Quyết Định Cách Giảng Dạy: Đặt Những Câu Hỏi Có Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nguồn Tài Liệu Huấn Luyện dành cho Giảng Viên Mới: Sách Cải Thiện Giảng Viên Bổ Sung cho Sách Hướng Dẫn Việc Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm
Mục Lục
trang tựa
Những Kinh Nghiệm Tự Học ở Nhà
Kinh Nghiệm Học Tập 1: Sống và Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi
Kinh Nghiệm Học Tập 2: Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo
Kinh Nghiệm Học Tập 3: Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh
Kinh Nghiệm Học Tập 4: Khuyến Khích Thiết Lập một Môi Trường Yêu Thương, Tôn Trọng và Có Mục Đích
Kinh Nghiệm Học Tập 5: Kinh Nghiệm Khuôn Mẫu Học Tập
Kinh Nghiệm Học Tập 6: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung
Kinh Nghiệm Học Tập 7: Nhận Ra Giáo Lý và Nguyên Tắc
Kinh Nghiệm Học Tập 8: Thông Hiểu, Cảm Nhận, và Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
Kinh Nghiệm Học Tập 9: Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì
Kinh Nghiệm Học Tập 10: Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì: Sử Dụng Thánh Thư và Sách Hướng Dẫn Dành Cho Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 11: Quyết Định Cách Giảng Dạy: Giúp Học Viên Làm Tròn Vai Trò của Họ
Kinh Nghiệm Học Tập 12: Quyết Định Cách Giảng Dạy: Đặt Những Câu Hỏi Có Hiệu Quả
Kinh Nghiệm Học Tập 13: Quyết Định Cách Giảng Dạy: Thực Hành Đức Tin
Huấn Luyện Giảng Viên Mới: Các Bài Học Huấn Luyện
Lời Giới Thiệu Các Bài Học Huấn Luyện
Bài Học Huấn Luyện 1: Mục Đích của Chúng Ta
Bài Học Huấn Luyện 2: Một Khuôn Mẫu Học Tập Cơ Bản
Bài Học Huấn Luyện 3: Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì
Bài Học Huấn Luyện 4: Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Cách Giảng Dạy
Giấy phát tay
Mời Đức Thánh Linh đến để Làm Tròn Vai Trò Của Ngài trong Việc Học Tập và Giảng Dạy Phúc Âm
Bài Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17
Giảng Dạy bằng Thánh Linh: Một Số Điều Nên Làm và Một Số Điều Nên Tránh
Thông Hiểu, Cảm Nhận, và Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì
Nhận Ra Các Loại Câu Hỏi Có Hiệu Quả
Viết Lại Câu Hỏi
Khuôn Mẫu và Thực Hành
Những Câu Hỏi cho Việc Hoạch Định Bài Học
Tin Cậy nơi Học Viên
Hướng Dẫn Nhanh
Giảng Dạy Các Khóa Học Chính Yếu trong Viện Giáo Lý
Huấn Luyện Nền Tảng Cơ Bản
Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:
-
Thông hiểu tầm quan trọng của các câu hỏi
-
Phác thảo những câu hỏi dẫn đến kết quả cụ thể
-
Đặt Các Câu Hỏi Có Hiệu Quả
Các anh chị em có thể sử dụng nhiều kỹ thuật giảng dạy hiệu quả trong lớp học của mình, kể cả các cuộc thảo luận trong lớp, những phần trình bày của giảng viên, và viết. Tất cả những phương pháp này đều nâng cao tiến trình học tập và giảng dạy, nhưng có một phương pháp quan trọng hơn so với hầu hết bất cứ phương pháp nào khác. Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:
“Việc đặt và trả lời các câu hỏi là trọng tâm của tất cả việc học tập và giảng dạy” (“The Lord Will Multiply the Harvest” [buổi họp tối với Anh Cả Henry B. Eyring, ngày 6 tháng Hai năm 1998], 5–6, si.lds.org; sự nhấn mạnh được thêm vào).
