Quyết định Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Quyết định Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quyết định hành chính là gì?
- Đặc điểm của quyết định hành chính?
- Vai trò của quyết định hành chính
- Ví dụ quyết định hành chính
- Các loại quyết định hành chính
- Phân biệt quyết định hành chính với quyết định khác
Quyền lực Nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật.
Trong quá trình giải quyết các công việc hành chính thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên tục phải ban hành ra các văn bản để hướng dẫn chỉ đạo công tác trên thực tế.
Cho nên “quyết định hành chính” không còn là thuật ngữ quá xa lạ, tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu được Quyết định hành chính là gì? và các quy định của pháp luật liên quan đến quyết định hành chính. Do đó mà bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách giải đáp các thắc mắc này.
Quyết định hành chính là gì?
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Ngoài việc giải đáp thắc mắc về Quyết định hành chính là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách một số nội dung khác liên quan đến Quyết định hành chính.
– Do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quyết định hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó
– Nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước
– Việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
>>>>> Tham khảo: vi phạm hành chính là gì?
Đặc điểm của quyết định hành chính?
Quyết định hành chính cũng là một loại của quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng biệt thì nó còn mang một số đặc điểm chung nhất định như:
– Khác với các loại văn bản thông thường, Quyết định hành chính nói riêng và Quyết định pháp luật nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước.
Do vậy, không phải bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng được quyền ban hành ra Quyết định hành chính, mà chỉ những cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền mới được ban hành ra Quyết định trong một số trường hợp nhất định
Tính quyền lực nhà nước ở trong các Quyết định hành chính nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung trong Quyết định trên thực tế, nếu không chấp hành thì sẽ có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế
– Ngoài việc mang tính quyền lực nhà nước thì Quyết định hành chính còn mang tính chất pháp lý cao.
+ Sự xuất hiện của Quyết định hành chính đã tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, nó có thể đưa ra các biện pháp hoặc chủ trương trong việc quản lý hoạt động hành chính
+ Đồng thời Quyết định hành chính có thể làm xuất hiện quy phạm pháp luật mới, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy phạm pháp luật đã tồn tại trước đó.
+ Việc ban hành Quyết định hành chính có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật
– Quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, là những văn bản dưới Luật. Tức là một Quyết định hành chính được ban hành phải đảm bảo về hình thức, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước đó
– Về chủ thể ban hành Quyết định hành chính khá là đa dạng. Những cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có quyền ban hành các quyết định hành chính tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
– Mục đích và nội dung của Quyết định hành chính rất đa dạng, không riêng về một vấn đề nhất định nào đấy.
Trên thực tế, Quyết định hành chính sẽ có nhiều tên gọi khác như: Nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư…
Còn về nội dung của Quyết định hành chính thì phụ thuộc vào thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức ban hành.
Vai trò của quyết định hành chính
Thứ nhất: Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính.
– Quyết đinh nhằm đưa ra những chủ trường chính sách, những giải pháp lớn về quyền quản lí hành chính đối với cả nước, cả một vùng hay đối với một đơn vị hành chính nhất định.
– Quyết định có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập pháp.
Thứ hai: Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn.
– Các văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính cá biệt thì biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở cho pháp luật được thi hành trong thực tế.
– Các văn bản này nhằm mục đích tạo ra một hành lang pháp lý để các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Thứ ba: Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển xã hội.
– Quyết định hành chính mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định.
– Mặt khác, các biện pháp chế tài của luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục, răn đe người vi phạm không lặp lại vi phạm đó đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra. Chính nhờ đó mà trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Ví dụ quyết định hành chính
Sau đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Quý khách một số về vị về quyết định hành chính trên thực tế hiện nay như:
– Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
– Thông tư liên tịch
– Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về Các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19
– Nghị định 95/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 8 năm 2020 quy định hướng dân thực hiện về đấu thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
– Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
– Thông tư 112/2020/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 29/12/2020 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo dỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phí với dịch Covid- 19.
