Quyết định Của ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tiền Giang

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang

__________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

- Căn cứ quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 6/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005;

- Căn cứ quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 5/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư Vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2002;

- Căn cứ hồ sơ đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đã được bổ sung hoàn chỉnh và được sự thoả thuận của Bộ xây dựng theo công văn số 54/BXD-KTQH ngày 13/1/2003;

- Xét đề nghị của giám đốc Sở xây dựng tại tờ trình số 54 ngày 19/02/2003 về việc xin phê duỵệt Quy hoạch tồng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:

Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên 2366,6km2, gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công. 7 huyện: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phước. Ranh giới lập quy hoạch được xác định như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long.

- Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tâv giáp tỉnh Đồng Tháp

2. Chức năng:

Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giữ vai trò: Là trung tâm kinh tế (trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm); đầu mối giao thông quan trọng của vùng (về đường sông, đường biển và đường bộ và là cửa ngõ phía Bắc của vùng ĐBSCL.

3. Cơ sở hình thành và phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn

3.1. Cơ sớ kinh tế - kỹ thuật:

Dự kiến đến năm 2020 cơ sở kinh tế-kỹ thuật chủ yếu hình thành các đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang là: Công nghiệp chiếm 32,5%, dịch vụ chiếm 41,2% và nông lâm nghiệp chiếm 26,3%; trong đó:

- Hướng phát triển các cơ sở kinh tế kỹ thuật:

+ Xây dựng các khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Mỹ Tho, khu công nghiệp trái cây (Ngũ Hiệp), khu công nghiệp Vàm Láng, khu công nghiệp Tân Hương và các cụm điểm công nghiệp khác gồm cụm công nghiệp Mỹ Tho, Gò Công, Tam Long (huyện Cai lậy), Bình Đức, Long Định (huyện Châu Thành), Mỹ Phước (huyện Tân phước); ngoài ra còn có các cụm điểm công nghiệp phân tán tại các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông

+ Phát triển dịch vụ thương mại gắn với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, du lịch nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên, thiên nhiên, các di tích lịch sử, truyền thống văn hoá.

+ Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả; khai thác các nguồn tài nguyên mặt nước, sông hồ và vùng nước lợ; phát triển và bảo vệ quỹ rừng.

3.2. Các vùng đặc trưng

Tỉnh Tiền Giang có thể phân thành 3 vùng đặc trưng về mặt kinh tế tự nhiên.

a) Vùng 1: Vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: Bao gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo có diện tích tự nhiên 53.908,8ha; chiếm 22,8% diện tích toàn tỉnh.

Vùng 1 giữ vai trò trung tâm phát triển kinh tế - văn hoá - chính trị xã hội và đô thị của tỉnh Tiền Giang với các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở dịch vụ du lịch; đầu mối giao thông cấp vùng và tỉnh như quốc lộ 1, quốc lộ 60, tỉnh lộ 870; tỉnh lộ 864.

b) Vùng 2: Vùng phía Đông của tỉnh - Là vùng kinh tế với tiềm năng phát triển công nghiệp - nông nghiệp dịch vụ du lịch là chủ đạo bao gồm huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông có diện tích tự nhiên 66.215,7 ha, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.

Vùng này có khả năng phát triên kinh tế vườn (chủ yếu là dừa và 1 số cây ăn trái khác như sơ ri, chuối, đu đủ... lúa 2 vụ ở vùng ven biển Gò Công. Có khả năng khai thác tiềm năng kinh tế biển về mặt đánh bắt, chế biến thủy hải sản, các dịch vụ giao thông thủy, giao lưu vận tải biển. Là vùng kinh tế chủ yếu phát triển nông - ngư nghiệp - du lịch sinh thái biển, sinh thái vườn.

c) Vùng 3: Vùng kinh tế Đồng Tháp Mười - Vùng phát triển chính là kinh tế nông, lâm nghiệp và kết hợp dịch vụ, du lịch sinh thái vườn, bao gồm huyện Cai Lậy, huyện cái Bè và huyện Tân Phước có diện tích 116.538,8 ha chiếm 49,2%

Trong vùng Đồng Tháp Mười do vị trí địa lý khác nhau - chế độ thủy văn, (ngập lũ) khác nhau đấ hình thành 3 tiểu vùng nhỏ có điều kiện khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế phân bố dân cư khác nhau:

+ Tiểu vùng 1 (thuộc huyện Tân Phước) phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp - lâm nghiệp: (cây công nghiệp và lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái + dịch vụ) là vùng ngập sâu.