Việc học cách phác thảo kỹ những câu hỏi hay đòi hỏi phải có thời gian, nỗ lực và thực hành. Kinh nghiệm học tập này sẽ giúp các anh chị em học cách đặt câu hỏi mà có thể có những ảnh hưởng sâu sắc đến học viên của các anh chị em.
Xem video “Asking Questions” (2:42), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong khi xem video, hãy tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi có hiệu quả.
2:42Những câu hỏi của các anh chị em nên mời các học viên áp dụng các yếu tố của khuôn mẫu học tập. Vì mỗi yếu tố dẫn đến một kết quả khác nhau, nên các loại câu hỏi các anh chị em hỏi sẽ khác nhau dựa trên kết quả mong muốn.
Ví dụ, nếu kết quả các anh chị em tìm kiếm là nhằm giúp học viên hiểu được văn cảnh và nội dung của thánh thư thì hãy hỏi những câu hỏi về các nhân vật, cốt truyện, và quá trình văn hóa. Tuy nhiên, nếu kết quả các anh chị em tìm kiếm là nhằm giúp học viên áp dụng một giáo lý hoặc nguyên tắc, thì hãy đặt những câu hỏi mà khuyến khích học viên suy ngẫm về những cách họ có thể kết hợp một giáo lý hoặc nguyên tắc vào cuộc sống của họ.
Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi các anh chị em có thể hỏi học viên có liên quan đến mỗi nguyên tắc cơ bản về việc học tập. Hãy chú ý đến cách những câu hỏi ở mỗi cấp phụ thuộc vào nhau , bắt đầu với việc thông hiểu văn cảnh và nội dung rồi đến việc áp dụng giáo lý và các nguyên tắc.
-
Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung
-
Những người trong câu chuyện này là ai?
-
Điều gì đang xảy đến trong đoạn này?
-
Những sự kiện này đang diễn ra ở đâu?
-
-
Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
-
Các anh chị em thấy giáo lý và các nguyên tắc nào?
-
Lời răn dạy hay điểm cốt yếu của câu chuyện là gì?
-
Các anh chị em nghĩ tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?
-
-
Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
-
Các anh chị em biết gì về nguyên tắc này?
-
Các anh chị em nghĩ tại sao nguyên tắc này là quan trọng đối với chúng ta ngày nay?
-
Các anh chị em sẽ giải thích nguyên tắc này với một người nào đó như thế nào?
-
Các anh chị em thường thấy những hành vi và cá tính nào nơi một người nào đó đang sống theo nguyên tắc này?
-
-
Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng của Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
-
Khi nào các anh chị em đã cảm nhận được lẽ thật của nguyên tắc này?
-
Làm thế nào các anh chị em biết rằng đây là một nguyên tắc chân chính?
-
Khi nào các anh chị em đã được ban phước qua việc tuân theo nguyên tắc này?
-
-
Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc
-
Các anh chị em sẽ làm gì vì điều mà các anh chị em cảm thấy trong ngày hôm nay?
-
Các anh chị em có thể có những thay đổi nào để áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của mình?
-
Để giúp học viên hiểu văn cảnh và nội dung của một nhóm câu thánh thư, hãy đặt những câu hỏi có thể gợi ý cho học viên tìm kiếm thông tin về điều họ đang đọc và giúp họ phân tích điều họ tìm thấy.
Khi giúp lớp học của các anh chị em hiểu văn cảnh và nội dung của một nhóm câu thánh thư, hãy đặt các câu hỏi mà có thể khuyến khích họ tìm kiếm thông tin liên quan đến nhân vật, cốt truyện, quá trình văn hóa, và các chi tiết khác. Các câu trả lời cho những câu hỏi này thường được tìm thấy trực tiếp trong văn bản thánh thư hay trong những phần giúp đỡ nghiên cứu thánh thư như các phần cước chú, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, các bản đồ và hình ảnh trong thánh thư, và vân vân. Những nguồn tài liệu này cần phải giúp học viên hiểu các chi tiết cụ thể của nhóm câu thánh thư. Ví dụ, các anh chị em có thể đặt những câu hỏi như sau:
-
Theo như 1 Nê Phi 3:1–4, ai đã truyền lệnh cho Nê Phi phải đi đến La Ban để lấy các biên sử?
