhân Dân Tỉnh Hà Giang
-
Trang Thông Tin điện Tử Đại Biểu Nhân Dân Tỉnh Hà Giang
-
Kỷ Luật 10 Cán Bộ Ban Dân Tộc Tỉnh Hà Giang
-
Hà Giang Cần Có Thêm Chính Sách đặc Thù Dành Cho Vùng đồng Bào ...
-
Ban Dân Tộc
-
Danh Bạ điện Thoại - Ban Dân Tộc
-
BAN DÂN TỘC TỈNH HÀ GIANG - VinaBiz
-
Kế Hoạch 172/KH-UBND 2022 Thực Hiện Chiến Lược Công Tác Dân ...
-
Thông Tư 02/2022/TT-UBDT Hướng Dẫn Dự án Chương Trình Phát ...
-
Hà Giang – Wikipedia Tiếng Việt