Ra Dịch Nhầy Màu Hồng Khi Mang Thai Tháng Cuối - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Hiện tượng ra máu báo sinh là gì? Máu báo sắp sinh có màu gì?
- Dấu hiệu chuyển dạ sớm khi ra máu báo sắp sinh của mẹ bầu tháng cuối
- Khi nào cần đi bệnh viện khi thấy máu báo sắp sinh?
- Làm sao để giảm đau bụng khi ra máu báo sinh?
- Một số trường hợp ra máu khác trong thai kỳ
- Các câu hỏi thường gặp về máu báo sinh
Mẹ bầu đau bụng lâm râm và ra dịch hồng là một trong những dấu hiệu cho thấy ngày bé yêu sắp chào đời. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể khiến mẹ lo lắng vì không biết chính xác thời điểm chuyển dạ. Để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng máu báo sắp sinh và ra máu báo bao lâu thì sinh?
Xem thêm: Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Dấu hiệu sắp sinh
Hiện tượng ra máu báo sinh là gì? Máu báo sắp sinh có màu gì?
Máu báo sắp sinh là hiện tượng khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở, thường xuất hiện gần thời điểm chuyển dạ, chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
Máu báo sắp sinh là gì?
Máu báo sắp sinh, hay còn gọi là ra máu cá hoặc huyết hồng, là một dấu hiệu sinh lý thường xảy ra ở phụ nữ mang thai trước khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi gần đến ngày sinh, cổ tử cung của phụ nữ bắt bầu mềm dần, co dãn và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Việc này có thể làm cho một số mạch máu nhỏ trong cổ tử cung bị vỡ, gây ra hiện tượng ra huyết hồng thông qua âm đạo. Máu báo sắp sinh không đều và không nhiều, nhưng thường là một dấu hiệu sớm của việc chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.
Máu báo sắp sinh có màu gì? Máu báo sắp sinh có thể có màu hồng nhạt, đỏ, nâu nhạt, nâu sẫm hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ. Nếu huyết hồng ra cùng lúc với nút nhầy cổ tử cung thì máu có thể lẫn với dịch nhầy, còn nếu xuất hiện riêng lẻ thì máu có thể có màu đỏ tươi.
Máu báo sắp sinh có màu gì? (Nguồn: Huggies)
Dịch nhầy tử cung là gì?
Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là gì? Dịch nhầy cổ tử cung hay còn con gọi là nút nhầy, một loại dịch tiết từ các tuyến trong cổ tử cung, bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh sản của phụ nữ. Chất nhầy này giúp ngăn chặn vi khuẩn và các vật lạ xâm nhập vào tử cung, đồng thời nuôi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng gặp trứng, hỗ trợ quá trình thụ thai.
>> Tham khảo thêm:
- Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
Hình ảnh máu báo sắp sinh và nút nhầy cổ tử cung (Nguồn: Huggies)
Ra huyết hồng bao lâu thì sinh?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này vì thời gian chuyển dạ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.
Trong một số trường hợp, máu báo sắp sinh có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ sinh ngay sau khi ra máu chỉ sau vài giờ. Nhưng các trường hợp này khá hiếm và không phổ biến. Thời gian trung bình giữa việc xuất hiện huyết hồng sắp sinh và sinh con là khoảng 1 tuần.
Đây là một trong những biểu hiện bình thường, cho thấy cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh con. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, mẹ cần chú ý đến những thay đổi của cơ thể để sẵn sàng cho quá trình sinh. Việc tâm lý thoải mái, không căng thẳng và ăn uống đầy đủ sẽ giúp mẹ có thể vượt qua quá trình sinh một cách tốt nhất.
Quan sát và chuẩn bị khi xuất hiện máu báo sắp sinh cũng giúp mẹ có thể sắp xếp các công việc và chuẩn bị những vật dụng cần thiết trước khi nhập viện để chờ sinh. Gia đình và người thân nên hỗ trợ mẹ bầu đến bệnh viện để chuẩn bị nhập viện và được bác sĩ kiểm tra trước khi sinh.
>> Tham khảo thêm:
- Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu
Một số mẹ bầu ra huyết hồng và nút nhầy sẽ chuyển dạ và sinh con trong khoảng 1-2 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo thêm:Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự
Dấu hiệu chuyển dạ sớm khi ra máu báo sắp sinh của mẹ bầu tháng cuối
Trong tam cá nguyệt cuối, không phải tất cả các mẹ bầu đều có máu báo sắp sinh. Do đó, nếu không thấy huyết hồng tiết ra thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà có thể quan sát những dấu hiệu sắp sinh khác trong những tuần cuối để chuẩn bị cho ngày dự sinh nhé.
1. Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng
Đau bụng lâm râm từng cơn là dấu hiệu cho thấy thai đã đủ ngày đủ tháng, bé con sẵn sàng chào đời. Tình trạng mẹ bầu bị đau bụng chuyển dạ cuối thai kỳ là do cơn gò chuyển dạ từ cổ tử cung. Do đó, nếu mẹ bầu gặp tình trạng này thì đừng quá lo lắng, vì đây là dấu hiệu thường gặp khi sắp sinh.