+ Tiểu vùng 2 (thuộc huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy) với tiềm năng phát triển nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nằm ở vị trí phía bắc quốc lộ 1 vùng này phù sa được bồi hàng năm, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc thâm canh lúa 2 đến 3 vụ. Thuộc vùng ngập nông đến trung bình.

+ Tiểu vùng 3 với tiềm năng phát triển kinh tế vườn; nông nghiệp, dịch vụ là chủ đạo (nằm ơ phía Nam Quốc lộ 1A, thuộc huyện Cái Bè và Cai Lậy) với những thuận lợi về nguồn nước ngọt. Vùng có nhiều khả năng khai thác du lịch sinh thái với các vườn cây trái ở Cai Lậy, Cái Bè và các cù lao trên và ven sông Tiền.

3. 2. Dân số và lao động xã hội:

Dân sổ toàn tỉnh Tiền Giang là 1.632.810 người (năm 2000) tỷ lệ tăng bình quân là 1,2%. Dự báo đến năm 2010 dân số toàn tỉnh 1.800.000người và đến năm 2020 ≥ 2.100.000 người.

3 3.2. Lao động xã hội:

- Hiện trạng (2000): Tổng lao động xã hội là 898.000 người.

- Dự kiến 2010: Tổng lao động xã hội là 1.041.400 người.

- Dự kiến 2020: Tổng lao động xã hội là 1.228.800 người

Lao động dự kiến phân bố trong khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng là 13% (2010), 21% (2020); trong khu vực dịch vụ là 25% (2010), 33% (2020) và khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 62% (2010) và 46% (năm 2020)

3.4. Phân bố dân cư:

Bảng 1: Phân bố dân cư đô thị và nông thôn

Năm

Dân số

2000

2010

2020

Tổng dân số (người)

1.632.810

1.801.000

2.100.000

Tổng số đô thị (người)

215.000

580.000

850.000

Dân số nông thôn (người)

1.418.000

1.220.000

1.250.000

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

13,2

13,2

40

Bảng 2: Phân bố dân cư và tỷ lệ đô thị theo các vùng đặc trưng

 

Hiện trạng

Dự kiến

Năm

 

Năm 2010

 

Các vùng

Dân số đô thị (người)

%

Dân số đô thị (người)

%

Dân số đô thị (người)

%

Vùng 1

120.496

20,5

310.000

45

410.000

48,2

Vùng 2

53.829

6,2

130.000

28,6

210.000

24,7

Vùng 3

40.675

13,5

140.000

21,2

230.000

27,1

Toàn tỉnh

215.000

13,2

580

32,2

850.000

100

3.5. Mạng lưới đô thị

Bảng 3: Mạng lưới đô thị

TT

Tên đô thị

Năm 2010

Năm 2020

Tính chất

Dân số (1000ng)

Dự kiến loại đô thị

Dân số (1000ng)

Dự kiến loại đô thị

A

Vùng I

3100

 

410

 

 

1

TP. Mỹ Tho

220

II

300

II

Trung tâm tỉnh lỵ

2

Tân Hiệp

40

V

45

 

Đô thị huyện lỵ

3

Chợ Gạo

20

V

25

V

Đô thị huyện lỵ

4

Vĩnh Kim

6

V

8

V

Đô thị mới

Dịch vụ+TTCN

5

Phú Mỹ

6

V

8

V

Nt

6

Lương Hòa Lạc

6

V

8

V

Nt

7

Bình Đức

6

V

8

V

Nt

8

Long Định

6

V

8

V

Nt

B

Vùng II

130

III

210

 

 