-
Hãy xem 1 Nê Phi 16:10. Quả cầu giống như cái gì?
-
Tra từ Sứ Đồ trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Từ này có nghĩa là gì? (Các anh chị em có thể hỏi câu hỏi này sau khi học viên đã đọc Lu Ca 6:13).
Đọc phần 5.1.1 ở trang 59–60 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Khi các anh chị em đọc, hãy tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp các anh chị em hiểu cách đặt những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên tìm kiếm thông tin để có thể giúp họ khám phá ra văn cảnh và nội dung của nhóm câu thánh thư.
Hãy xem video “Đặt Câu Hỏi: Tìm Kiếm Thông Tin” (1:36), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một giảng viên lớp giáo lý đặt những câu hỏi mà sẽ giúp học viên của chị tìm kiếm thông tin quan trọng liên quan đến nội dung và văn cảnh của Giáo Lý và Giao Ước 1:1–4.
1:37Sau khi học viên đã quen thuộc với các chi tiết cơ bản của một đoạn thánh thư rồi thì hãy đặt các câu hỏi để mời họ phân tích các chi tiết của cốt truyện, các nhân vật và hoàn cảnh của các nhân vật này, và vân vân.
Ví dụ, khi nghiên cứu Lu Ca 5:1–11, học viên sẽ học được rằng Phi E Rơ đã đánh cá suốt đêm mà không được gì cả. Để giúp học viên phân tích kỹ hơn đoạn thánh thư này, các anh chị em có thể hỏi những câu hỏi như sau:
-
Các em nghĩ tại sao Phi E Rơ đã do dự để bắt đầu đánh cá một lần nữa?
-
Các em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra lời đòi hỏi này cho Phi E Rơ?
Nghiên cứu các đoạn văn dưới tiểu đề “Giúp học sinh hiểu rõ hơn văn cảnh và nội dung của thánh thư” trong phần 5.1.2 ở trang 60 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm . Việc tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp các anh chị em hiểu cách đặt những câu hỏi để giúp học viên phân tích văn cảnh và nội dung sẽ giúp gia tăng và làm phong phú thêm sự hiểu biết của họ về thánh thư.
Xem video “Đặt Những Câu Hỏi: Phân Tích Văn Cảnh và Nội Dung” (1:45), có sẵn trên LDS.org. Trong video này, một giảng viên lớp giáo lý đặt những câu hỏi khuyến khích học viên phân tích văn cảnh và nội dung của sách. Giáo Lý và Giao Ước 1:1–4.
1:46Khi đặt những câu hỏi mà có thể giúp học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc, các anh chị em mời họ khám phá lẫn nêu rõ các lẽ thật quan trọng họ đã học được.
Ví dụ, sau khi nghiên cứu câu chuyện về việc Nê Phi lấy lại được các bản khắc bằng đồng, các anh chị em có thể hỏi: “Sự thành công của Nê Phi minh họa cho nguyên tắc nào trong việc lấy được các bảng khắc bằng đồng mặc dù gặp nhiều khó khăn?” Điều này khuyến khích học viên nhận ra và nêu lên một giáo lý hay nguyên tắc bằng chính những lời riêng của họ, chẳng hạn như Tôi có thể hoàn thành những điều tuyệt vời khi tôi làm theo điều Chúa đòi hỏi nơi tôi.
Nghiên cứu các đoạn văn dưới tiểu đề “Giúp học viên nhận ra các nguyên tắc và giáo lý” ở trang 60–61 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm . Tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc.