Cơn đau bụng sẽ đến càng ngày càng đều đặn từ 4-5 phút lặp lại một lần, một cơn đau sẽ kéo dài khoảng 60s và diễn ra trong vài giờ đồng hồ. Khi nhận thấy các cơn đau có chu kỳ như vậy thì mẹ nên đến bệnh viện ngay.
2. Co thắt
Cơn co thắt là báo hiệu cho cổ tử cung đang được mở ra từ từ. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bị cơn gò cứng bụng và đau dữ dội mỗi 3 phút 1 lần, hoặc trong khoảng 10 phút sẽ gặp co thắt 3 lần. Với dấu hiệu này, chắc chắn cổ tử cung đã sẵn sàng cho việc đứa bé ra ngoài, và trung bình sau 8 đến 16 giờ tiếp theo sẽ sinh con.
>> Tham khảo thêm:Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?
Những dấu hiệu sắp sinh khác trong cuối thai kỳ (Nguồn: Huggies)
3. Vỡ nước ối
Vỡ nước ối hay còn gọi là vỡ màng ối. Dấu hiệu vỡ ối thường diễn ra vào khoảng khi thai 37 tuần trở lên, nước ối sẽ theo âm đạo chảy ra ngoài. Nếu mẹ bầu nào gặp tình trạng vỡ nước ối thì 80% trong vòng 12 tiếng đồng hồ sẽ sinh con.
>> Tham khảo thêm: Rỉ ối có chảy liên tục không? Dấu hiệu và cách nhận biết rỉ ối
4. Đau lưng, sút hông khi mang thai
Trong những ngày chuẩn bị chuyển dạ, nhiều mẹ bầu thường có dấu hiệu đau lưng và sút hông khi mang thai dữ dội. Bên cạnh đó, cũng sẽ nhiều trường hợp, mẹ đau hông và đau lưng khi mang thai nhưng không quá nhiều. Nếu những mẹ bầu nào có cơn đau dữ dội, quá sức chịu đựng của mình thì hãy đến gặp bác sĩ đẻ được giảm đau kịp thời và an toàn.
5. Cảm giác em bé trong bụng tụt xuống hẳn
Thông thường, mẹ sắp sinh sẽ nhận thấy đầu em bé sẽ tụt xuống phần xương chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Việc này sẽ khiến mẹ bị đau khung xương chậu và vùng bụng dưới, khó chịu nhưng đồng thời sẽ giúp mẹ hô hấp dễ dàng hơn.
>> Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả
Nếu mẹ bầu gặp phải đau lưng dữ dội khi ra máu báo chuyển dạ cần sự tư vấn từ bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào cần đi bệnh viện khi thấy máu báo sắp sinh?
Khi gặp máu báo sắp sinh ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể an tâm và chuẩn bị tâm lý cho ngày “vượt cạn”. Tuy nhiên, nếu huyết hồng có một dấu hiệu bất thường sau thì hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra:
- Máu báo sắp sinh ra quá nhiều và kéo dài trong 1-3 giờ.
- Mất máu dẫn đến choáng, ngất, da xanh xao,...
Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như:
- Vỡ tử cung: Một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi.
- Nhau tiền đạo: Khi nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, gây chảy máu nghiêm trọng.
- Nhau bong non: Nhau thai tách ra khỏi tử cung quá sớm, gây chảy máu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Thiếu máu khi mang thai
>> Tham khảo ngay:
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
- Hướng Dẫn Bổ Sung Canxi Cho Mẹ Sau Sinh Đúng Cách
Nếu chị em gặp tình trạng vỡ nước ối thì nên đến khám bác sĩ ngay (Nguồn: Huggies)
Làm sao để giảm đau bụng khi ra máu báo sinh?
Nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới và ra máu báo chuyển dạ nhưng không quá dữ dội, có thể thử những biện pháp sau để giảm bớt cơn đau:
- Tư thế thoải mái: Tư thế nằm nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên các mạch máu lớn, từ đó giảm cảm giác đau.
- Thực hành hít thở sâu và thư giãn: Hít thở sâu, chậm rãi có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm cảm giác lo lắng, từ đó làm dịu cơn đau.
- Tắm nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm có thể giúp cơ thể thư giãn và giảm cơn đau co thắt.
- Massage và bấm huyệt: Massage vùng lưng dưới hoặc bấm huyệt có thể giúp giảm cơn đau. Người chồng hoặc người hỗ trợ có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để giúp sản phụ thư giãn.
- Sử dụng túi chườm ấm: Đặt túi chườm ấm lên vùng bụng hoặc lưng dưới có thể giúp làm dịu cơn đau co thắt.
- Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện các động tác kéo giãn đơn giản có thể giúp giảm bớt cơn đau và làm tăng cường sự tuần hoàn máu.