1

Tx. Gò Công

70

V

120

III

Đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh

2

Vĩnh Bình

28

V

30-50

V

Đô thị huyện lỵ

3

Tân Hòa

10

V

20

V

Đô thị huyện lỵ (CN+NN+DL)

4

Phú Thạnh

4

V

6-8

V

Đô thị mới (DV+TTCN+DL)

5

Đồng Sơn

6

V

8

V

Đô thị mới (DV+TTCN)

6

Vàm Láng

15

V

20-25

V

Đô thị mới (CN+DV)

C

Vùng III

140

V

230

 

 

 

Cai Lậy

60

IV

110

III

Đô thị huyện lỵ trung tâm chuyên ngành của tỉnh

 

Cái Bè

50

V

70

IV

Đô thị huyện lỵ (DV+TTCN+DL)

 

Mỹ Phước

10

V

15

V

Đô thị huyện lỵ

 

Mỹ Phước Tây

5

V

6-8

V

Đô thị mới (DV+TTCN)

 

An Hữu

10

V

15-20

V

Đô thị mới (DV+TTCN)

 

Thiên Hộ

5

V

8

V

Đô thị mới (DV+TTCN)

3.6. Phân bố khu dân cư nông thôn – trung tâm cụm xã:

- Vùng 1: Có 2 trung trung tâm cụm xã: Tân Mỹ Chánh, Tân Hội Đông

- Vùng 2: Có 3 trung tâm cụm xã: Mỹ Tịnh An, Đồng Thanh, Bình Đông.

- Vùng 3: Có 3 trung tâm cụm xã: Hoà Khánh, Bà Tồn (Mỹ Thành Nam), ngã 5 Bắc Đông (Thạnh Mỹ)

3.7. Nhu cầu đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn

3.7.1. Đất xây dựng đô thị:

- Năm 2000: 2.075ha, với chỉ tiêu 96,5 m2/người

- Năm 2010: dự kiến 6.400 ha với chỉ tiêu 120 m2/người.

- Năm 2020: dự kiến 9.500-11.500 ha với chỉ tiêu 150 m2/người.

3.7.2. Đất xây dựng khu dân cư nông thôn:

- Dự kiến đến năm 2010: 5.000 - 6.500 ha với chỉ tiêu 40-50 m2/người; 200-250m2/hộ

- Dự kiến đến. năm 2020: 5.500-7.000 ha với chỉ tiêu 50-60 m2/người; 250-350m2/hộ

4. Định hướng phát triển không gian hệ thống các đô thị và khu dân cư nông thôn:

4.1. Lựa chọn hướng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn:

Chọn phương án phát triển tập trung theo vùng trọng điểm và các hành lang đô thị hoá với trọng tâm phát triển là thành phố Mỹ Tho, phía Đông là thị xã Gò Công, phía Tây là đô thị Cai Lậy kết hợp các trục đô thị hoá: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, tỉnh lộ 876, tỉnh lộ 864.

4.2. Tổ chức hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên các vùng lãnh thổ:

4.2.1. Vùng 1 - vùng kinh tế công nghiệp và dịch vụ:

- Thành phố Mỹ Tho là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh, là trung tâm tổng hợp, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội-KHKT-công nghiệp của tỉnh. Quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 300.000 người.

- Hỗ trợ cho đô thị trung tâm tỉnh là các đô thị trung tâm huyện lỵ, trung tâm chuyên ngành của huyện, phía Bắc có thị trấn Tân Hiệp, thị trấn mới Phú Mỹ, phía Đông có thị trấn Chợ Gạo, đô thị mới Lương Hoà Lạc, phía Tây có đô thị mới Long Định, Bình Đức, Vĩnh Kim có tổng quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 110.000 người.

- Các khu dân cư nông thôn trong vùng 1 chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ nên phát triển thành các điểm dân cư quy mô lớn và các trung tâm dịch vụ tập trung.

4.2.2. Vùng 2 - vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ:

- Thị xã Gò Công là đô thị trung tâm của vùng 2 và đô thi trung tâm chuyên ngành của tỉnh, có quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 120.000 người.

