Quyết định điều Chỉnh định Nghĩa Ca Bệnh COVID-19 Và Biện Pháp Y ...
Ngày 15/4, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).
Theo đó, ca bệnh COVID-19 nghi ngờ là một trong số các trường hợp sau:
Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).
Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.
Người có yếu tố dịch tễ bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên các phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.
Ca bệnh COVID-19 (F0) xác định là một trong số các trường hợp sau:
Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR
Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19.
Chi tiết nội dung Quyết định tại văn bản đính kèm
Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19.
Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
Chi tiết nội dung Quyết định tại file đính kèm
Admin
Từ khóa » Fo Tiếp Xúc Với Fo
-
F0 Vừa Khỏi Bệnh, đi Làm Vô Tình Tiếp Xúc Với F0 Mới Có Bị ... - Medinet
-
Tiếp Xúc Với F0 Thì Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Nghiên Cứu Mới Chỉ Rõ Vì Sao Nhiều Người Tiếp Xúc Gần Với F0 Mà ...
-
F0 đã Khỏi, Có Tiếp Xúc Gần Với Người F0, Có Bị Nhiễm Lại?
-
Test Khi Tiếp Xúc F0 Hay Chờ Có Triệu Chứng? - Bệnh Viện Quân Y 175
-
Các Bước để Xác định Người Tiếp Xúc Gần Và Cách Ly Tại ... - Covid-19
-
Cách Ly Và Cô Lập Do COVID-19
-
Sau Tiếp Xúc F0, Xét Nghiệm COVID-19 Lúc Nào để Có Kết Quả Chính ...
-
[PDF] Người Có Tiếp Xúc Gần
-
Cuộc Chiến Với COVID – 19: Bình Tĩnh để Chiến Thắng - HCDC
-
Nên Test Nhanh Sau Bao Lâu Khi Tiếp Xúc Với F0 - Khám Chữa Bệnh ...
-
Phần Lớn Các Ca Lây Nhiễm COVID-19 Do Tiếp Xúc Rất Gần, Không đeo ...
-
Liên Quan đến Covid-19 Về Người Tiếp Xúc Gần - 大津市
-
Tại Sao Có Người Liên Tục Tiếp Xúc F0 Nhưng Không Mắc Covid-19?