Hãy xem video “Đặt Những Câu Hỏi: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc” (0:42), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học thảo luận Xuất Ế Díp Tô Ký 17, có chứa đựng câu chuyện về Môi Se đã phải giơ đôi tay của mình lên để quân đội Y Sơ Ra Ên có thể thắng trận. Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm kiếm cách giảng viên yêu cầu lớp học nhận ra một nguyên tắc từ câu chuyện này như thế nào.
0:42Một khi học viên đã nhận ra một giáo lý hay nguyên tắc, hãy đặt những câu hỏi mà có thể giúp lớp học hiểu (1) ý nghĩa của giáo lý hay nguyên tắc đó và (2) cách giáo lý hay nguyên tắc đó có thể có liên quan với ngày nay. Ví dụ, sau khi lớp học đã nhận ra nguyên tắc Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (Lu Ca 1:37), các anh chị em có thể đặt các câu hỏi như “Các em nghĩ cụm từ chẳng làm được có nghĩa là gì?” và “Tại sao các em nghĩ chúng ta cần phải hiểu nguyên tắc này ngày nay?”
Nghiên cứu các đoạn dưới tiểu đề “Giúp học viên phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các nguyên tắc và giáo lý” ở trang 61 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm] của các anh chị em. Tô đậm các từ hoặc cụm từ làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc đặt các câu hỏi mà có thể giúp học viên hiểu được giáo lý và các nguyên tắc.
Hãy xem video “Đặt Các Câu Hỏi: Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc” (0:41), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một giảng viên viện giáo lý giới thiệu một nguyên tắc cho các học viên của mình và đặt ra một câu hỏi mà giúp họ gia tăng sự hiểu biết của họ về nguyên tắc đó.
0:41Các anh chị em có thể giúp từng học viên cảm thấy lẽ thật và tầm quan trọng của một nguyên tắc bằng cách đặt những câu hỏi để mời họ chia sẻ kinh nghiệm và chứng ngôn. Ngoài ra, học viên cũng có thể rất dễ tiếp thu một nguyên tắc sau khi các học viên khác đã làm chứng về ảnh hưởng của nguyên tắc đó trong cuộc sống của họ.
Ví dụ, sau khi lớp học của các anh chị em đã hiểu rõ hơn nguyên tắc Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (Lu Ca 1:37), các anh chị em có thể đặt câu hỏi sau đây: “Hãy nghĩ về một thời gian mà Thượng Đế đã giúp các em hoặc một người nào đó mình biết để làm một điều gì đó dường như không thể làm được. Làm thế nào kinh nghiệm đó củng cố chứng ngôn của các anh chị em về quyền năng của Thượng Đế?
Nghiên cứu ( mục 5.1.3 ) ở trang 61-62 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm . Tô đậm các từ hoặc cụm từ mà làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi mà có thể giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc.
Hãy xem video “Asking Questions: Inviting Feelings and Testimony” (0:48), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học thảo luận một nguyên tắc từ An Ma 7. Hãy lưu ý cách giảng viên đặt một câu hỏi mà sẽ giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc đó.
0:48Ngay cả khi học viên thông hiểu và cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của một nguyên tắc thì họ vẫn phải chọn áp dụng nguyên tắc đó vào trong cuộc sống của họ. Vai trò của các anh chị em với tư cách là một giảng viên là nhằm đặt các câu hỏi mà có thể giúp học viên cân nhắc cách áp dụng các nguyên tắc phúc âm trong các tình huống hiện tại và tương lai của họ. Ví dụ, sau khi lớp học thảo luận về nguyên tắc Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (Lu Ca 1:37), các anh chị em có thể hỏi: “Làm thế nào các em sẽ đặt sự tin cậy của mình vào Thượng Đế khi gặp phải một tình huống dường như không thể giải quyết được? ”
Vì các câu trả lời của một số học viên có thể là riêng tư hoặc nhạy cảm, nên các anh chị em có thể muốn yêu cầu học viên ghi lại câu trả lời của họ cho loại câu hỏi này vào nhật ký ghi chép việc học tập của họ thay vì yêu cầu họ chia sẻ câu trả lời của họ với lớp học.