- Hỗ trợ cho đô thị trung tâm vùng 2 là đô thị trung tâm huyện lỵ, trung tâm chuyên ngành của huyện gồm đô thị huyện lỵ có thị trấn Vĩnh Bình, thị trấn Tân Hoà, đô thị mới có thị trấn Đồng Sơn, thị trấn Vàm Láng, thị trấn Phú Thạnh. Tổng quy mô dân sổ đến năm 2020 khoảng 90.000 người.

- Khu dấn cư nông thôn: khả năng đô thị hoá tương đối cao, cơ cấu hình thành dựa vào mô hình sản xuất của các vùng trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp, đánh bắt và chế biến thủy hải sản với trung tâm cụm xã là các hạt nhân đô thị hoá.

4.2.3. Vùng III: vùng kình tế nông - lâm nghiệp:

- Các đô thị phát triển đồng đều bao gồm các thị trấn, trung tâm huyện lỵ và trung tâm chuyên ngành của huyện trong đó thị trấn Cai Lậy ngoài vai trò là đô thị huyện lỵ còn là trung tâm vùng tỉnh phía Tây:

- Hỗ trợ cho thị trấn trung tâm vùng có các đô thị huyện lỵ: Cái Bè, Mỹ  Phước và các đô thi mới như: Thiên Hộ, An Hữu, Mỹ Phước Tây. Tổng quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 230.000 ngươi.

- Khu dân cư nông thôn vùng 3 phân bố rải rác với mật độ thấp, khả năng đô thị hoá thấp, dựa trên các tuyến giao thông, phát triển mô hình ở theo dạng tuyến, phát triển các điểm dân cư trung tâm tại các trung tâm xã và trung tâm cụm xã.

4.3. Định hướng phát triển kiến trúc và cảnh quan:

Trên cơ sở Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 3/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020, nghiên cứu hình thành Định hướng kiến trúc cảnh quan toàn tỉnh.

5. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng

5.1. Giao thông:

5.1.1. Giao thông đường bộ:

- Nâng cấp quốc lộ 1, quốc lộ 50, quốc lộ 60 và triển khai xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - cần Thơ.

- Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 868, tỉnh lộ 864.

- Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến huyện lộ

5.1.2. Quy hoạch giao thông đường thủy:

- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cảng Mỹ Tho; Soài Rạp, Chợ Gạo, Nguyễn Văn Tiếp, Vàm Láng + kết hợp sông Tiền, đây là tuyến có nhiều lợi thế khai thác phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan sông nước của tỉnh.

- Duy trì loại tàu cánh ngầm cho các tuyến TP. Hồ Chí Minh - Mỹ Tho

- Mở thêm tuyển tàu cánh ngầm cho tuyến đi thành phố Mỹ Tho, thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho-Đồng Tháp, Mỹ Tho-Long Xuvên, Châu Đốc ...

- Phát triển loại tàu chở hàng hoá kiêm hành khách.

5.1.3. Đường sắt và đường hành không:

- Triển khai dự án tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - cần Thơ qua Tiền Giang để phục vụ vận tải và du lịch.

- Duy trì bảo vệ và phục hồi sử dụng các sân bay hiện hữu, phát triển giao thông hàng không tạo điều kiện phát triển du lịch, vận chuyển hành khách và phục vụ sản xuất.

5.2. Cấp nước:

- Chỉ tiêu cấp nước theo từng loại đô thị.

- Tổng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng 272.320m3/ngày.

- Khai thác bảo vệ nguồn nước sông Tiền để cung cấp cho các đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung. Riêng vùng Gò Công sẽ lấy nước nguồn từ sông Tiền (phía trên Mỹ Tho) dẫn về (Nhà máy nước xây dựng tại Mỹ Tho đáp ứng nhu cầu 70-80.000m3/ngày cho vùng này). Kết hợp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt khác đề cung cấp cho các đô thị nhỏ, khu dân cư nông thôn.

5.3. Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện tính theo từng loại đô thị

- Tổng công suất 2020: 1.625.860 KW

- Nguồn điện lưới quốc gia qua tuyến 220KV lấy từ trạm Phú Mỹ và Phú Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

5.4. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

- Xác định cao độ xây dựng phù hợp với đặc điểm địa hình tự nhiên của từng vùng và tránh được thiên tai.