Các loại quyết định hành chính
Có nhiều cách phân loại quyết định hành chính
– Căn cứ vào tính chất pháp lí và nội dung của quyết định. Theo tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại sau: Quyết định chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm (quyết định lập quy); quyết định hành chính nhà nước cá biệt.
– Căn cứ vào tính chất của mệnh lệnh trong quyết định. Theo tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định cấm đoán; quyết định cho phép; quyết định điều chỉnh sửa đổi.
– Căn cứ vào thẩm quyền ban hành. Theo tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định hành chính của chính phủ; quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ; quyết định hành chính của Bộ và cơ quan ngang bộ; quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp; quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định hành chính liên tịch.
– Căn cứ vào cấp hành chính ban hành. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định hành chính của cấp hành chính trung ương; quyết định hành chính của cấp hành chính địa phương.
– Căn cứ vào lĩnh vực ban hành quyết định. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định hành chính nhà nước về kinh tế; quyết định hành chính nhà nước về giáo dục; quyết định hành chính về y tế;…
– Căn cứ vào thời hạn có hiệu lực của quyết định. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định có hiệu lực lâu dài; quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất định; quyết định có hiệu lực một lần.
– Căn cứ theo thể thức, hình thức thực hiện. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại như: Quyết định hành chính thể hiện dưới dạng văn bản; quyết định hành chính thể hiện dưới dạng lời nói: Được sử dụng để điều hành hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước hoặc để giải quyết những việc khẩn cấp, gấp rút (thiên tai, lũ lụt); quyết định hành chính thể hiện dưới dạng kí hiệu, biển báo, tín hiệu.
Phân biệt quyết định hành chính với quyết định khác
– Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp.
Đây là hai loại quyết định do các chủ thể thuộc hai hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước.
Việc phân biệt hai loại quyết định này trước tiên là căn cứ vào chủ thể ra quyết định: Đối với quyết định hành chính, chủ thể ban hành chủ yếu là các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương (Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân,…); còn đối với quyết định của cơ quan lập pháp thì chủ thể ban hành là Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, hai loại quyết định này còn khác nhau về trình tự, thủ tục ban hành.
– Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp.
Đây là hai loại quyết định do hai hệ thống cơ quan khác nhau ban hành. Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết định của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song rất hạn chế về chủ thể.
Ngoài các quyết định nêu trên, các cơ quan tư pháp còn ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một số quyền quản lí hành chính được pháp luật quy định (ví dụ: quyết định xử lí kỉ luật cán bộ, công chức). Trình tự, thủ tục xây dựng hai loại quyết định này cũng khác nhau. Quyết định của cơ quan tư pháp phải tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật tố tụng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Quyết định hành chính là gì? Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng Phi chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.
Từ khóa » Vi Dụ Về Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính
-
Yêu Cầu Về Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính
-
Phân Tích Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Của Quyết định Hành ... - WIKI LUẬT
-
Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Của Một Quyết định Hành Chính?
-
Yêu Cầu Về Tính Hợp Pháp, Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính
-
Tính Hợp Pháp Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính - Luật Quang Huy
-
Phân Tích Các Yêu Cầu Về Tính Hợp Pháp, Hợp Lí Của Quyết định Hành ...
-
Đề Tài: Tính Hợp Pháp Và Tính Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính, HAY
-
Phân Tích Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Của Quyết định Hành Chính
-
Xem Xét Tính Hợp Pháp Của Quyết định Hành Chính, Hành Vi Hành ...
-
[PDF] Các Yêu Cầu đối Với Quyết định Hành Chính Của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
-
[PDF] Quyết định Hành Chính Nhà Nước - Một Số Vấn đề Lý Luận
-
Tòa án Có Quyền Xem Xét Tính Hợp Pháp Của Các Văn Bản Hành Chính ...
-
Tính Hợp Pháp Và Hợp Lý Trong Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
Một Số Vấn đề Về Tiêu Chí đánh Giá Tính Hợp Pháp Của Quyết định ...