Nếu bạn gặp phải tình trạng ra máu báo sinh kèm theo đau bụng dưới nghiêm trọng khi bước vào cuối tam cá nguyệt thứ 3, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
>>Xem thêm: Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu
Massage vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp thai phụ bớt lo lắng khi chuyển dạ. (Nguồn: Sưu tầm)
Một số trường hợp ra máu khác trong thai kỳ
Khi đã bước vào giai đoạn bầu 8 tháng, nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ ra máu khác bên cạnh huyết hồng báo sắp sinh. Do đó, mẹ bầu cũng cần cân nhắc và tìm hiểu để không hiểu nhầm, nhận biết tình trạng sức khỏe của mẹ và bé yêu trong giai đoạn mang thai tốt hơn. Việc ra máu trong thời gian mang thai cũng có thể là do:
- Sau khi khám thai
- Sau khi giao hợp, quan hệ tình dục
- Khi vỡ ối
- Khi chuyển dạ và rặn đẻ
Các câu hỏi thường gặp về máu báo sinh
Thai 38 tuần ra máu nhưng không đau bụng có sao không?
Nếu mẹ bầu ra dịch hồng mà không đau bụng khi thai 38 tuần - thai 39 tuần thì có thể là máu báo thai. Máu báo sắp sinh thường là đốm nhỏ hoặc vết máu màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc đỏ hồng nhạt, kèm theo dịch nhầy đặc. Khi ra máu mà không có đau bụng ngay lập tức, không cần quá lo lắng. Có thể thời gian ra máu báo sắp sinh và thời gian chuyển dạ còn cách nhau. Hãy quan sát thêm các dấu hiệu như co thắt tử cung, đau lưng, hoặc vỡ ối. Nếu lo lắng, hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được kiểm tra.
Thai 40 tuần ra dịch màu nâu không đau bụng có nguy hiểm không?
Trong trường hợp mẹ mang thai 40 tuần, ra chất dịch nhầy nâu là do nút nhầy cổ tử cung bị bong ra, là một hiện tượng báo hiệu chuyển dạ đến gần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuyển dạ có thể xảy ra 2-3 ngày hoặc lâu hơn sau khi ra dịch nhầy nâu. Nếu bạn có thêm các dấu hiệu như đau bụng từng cơn, hãy nhập viện để được theo dõi và chăm sóc kịp thời.
Những dấu hiệu sắp sinh trước là gì?
Trước khi sinh, thường xuất hiện một số dấu hiệu rõ ràng từ 1 tuần đến 2 ngày trước khi chuyển dạ. Thai nhi di chuyển vào khung chậu, khiến bụng bầu thấp hơn. Cổ tử cung mỏng và mở rộng để chuẩn bị cho sinh. Mẹ bầu có thể đi tiểu nhiều lần hơn và bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường. Cảm giác chuột rút và đau vùng xương chậu cũng thường xảy ra. Có thể giảm cân nhẹ hoặc ngừng tăng cân, cùng với đau lưng hoặc đau bụng dưới thường xuyên hơn.
Hiện tượng ra máu báo sinh, đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai tháng cuối là một trong những dấu hiệu sắp sinh ở mẹ bầu, nên khi gặp biểu hiện này mẹ đừng quá lo lắng nhé. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái để đón bé con chào đời thôi! Mẹ có thắc mắc gì đừng quên ghé ngay chuyên mục Sinh convà Chăm sóc trẻ sơ sinh của Huggies nhé!
>>Tham khảo thêm:
- Bí Quyết Chăm Sóc Vết Mổ Sau Sinh Nhanh Lành, Không Để Lại Sẹo
- Sinh con thành công sau thai lưu: Kinh nghiệm mang thai
>>Nguồn tham khảo:
- Excessive Uterine Bleeding at Delivery - MSD Manuals
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
Từ khóa » Nôn Ra Dịch Màu Hồng
-
Tại Sao Bạn Nôn Ra Máu? | Vinmec
-
Nôn Ra Chất Giống Bã Cà Phê Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Buồn Nôn Ra Máu Tiềm ẩn Bệnh Gì? Cảnh Báo Bạn Chớ Nên Xem ...
-
Nguyên Nhân Nôn Ra Máu: Biết để Chữa Kịp Thời! - Hello Bacsi
-
Ra Khí Hư Màu Hồng Nhạt Là Bênh Gì ? Nguyên Nhân Do đâu
-
Ý Nghĩa Màu Sắc Của Nôn, Mữa Hoặc Ói Bạn Nên Biết - BuocDieuKy
-
Nghén Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe Của Mẹ Và Bé Không?
-
Ra Khí Hư Màu Hồng Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nôn Ra Máu - Tuổi Trẻ Online
-
Tổng Quan Về Chảy Máu đường Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Xử Trí Tình Huống Nôn Ra Máu
-
Nếu Có Những Dấu Hiệu Này, Coi Chừng Xuất Huyết Dạ Dày Nguy Hiểm ...
-
Triệu Chứng Nôn Ra Máu Là Biểu Hiện Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?