5.5. Thông tin bưu điện:

- Đến năm 2020 chỉ tiêu máy điện thoại 60-80 máy/1000 dân.

5.6. Thoát nước và vệ sình môi trường:

- Đến năm 2020 nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi xả ra sông rạch. Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Xây dựng nghĩa địa chôn cất trung tâm.

6. Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và an toàn sinh thái đô thị:

6.1. Hệ thống sông, kênh:

- Hệ thống sông Tiền: bảo vệ nguồn nước, khai thác hợp lý các giá trị kinh tế về thủy lợi, giao thông thủy.

- Sông Vàm cỏ Tây bảo vệ khu dự trữ sinh quyển vùng ngập mặn đồng thời phát huy vai trò cảng biển và giao thông thủy.

- Hệ thống kênh chính: nạo vét bồi lắng, dùng đất đắp đê chống lũ, đất đường giao thông, nâng cao độ của nền cho các khu vực dân cư dọc các tuyến kênh.

6.2. Hệ thống rừng phòng hộ:

Bảo vệ rừng sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, rừng đệm và các rừng đầu nguồn. Bảo tồn rừng ngập mặn cửa sông ven biển thuộc huyện Gò Công Đông.

Hình thành hệ thống vành đai xanh giáp thành phố Mỹ Tho giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm từ các khu công nghiệp tập trung đến thành phố và cân bằng sinh thái đô thị.

7. Quy hoạch xây dưng đợt đầu (đến năm 2005-2010):

Nội dụng và quy hoạch xây dựng đợt đầu được nghiên cứu, đề xuất với 3 lĩnh vực ưu tiên và 6 chương trình ưụ tiên đầu tư tập trung vào xây dựng nhà ở tại các đô thị cũ và đồ, thị mới; cải tạo và xây dựng hạ tầng xã hội tại vùng dân cư đô thị; phát triển mạng lưới du lịch; phát triển hạ tầng kỹ thuật diện rộng và hạ tầng kỹ thuật đô thị; nước sạch nông thôn và bảo vệ môi trường, đồng thời triển khai dự án xây dựng khu dân cự chống ngập lữ tại 4 huyện Cái Bè, Tân Phước, Cai Lậy, Châu Thành và các chính sách, biện pháp phát triển đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang.

8. Một số điểm lưu ý:

Nguyên tắc quản lý xây dựng các trục đô thị hoá theo các tuyến giao thông và hành lang kỹ thuật quan trọng cần đảm bảo như sau:

- Quốc lộ 1A là tuyến quốc lộ hiện hữu, xuyên suốt các tỉnh ĐBSCL, đem lại cho các tỉnh thuận lợi lớn để phát triển kinh tế. Do tương lai sẽ có tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - cần Thơ đi song song phía Bắc nên dọc Quốc lộ 1A sẽ có các đô thị, cụm dân cư hình thành để bảo đảm an toàn cho người dân, đồng thời bảo đảm cho giao thông thông suốt việc quản lý đất đai hai bên Quốc lộ 1A. Ngoài quy định của Bộ giao thông vận tải về đường bộ (NĐ 172/1999/NĐCP), tỉnh cần quản lý Quốc lộ 1A như sau:

+ Dọc 2 bên đường quốc lộ cần làm đường song hành, đường này cách giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ ≤ 30m vì đoạn đường 20m (giới hạn + 30m cách đường song hành) = 50m mới đủ điều kiện xây dựng giao lộ mà không gây cản trở giao thông cho quốc lộ.

+ Khoảng cách từ QL.1A đến đường song chỉ là cây xanh vườn hoa nhưng phải thông thoáng để bảo đảm tầm nhìn.

+ Không được xây dựng nhà cửa hàng quán dọc 2 bên quốc lộ.

+ Các nút giao thông giữa quốc lộ và quốc lộ phải làm nút khác cột. Tính từ tim giao lộ ra các bên phải dự phòng bán kính 200m để làm nút giao thông, bảo đảm đường dẫn lên cầu vượt có độ dốc 4%, ngoài ra xung quanh cần có đất trống để tạo cảnh quan quanh nút. Diện tích loại nút này khoảng 12 ha.