Nghiên cứu mục 5.1.4 ở trang 62 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc) . Hãy tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên áp dụng giáo lý và các nguyên tắc trong cuộc sống của họ.
Hãy xem video “Đặt Câu Hỏi: Khuyến Khích Sự Áp Dụng” (0:50), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học thảo luận một nguyên tắc từ Lu Ca 5:12–26. Hãy lưu ý cách giảng viên đặt những câu hỏi mà sẽ giúp học viên cân nhắc cách họ có thể áp dụng nguyên tắc đó trong cuộc sống của họ.
0:50Một trong những nguồn tài liệu quan trọng nhất mà các anh chị em có cho những ví dụ về những câu hỏi có hiệu quả là sách học dành cho giảng viên. Mỗi bài học chứa đựng những câu hỏi đã được đề nghị mà các anh chị em nên cân nhắc bằng cách sử dụng trong bài học của mình. Nhiều câu hỏi trong sách học dành cho giảng viên của các anh chị em là nhằm giúp học viên thực hiện các yếu tố của khuôn mẫu học tập.
Khi tìm cách cải thiện kỹ năng viết xuống câu hỏi của mình thì các anh chị em có thể thấy rằng điều đó là nhằm dạy về cách xem lại các câu hỏi trong sách học dành cho giảng viên của các anh chị em để hiểu rõ hơn các đặc điểm của những câu hỏi khéo đặt ra.
-
Việc đặt và trả lời câu hỏi là trọng tâm của tất cả việc học tập và giảng dạy.
-
Việc đặt những câu hỏi hữu hiệu là một trong những kỹ năng quan trọng nhất các anh chị em có thể phát triển với tư cách là một giảng viên.
-
Việc sử dụng các câu hỏi được đặt ra một cách khéo léo có thể giúp các anh chị em và học viên của mình đạt được những kết quả cụ thể, có chủ ý.
-
Việc học cách phác thảo kỹ những câu hỏi hay đòi hỏi phải có thời gian, nỗ lực và thực hành.
“Hỏi những câu hỏi đã được cẩn thận sắp đặt một cách rõ ràng mà có thể khuyến khích sự suy nghĩ. Cho dù không hoàn hảo, nhưng các câu trả lời sẽ gia tăng khả năng học các bài học quan trọng” (Richard G. Scott, “To Understand and Live Truth” [buổi họp tối với Anh Cả Richard G. Scott, ngày 4 tháng Hai năm 2005], 3, si.lds.org).
Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.
Từ khóa » đặt Câu Với Effective
-
Câu Ví Dụ,định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của"Effective" - HiNative
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'effective' Trong Tiếng Anh được Dịch ...
-
Đặt Câu Với Từ "effective" - Dictionary ()
-
EFFECTIVE | Meaning, Definition In Cambridge English Dictionary
-
Top 15 đặt Câu Với Effective
-
Phân Biệt "efficient" Và "effective" - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
ARE HIGHLY EFFECTIVE Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch
-
HIỆU QUẢ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Tám Yếu Tố Giúp Bạn Có Một Cuộc Phỏng Vấn Tiếng Anh Hoàn Hảo
-
[So Sánh] Khác Nhau Giữa Effective Và Ineffective
-
Alternative Là Gì Và Cấu Trúc Từ Alternative Trong Câu Tiếng Anh
-
Câu điều Kiện – Công Thức, Cách Dùng, Bài Tập Có đáp án
-
Effective Là Gì ? Nghĩa Của Từ Effectively Trong Tiếng Việt Nghĩa ...
-
Câu Bị động (Passive Voice) | Cấu Trúc Và Bài Tập Chi Tiết Nhất