+ Các nút giao thông giữa quốc lộ và đường tỉnh cần làm đảo tròn, tổ chức giao thông từ điều chỉnh bán kính 40 - 50m, diện tích loại nút này khoảng 1,2 ha.

Các quốc lộ khác: Đối với các Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, tuy lượng xe hiện nay chưa nhiều nhưng sau khi nhà nước cho xây dựng cầu Rạch Miễu và cầu Mỹ Lợi lượng xe qua lại sẽ tăng lên rất nhanh. Để dự phòng cho tình hình này, Cần quan tấm ngay từ bây giờ để quản lý đất 2 bên quốc lộ, chỉ tiêu cũng như Quốc lộ 1A vì sau này giá đất đai lên cao và dân cư sống đông đúc dọc đường sẽ rất khó giải toả.

- Đường tỉnh 868 là tuyến giao thông quan trọng nếu được nâng cấp lên quốc lộ và được nhà nước đầu tư tuyến sẽ là điều kiện quan trọng nâng cao kinh tế của tỉnh. Việc quản lý đất 2 bên đường cũng quan trọng như các quốc lộ khác.

- Với các điểm dân cư dọc sông Tiền và ĐT.864:

Về phía bờ sông Tiền không xây dựng nhà, tập trung xây dựng nhà phía đối diện sông, bên kia đường bộ và cách đường bộ 20m như quy định số 236 CT/GTVT. Đường bộ phải cách bờ sông 20-50m để tránh xói lở, cần trồng nhiêu cây bảo vệ bờ sông và tạo cảnh đẹp cho dòng sông.

Phần dưới nước dọc sông không đặt các vật đánh bắt nuôi trồng thủy sản, cần dẫn nước vào hồ ao để phục vụ cho việc này.

Tại khu dân cư khi làm bến cảng cần đào sâu về phía đất liền thành bến tàu dạng lõm nhằm tránh luồng tàu bè qua lại sông Tiền (5.000-10.000 tấn, trọng tải max).

- Đổi với các khu dân cư dọc sông:

Chỉ nên xây dựng dọc các sông kênh cấp 1, 2, như vậy điều kiện đời sống nhân dân sẽ tốt hơn nhờ có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tốt. Đối với khu vực này, việc xây dựng đường và nhà cửa cũng được quy định như trên sông Tiền. Các chỉ tiêu thấp hơn về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến đời sống nhân dân dọc sông và cảnh quan của tỉnh.

- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: Như cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc sẽ được quy hoạch đồng bộ với các trục đô thị hoá trên các trục giao thông chủ đạo này, với tiêu chuẩn quy phạm hiện hành riêng.

Việc cấp nước cần lưu ý: Khu vực Chợ Gạo - Gò Công mức sông quanh năm bị nhiễm mặn, nước ngầm lưu lượng thấp, do đó cần có phương án dẫn nước sông Tiền từ Mỹ Tho theo Quốc lộ 50 về tới Gò Công, tuyến nước thô này cần có đường kính ống ø 800-1.000, lưu lượng nước 900 l/s cung cấp cho vùng Chợ Gạo, Gò Công khoảng 70.000-80.000m3/ngày (kể cả vùng nông thôn).

- Dọc tuyến nước thô này khi đi qua các điểm đô thị có thể lấy nước vào xử lý rồi bơm ra mạng lưới phục vụ cho nước ăn uống, sinh hoạt dân cư.

Điều 2: Tổ chức thực hiện

- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức công bố đồ án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn cho các tổ chức, đơn vị cá nhân biết thực hiện.

- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, Sở kế hoạch đầu tư và Sở xây dựng phải phối hợp giữa các ban ngành huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn theo đúng quy hoạch và pháp luật.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ này ký ban hành.

Điều 4: Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc sở xây dựng, Giám đốc các sở, ngành chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

 

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Chủ tịch

(Đã ký)

Nguyễn Hữu Chí

Từ khóa » Tỉnh Tiền Giang Có Mấy Huyện